Dinh Thanh Thuy Một cô gái tự lập, thích sự tự do và luôn suy nghĩ nghiêm túc về tương lai

LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIAO TIẾP TỐT HƠN?

Đăng 5 năm trước

Không ít bạn trẻ ngày này gặp rất nhiều trở ngại trong việc giao tiếp. Trong lúc đi phỏng vấn, đi gặp khách hàng, thương lượng với đối tác, hay đơn giản là những buổi thuyết trình ý tưởng, những cuộc trao đổi hàng ngày ngày mà ắt hẳn trong chúng ta đều ít nhất một lần cảm thấy việc giao tiếp thật sự quá khó khăn.

Bạn đã bao đi tham gia một buổi phỏng vấn chỉ có một mình bạn– nhân viên tuyển dụng – và một “nhân vật huyền bí” trong phòng ban mà bạn đang ứng tuyển đến và phỏng vấn "face to face" cùng bạn. Ắt hẳn sự linh hoạt trong những cuộc trò chuyện hằng ngày của bạn sẽ biến mất ngay lập tức. Tôi chắc chắn rằng lúc đó sẽ có nhiều suy nghĩ hiện lên trong đầu bạn khiến bạn không thể hoàn toàn tập trung vào buổi phỏng vấn ấy. Và rồi, kết quả không như bạn mong muốn. 

Dưới đây là một vài mẹo nhỏ và hi vọng chúng sẽ hữu ích đối với bạn, giúp bạn cải thiện nhiều hơn trong từng hoàn cảnh giao tiếp khác nhau

Đối tượng giao tiếp của bạn là ai? 

Việc tìm hiểu đối phương chính là cách giúp bạn lựa chọn được bối cảnh và cách nói chuyện sao cho phù hợp nhất. Khi bạn biết người đối diện là ai, nghề nghiệp, sở thích, tính cách của họ thì bạn sẽ dễ dàng để nắm bắt được “nhịp điệu” trong cuộc đối thoại đó. Có thể đó là đối tác trong công việc, bạn sẽ biết cách giao tiếp như thế nào để có được một hợp đồng, một sự đồng thuận từ 2 phía. Hoặc đó có thể là đại diện doanh nghiệp phỏng vấn tuyển dụng, thì bạn cũng sẽ biết cách thuyết phục họ tuyển dụng vào làm ở công ty. 

Việc xác định đúng đối tượng giao tiếp sẽ giúp bạn lựa chọn ngôn ngữ phù hợp để đối thoại với họ. Đơn giản khi bạn một người tiêu dùng là khách hàng tiềm năng của công ty để khảo sát sự hài lòng của họ đối với mẫu sản phẩm mới của doanh nghiệp, bạn không thể sử dụng những ngôn ngữ mà người các Marketer (người làm Marketing) trao đổi với nhau được đúng không nào?

Phản hồi

Một cuộc giao tiếp 2 chiều luôn luôn sẽ dễ dàng giúp cho bạn không bị đi vào ngõ cụt của việc duy trì đối thoại. Nếu chỉ có một bên nói mà bên còn lại không có bất cứ sự phản hồi nào thì cuộc trò chuyện ấy cũng sẽ nhanh chóng kết thúc. Việc bạn phản hồi lại với đối phương ngoài việc giúp chobạn có thể có một buổi nói chuyện, thương lượng hay trao đổi thông tin thành công mà nó còn là điểm mấu chốt thể hiện sự tôn trọng tối thiểu dành cho người đối diện. Họ sẽ cảm thấy mình được tôn trọng và muốn nói chuyện với bạn nhiềuhơn nữa. Vì vậy không chỉ lắng nghe người khác nói, mà bạn hãy phản hồi lại với họ từ những thông tin bạn nhận được . Có như vậy, giữa bạn và họ sẽ luôn có những câu hỏi để cùng nhau giải đáp thay vì chỉ “Ồ vậy à” như cách mà nhiều bạn trẻ ngày nay hay dùng trong giao tiếp. 

Hãy bỏ qua những suy nghĩ không liên quan đến buổi phỏng vấn và tập trung vào những gì người đối diện nói và cho họ một phản hồi để họ biết rằng, bạn có tiếp nhận thông tin mà họ đang truyền tải.

Hãy tự tin 

Ở bất cứ hoàn cảnh nào, thì sự tự tin chính là bước đệm cho bạn có đủ sức mạnh để đối mặt với nhiều vấn đề trong cuộc sống. Sự tự tin không phải bẩm sinh mà có, bạn phải tự rèn luyện cho bản thân mình và dám thách thức bản thân mình.Khi bạn đối thoại với một hay nhiều người, dù là thân thiết hay mới gặp lần đầu, bạn hãy tự tin nói chuyện với họ. Bạn đừng lo lắng bạn thua kém người đối diện, bạn đừng lo sợ rằng mình có nói điều gì đó ngu ngốc không. Mà bạn hãy tự tin tin giao tiếp với họ. Bạn có thể trang bị cho mình những thông tin cần thiết trước khi bắt đầu một buổi đàm phán với khách hàng hoặc mộtcuộc họp thường niên của công ty. Có thêm nhiều thông tin, có thêm nhiều vốn hiểu biết không những giúp bạn tự tin hơn khi nắm được phần thắng trong tay, mà nó cũng sẽ giúp bạn duy trì một mối quan hệ tốt đẹp hơn. 

 Đừng bao giờ nghĩ mình thua kém người khác. Chính những suynghĩ tiêu cực sẽ “giết chết” bạn từng ngày.

Hãy lắng nghe người khác nói! 

Một cuộc nói chuyện cơ bản luôn luôn tồn tại 2 phía song song: Đó là có người nói và người nghe. Có thể bạn không để ý đến những việc biết lắng nghe người khác cũng là một mẹo nhỏ giúp cho cuộc trò chuyện của bạn trở nên thú vị hơn. Bạn hãy hướng sự tập trung củabạn vào những điều mà người đối diện đang nói hơn là “lơ đãng” trong chính cuộc nói chuyện của mình. Đa phần ở mỗi cuộc trò chuyện, bạn luôn lo lắng không biết người đối diện nghĩ về mình như thế nào? Không biết hôm nay trang phục như vậy đã ổn chưa hay luôn để tâm vào những việc không nằm trong cuộc trò chuyện đó. Chính vì vậy việc lắng nghe, tập trung vào câu chuyện của người đối diện cũng là một cách để bạn kéo dài câu chuyện, suy nghĩ về những gì đối phương đang nói và giúp cho cuộc trò chuyện đó vừa có thể trở nên thú vị, vừa giúp bạn duy trì một mối quan hệ tốt.  


Cuộc sống luôn đầy rẫy lo âu và toan tính thường ngày. Giữ được một mối quan hệ tốt không chỉ thể hiện qua những sự giúp đỡ chân thành mà còn dựa trên những việc nhỏ nhặt từ trong cuộc sống. Từ những cuộc trò chuyện bình thường giữa những người thân yêu đến những cuộc trò chuyện giữa những người chúng ta chưa hề quen biết. Vậy nên, hãy biết nắm bắt, khéo léo duy trì và phát triển chúng một cách hoàn thiện nhất.

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn