Bánh Bèo

Làm thế nào để biết đã đến lúc cần thay đổi công việc? Câu trả lời nằm ở những bước sau

Đăng 5 năm trước

Đã bao giờ bạn tự hỏi làm thế nào để biết được đã đến lúc bạn cần thay đổi công việc hoặc nghề nghiệp hiện tại? Đã đến lúc thức tỉnh và quyết định số mệnh của mình.

Nếu vẫn còn đang loay hoay lưỡng lự giữa ngã ba đường, không biết có nên thay đổi công việc, nghề nghiệp hiện tại hay không thì hãy tham khảo các bước sau, chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn đấy :)

Bạn có đang gặp thách thức trong công việc? Bạn có thấy hối tiếc với lựa chọn nghề nghiệp của mình? Bạn có đang cảm thấy hạnh phúc chứ? Nếu việc trả lời những câu hỏi này đều dẫn đến những cảm xúc tiêu cực, đã đến lúc cần xác định những bước cần làm tiếp theo.

Nhiều người vẫn chấp nhận làm công việc không còn đem đến sự hài lòng cho họ nữa. Hầu hết sẽ nói rằng: "tôi vẫn đang sống đây", nếu một đồng nghiệp hỏi họ công việc dạo này thế nào. 

Việc chấp nhận làm công việc hiện tại chỉ để chi trả sinh hoạt phí và duy trì cuộc sống là một sự trì trệ. Bạn có thể tự tin định hướng lại con đường sự nghiệp của mình bằng cách kiểm soát những quyết định tương lai. Sau tất cả, bạn xứng đáng có một cuộc sống hạnh phúc và cân bằng được cả công việc và cuộc sống riêng. Hãy tìm hiểu lý do vì sao bạn cần thay đổi công việc và làm cách nào để làm được điều đó cho cuộc sống thăng hoa hơn.

Những dấu hiệu cho thấy bạn cần thay đổi nghề nghiệp

Những thách thức của việc không hài lòng trong công việc có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần bạn. Vì thế mà tinh thần của bạn có thể dẫn đến các tiền triệu chứng của căng thẳng thần kinh, lão hóa, tăng cân và các vấn đề sức khỏe khác. Bạn xứng đáng với một công việc có thể thỏa mãn ước vọng có được hạnh phúc thật sự. Sau đây là những yếu tố xác định đã đến lúc bạn cần thay đổi nghề nghiệp. 

Những dấu hiệu thể chất 

Bạn có bị lão hóa kể từ khi bạn bắt đầu công việc? Bạn có đang lo âu không? Bạn có gặp chấn thương nào liên quan đến công việc không?  

Thật là tuyệt khi nhận được lương thưởng, nhưng bạn xứng đáng được làm việc trong một môi trường đem đến những điều tốt nhất cho bạn. Nếu môi trường làm việc nhiều rủi ro, hãy nói với sếp bạn về các lựa chọn khác thay thế. 

Đối với trường hợp các đồng nghiệp hay sếp lợi dụng sự tốt bụng của bạn, cảm giác lo lắng sợ mất việc vì môi trường căng thẳng làm việc căng thẳng cao độ có thể không thích hợp với bạn. 

Những dấu hiệu về tinh thần 

Theo tổ chức Mental Health America, cứ 5 người Mỹ lại có 1 người mắc các vấn đề về sức khỏe tâm lý. Hầu hết trường hợp đều liên quan đến sự căng thẳng.  

Trước đây tôi đã làm việc trong một môi trường nơi mà sự quấy rối được chấp nhận. Tôi đã phải luôn dè chừng để tránh xung đột với các đồng nghiệp. Bạn bè tôi bắt đầu nhận ra sự khác biệt rằng tôi dường như cư xử không giống tôi bình thường. Đó là lúc tôi nhận ra việc chuyển sang làm việc tự do quả là một quyết định đúng đắn.  

Sau đây là những dấu hiệu tâm lý của việc không hạnh phúc ở nơi làm việc: 

  • Sự căng cơ ở cổ 
  • Khó ngủ 
  • Không thể tập trung 
  • Lo lắng cao độ 
  • Trầm cảm

Nếu bạn bắt đầu cảm thấy lòng tự trọng của bạn bị suy giảm, đó là lúc cân nhắc liệu làm việc trong một ngành nghề áp lực cao có phù hợp với bạn hay không. Sự thật là nguồn năng lượng tiêu cực này sẽ lây truyền sang những người khác quanh bạn như bạn bè và gia đình.

Vì sao việc thay đổi nghề nghiệp tốt cho bạn

 Tôi có một người bạn làm việc trong ngành y. Cô ấy đã từng làm y tá làm việc trực tiếp với bệnh nhân tại một trong những bệnh viện hàng đầu của khu vực. Sau 5 năm, cô bắt đầu che giấu những vấn đề với các bệnh nhân ngay chính tại nơi khiến cô cảm thấy chán nản sau những giờ làm việc. Điều đó đã tác động xấu đến mối quan hệ giữa cô và gia đình và cô đã gần như đánh mất chính mình.

Một ngày nọ, cô quyết định thức tỉnh và nắm lấy vận mệnh của mình. Cô bắt đầu nộp đơn tìm các công việc liên quan đến ngành y tại văn phòng. Tuy rằng việc làm việc với tư liệu của bệnh nhân không phải là nghề nghiệp lý tưởng dựa trên những điều xã hội mong đợi với người làm nghề y, nhưng cô lại bắt đầu cảm thấy hạnh phúc hơn.

Đó là một ví dụ điển hình của một người bị ảnh hưởng tiêu cực bởi những vấn đề trong công việc, nay vẫn làm cùng ngành cũ nhưng đã đổi sang một công việc khác.

Việc đổi nghề có thể thỏa mãn ước vọng cả đời, gia tăng lòng tự trọng hoặc khôi phục sự hào hứng với công việc của một người.

Bạn sẽ biết việc đổi nghề có thể là quyết định đúng đắn nếu bạn đang trải qua một trong những điều sau đây:

  • Làm việc trong một môi trường tiêu cực: Đừng chán nản. Một nơi làm việc tiêu cực có thể thay đổi được bằng cách làm cho một tổ chức mới khác.
  • Làm việc với một vị sếp khó tính: Những thách thức trong công việc với một vị sếp khó tính có thể gây căng thẳng. Điều cần thiết ở đây là sự giao tiếp. Bạn có thể trao đổi vấn đề trực tiếp với một quản lý chuyên nghiệp và biết tôn trọng người khác.
  • Cảm thấy những điều bạn làm không còn ý nghĩa: Hầu hết mọi người duy trì công việc hiện tại và cuộc sống ổn định bởi vì họ sợ sự thất bại hoặc những điều họ không biết. Việc vươn lên để thành công thường đến từ việc chọn làm công việc tẻ nhạt hay bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân. Nếu bạn sợ ý tưởng phải thực hiện những điều mới, hãy nhớ rằng cuộc đời này ngắn lắm. Việc sống tầm thường sẽ chỉ tiếp tục khiến bạn cảm thấy như thể cuộc đời đang lướt qua bạn mà thôi.

Những sai lầm phổ biến khi quyết định thay đổi nghề nghiệp

Hầu hết mọi người cảm thấy họ cần đổi việc đều chán nản vì tình trạng công việc của mình. Vậy tình trạng của bạn là gì? 

  • Mong muốn được tăng lương: Việc mong muốn có được thu nhập cao hơn có thể làm ai đó tin rằng họ đang chọn nhầm nghề. Vấn đề ở đây là nhiều tiền hơn đồng nghĩa yêu cầu nhiều thời gian hơn cho công việc hoặc phải kiêm vài chức vụ khác nhau cùng một lúc. Lúc này, việc theo đuổi một chức vụ thu nhập cao có thể hoàn toàn đối nghịch với điều bạn mong đợi. Điều này xảy ra khi một đồng nghiệp rời khỏi công ty để làm một công việc mới và quay trở lại vài năm sau đó.
  • Quyết định chóng vánh sau một đêm: Hãy đối mặt với điều này. Chúng ta thường đưa ra những quyết định sau một đêm khi bị áp lực hoặc thất vọng vì công việc. Vấn đề với quyết định chóng vánh này là ở chỗ những điểm tích cực và tiêu cực sẽ không được nhìn nhận kỹ càng.
  • Bị từ chối thăng chức: Tôi đã từng nghe những câu chuyện về những quản lý nộp đơn cho một vị trí có thời hạn 5 năm liền. Vâng, điều đó nghe có vẻ là một quá trình dài, nhưng có những lúc, việc thăng tiến yêu cầu thời gian. Tránh đổi việc chỉ vì bạn không nhận được sự đề bạt ở hiện tại.
  • Cảm thấy chán việc: Hãy nghĩ thật kỹ về điều này. Nếu bạn làm một công việc lặp đi lặp lại, việc cảm thấy chán là chuyện bình thường. Bạn có thể thêm một chút màu sắc bằng cách thay đổi diện mạo của bàn làm việc, xã giao với các đồng nghiệp mới ở các phòng ban khác, tham gia vào ban lãnh đạo ở nơi làm hoặc đi làm với tâm trạng hăng hái. Đôi khi, tất cả những điều bạn cần là biến các công việc thành những tình huống hài hước.

Việc đổi nghề có thể mất thời gian: mạng lưới quan hệ, bằng cấp và quá trình tìm việc có thể là cả một cuộc hành trình. Sau đây là những việc cần cân nhắc trước khi đưa ra quyết định cuối cùng:

  • Bạn đã làm việc này trong khoảng thời gian bao lâu rồi?
  • Vấn đề trong công việc của bạn là gì? Bạn có đang làm việc tốt với nhóm của mình không?
  • Bạn có nhận được sự công nhận không?
  • Bạn có đang cân nhắc làm việc trong một phòng ban mới không?

Sở dĩ việc suy ngẫm về tình trạng công việc hiện tại quan trọng là vì một số người quyết định đổi nghề vì những lý do nhỏ nhặt không đáng. Những yếu tố có khả năng thay đổi nếu người ta làm việc trong những phòng ban khác hoặc tổ chức mới. 

Bây giờ bạn đã có cơ hội nhìn nhận lại tình trạng công việc của mình. Nếu những điều này vẫn không giúp ích được gì, hãy đến bước tiếp theo sau nhé.

Làm thế nào để thay đổi nghề nghiệp thành công ( Thực hiện theo từng bước một)

Mấu chốt căn bản để thành công là thực hiện việc chuyển đổi công việc từng bước một để tránh đưa ra quyết định sai lầm.

1. Viết kế hoạch nghề nghiệp

Một kế hoạch nghề nghiệp có thời hạn cho các bước hành động bao gồm: tham gia những khóa học mới, học một ngoại ngữ mới, mở rộng mạng lưới xã hội hoặc cải thiện các vấn đề ở chỗ làm. Bản kế hoạch nghề nghiệp nên luôn được mang theo bên mình vì nó sẽ thúc đẩy bạn duy trì việc theo đuổi vai trò này.

2. Cân nhắc các lựa chọn

Nếu bạn có bằng Kế toán, hãy viết ra năm vị trí bạn thấy thú vị trong ngành này. Tin tốt là các chứng chỉ và bằng cấp có thể được dùng ở nhiều vị trí khác nhau. Bạn không cần phải dính lấy những công việc hàng đầu mà xã hội đề ra, sau tất cả, việc chọn đúng nơi khiến bạn hạnh phúc mới là điều vô giá.

3. Thực tế về những ưu điểm và khuyết điểm

Đây là thời điểm để thành thật về điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và rủi ro sẽ ảnh hưởng đến vị trí hiện tại.

Phân tích SWOT (*)  về nghề nghiệp có thể bao gồm:

  • Các yếu tố kinh tế
  • Cạnh tranh trực tiếp: nghề này đang có nhu cầu cao không?
  • Vị trí: Bạn có cần phải chuyển chỗ không? Nếu mục tiêu là làm việc trong ngành công nghệ nhưng lại sống ở thôn quê thì không thực tế lắm, hãy cân nhắc chuyển đến các thành phố lớn
  • Thành tựu: Để nổi bật giữa những đối thủ cạnh tranh thì các giải thưởng, việc tham gia các phòng ban, công việc tự do hoặc tình nguyện là công thức để thành công
  • Giáo dục: Bạn có cần trở lại trường học không? Việc học có thể đắt đỏ, tuy nhiên các khóa học trực tuyến, hội thảo online hoặc tự học là một lựa chọn không tồi.

Một bản thiết kế nghề nghiệp là bước đầu tiên để tạo ra những mục tiêu hiện thực. Một người không có mục tiêu sẽ bị thất vọng vì không có định hướng rõ ràng cho những điều cần làm tiếp theo.

4. Tìm kiếm một cố vấn

Một cố vấn làm việc trong một vị trí bạn mơ ước có thể chia sẻ những thuận lợi và khó khăn trong ngành. Đây là một số những câu hỏi bạn có thể hỏi cố vấn của mình: 

  • Ngành này cần yêu cầu gì để thành công?
  • Những chứng chỉ cần thiết hay kiến thức nào cần mở rộng thêm?
  • Thách thức của nghề là gì?
  • Khả năng thăng tiến của nghề này thế nào?

Một buổi nói chuyện tại quán cafe cùng cố vấn có thể thay đổi suy nghĩ của bạn về mong muốn thay đổi nghề nghiệp.

5. Nghiên cứu mức lương

Một số người quyết định đổi việc sang vị trí mà phải chi trả thấp hơn hoặc có những phúc lợi như trợ cấp để tạo nên sự khác biệt so với trước đây với mức lương tiềm năng. 

Việc này có thể cho bạn biết những thành phố nào trên cả nước sẵn sàng chi trả mức lương cao hơn cho những ai có hứng thú trong việc thay đổi nơi ở vì công việc.

6. Hãy thực tế

Nếu mục tiêu của bạn muốn lên đến vị trí ban quản trị, đây là thời gian để thành thật về vị trí trong công việc của bạn. 

Ví dụ, nếu các cuộc họp, những buổi thảo luận cấp cao về tài chính hoặc việc tham gia các sự kiện xã hội hàng tuần khiến bạn nhàm chán, vị trí quản trị có thể không dành cho bạn. Nếu bạn là một người hướng nội và việc làm việc với mọi người hàng ngày gây căng thẳng cho bạn, bạn cần phải cân nhắc lại có nên làm công việc liên quan đến bán hàng không.

Tự hỏi bản thân liệu bạn có thể làm việc tại vị trí này trong 5 năm tới không. Nếu những lợi ích khác và vị trí này hấp dẫn, thì vị trí thích hợp sẽ khiến bạn hạnh phúc.

7. Hãy làm tình nguyện viên trước

Một người muốn trở thành quản lý nên xung phong nắm lấy những cơ hội để trải nghiệm vị trí thực tế.

Trở thành một thành viên trong ủy ban để theo đuổi cơ hội có thể mô phỏng việc lãnh đạo, duy trì ngân sách hoặc nói chuyện trước đám đông.

Tình nguyện ở vị trí đó cho đến khi bạn chắc chắn rằng đó là cơ hội thích hợp cho bạn.

8. Mài dũa công cụ nghề nghiệp của bạn

Tôi khuyến khích nên hỏi sếp, đồng nghiệp hoặc cố vấn về các kỹ năng nghề nghiệp. Nếu bạn thích sự giúp đỡ chuyên nghiệp hơn, bạn có thể tìm kiếm các bài viết tư vấn. Sau đây là những việc cần cân nhắc để chuẩn bị cho công cụ nghề nghiệp:

  • Tìm kiếm trực tuyến: Tìm kiếm trực tuyến tên bạn để xem những thông tin nào được hiển thị. Tôi khuyến nghị nên tìm kiếm những hình ảnh trên Facebook, Twitter, Snapchat hoặc những website khác trên tài khoản cá nhân. Chắc hẳn bạn không muốn biết rằng việc tìm việc không thành công là do những nội dung không chuyên nghiệp mà bạn đã đăng tải.
  • Sẵn sàng cho Linkedln: Các nhà tuyển dụng sử dụng Linkedln để xem xét liệu lịch sử công việc có trùng khớp trên CV không. Nhớ thay đổi cách viết trên Linkedln từ CV, hoặc bạn sẽ bị cho là không cố gắng trong việc thiết lập hồ sơ cá nhân.
  • Portfolio: Portfolio công việc được khuyến khích với những người hoạt động trong ngành nghệ thuật, viết lách, thiết kế đồ họa và những lịch vực khác. Tôi khuyến nghị nên làm một Portfolio online và một bản cứng khi tham gia phỏng vấn hoặc các sự kiện gặp mặt trực tuyến.

Những suy ngẫm cuối cùng

Cần có thời gian để chuyển đổi sang một nghề nghiệp mới. Hãy chú ý vào những dấu hiệu thể chất và tinh thần của bạn để giữ gìn sức khỏe nhé. Bạn xứng đáng làm việc trong hạnh phúc và về nhà mà không bị lo âu hay căng thẳng. Nếu bạn tránh những lỗi chung mà mọi người hay mắc phải, bạn sẽ khám phá ra vị trí thích hợp nhất với những kỹ năng của bạn. 

Thành thục những bước này và thay đổi nghề nghiệp dưới sự kiểm soát của bạn để đưa ra những quyết định tốt nhất cho tương lai nhé. 


Nguồn: thedailydoseregular.blogspot.com

Chủ đề chính: #thay_đổi_công_việc

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn