Đặng Thị Ngọc Hiền

Làm gì khi bị phơi nhiễm HIV?

Đăng 8 năm trước

Phơi nhiễm HIV là tình trạng cơ thể, vết thương, niêm mạc tiếp xúc với máu, dịch của người bệnh và có khả năng lây nhiễm HIV cao.

HIV là một trong những căn bệnh thế kỷ mà con người luôn e dè, lo sợ. Tuy nhiên, không phải chỉ khi sử dụng ma túy, dùng kim tiêm có nhiễm HIV thì mới bị lây bệnh, trong một số trường hợp như bị đe dọa, bị máu người nhiễm HIV văng lên cơ thể thì khả năng phơi nhiễm HIV là khó tránh khỏi. Vậy làm gì khi bị phơi nhiễm HIV?

Phơi nhiễm HIV là gì?

virus HIV

VIrus HIV

Phơi nhiễm HIV hiểu ngắn gọn là trường hợp niêm mạc hay da của người không bị bệnh với máu, dịch, mô từ cơ thể người bệnh dẫn đến nguy cơ có thể bị lây nhiễm HIV.

Làm gì khi bị phơi nhiễm HIV?

rửa vết thương bằng dung dịch xà phòng


Xử lý vết thương tại chỗ trước khi đến cơ sở y tế

Nếu lỡ tiếp xúc với người nhiễm HIV, đặc biệt là vùng có tổn thương bạn nên:

  • Rửa vết thương dưới vòi nước, để máu chảy ra một thời gian rồi mới cầm máu, rửa kỹ bằng xà phòng, sát trùng thật kỹ bằng cách dung dịch diệt khuẩn như Dakin, Javen 1/10 hoặc cồn y tế ít nhất trong vòng 5 phút.
  • Nếu phơi nhiễm qua niêm mạc mắt thì dùng dung dịch NaCl (nước muối) hoặc nước cất rửa trong khoảng 5 phút.
  • Phơi nhiêm qua mũi, miệng: rửa với nước muối hoặc nước chất, ngậm và xúc miệng trong thời gian 5 phút.

Đánh giá mức khả năng lây nhiễm:

  • Nếu máu, dịch của người nhiễm bắn vào vùng da lành, không trầy xước thì khả năng phơi nhiễm rất thấp và hầu như không có nguy cơ lây nhiễm
  • Nếu vùng da trầy xước nhẹ, không chảy máu, viêm mạc không lở loét thì khả năng phơi nhiễm không cao.
  • Trường hợp trầy sâu, bị tổn thương nhiều, viêm loét thì khả năng phơi nhiễm cao

Sử dụng thuốc kháng HIV (ARV) để điều trị khi bị phơi nhiễm:

uống thuốc đúng giờ


Dùng thuốc đúng giờ, không được tự ý ngưng thuốc để tránh lây nhiễm

  • Nên điều trị bằng ARV sớm từ 2-6 tiếng sau khi phơi nhiễm và không nên điều trị muộn sau 72 tiếng, vì vậy cần đến cơ sở y tế ngay khi tiếp xúc và đã xử lý tại chỗ vết nhiễm. Thời gian điều trị kéo dài trong 4 tuần và theo sự chỉ dẫn cặn kẽ của bác sĩ. Nếu sau 72 tiếng mà không sử dụng ARV thì không thể điều trị, phải xét nghiệm, nếu nhiễm HIV thì phải xử lý theo người đã bị nhiễm còn không bị nhiễm HIV thì được điều trị theo quy trình chống phơi nhiễm.
  • Khi trong quá trình điều trị phải uống thuốc đúng giờ, không được tự ý ngưng thuốc, nếu có dấu hiệu lạ phải đến ngay gặp bác sỹ đồng thời có biện pháp để tránh lây bệnh cho người khác dù cho kết quả xét nghiệm ban đầu là âm tính.

Với một số thông tin trên, mong các bạn sẽ có cách xử lý đúng nếu chẳng may rơi vào các trường hợp không mong muốn và bảo vệ sức khỏe của mình tốt hơn.

Chủ đề chính: #phơi_nhiễm_HIV

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn