Nguyễn Giang "SỐNG"

Làm thế nào để khắc phục nỗi sợ đến trường cho cả người lớn và trẻ nhỏ?

Đăng 4 năm trước

Nỗi sợ đến trường không chỉ xuất hiện ở trẻ nhỏ, mà còn ảnh hưởng đến các bậc phụ huynh. Bài chia sẻ dưới đây của tiến sĩ Bobby Hoffman sẽ phần nào giúp các bậc cha mẹ tìm ra giải pháp giúp đỡ cho con cái cũng như chính bản thân mình.

Đối với nhiều bậc cha mẹ và các học sinh, ngày trở lại trường là khoảng thời gian tuyệt vời nhất trong năm. Họ tận hưởng cảm giác thức dậy lúc 6 giờ sáng, thưởng thức bữa ăn trưa, và làm bài tập đều đều chờ đến ngày tựu trường vì họ háo hức trước một khởi đầu mới, hào hứng với cơ hội được học thêm những điều thú vị và mong chờ được gặp lại bạn cũ và làm quen với bạn mới. Tuy nhiên, không phải mọi người đều như nhau. Đối với một số phụ huynh và học sinh, khởi đầu một năm học mới có thể là khởi đầu một sự căng thẳng không gì có thể so sánh được vì đó chính là nơi bắt nguồn cho những lo lắng, sự thất vọng thậm chí là nỗi sợ. 

Bước đầu tiên của việc chữa lành những căng thẳng hàn lâm và những cảm xúc không thể tránh khỏi của sự nhàm chán, sự lãnh đạm, tức giận hoặc khó chịu là ý thức được đâu là nguyên nhân gây ra sự lo lắng. Thật không may, người ta thường khá tệ trong việc xác định chính xác động cơ thật sự của mình và khó có thể giải thích vì sao họ muốn tránh né môi trường đó. Nếu bạn nghe những lời phàn nàn từ con trẻ như “trường học thì ngu ngốc”, “chúng ta chẳng bao giờ học được gì cả”, hay “giáo viên không thích con” thì có khả năng những lời nhận xét đó có thể là rào cản do con trẻ đưa ra để cách ly về mặt tâm lý cho chúng trước những thứ chúng cho rằng có thể xảy ra khi năm học bắt đầu. Vì thế, là một bậc phụ huynh, chúng ta nên lưu ý 5 bước dưới đây để bạn và con bạn có thể tránh những cảm giác tiêu cực khi năm học bắt đầu (và cả trong chín tháng căng thẳng và phải đấu tranh với bọn trẻ).

1. Lên kế hoạch cho mùa hè

Một trong những đặc điểm thú vị của kỳ nghỉ hè chính là sự yên bình. Đồng hồ báo thức thì tắt, các bậc cha mẹ thì mơ về chuyến đi nghỉ, và những ý nghĩ về deadline thì ở một nơi xa xôi nào đó. Những cơn nắng nóng tháng Tám chỉ góp một phần nhỏ vào việc khuyến khích nghỉ ngơi, và chính trạng thái tinh thần mới là thứ làm nên sự khác biệt hoàn toàn so với tâm trí luôn nghĩ tới những gì cần thiết cho thành công trong năm học. Tuy nhiên, một trong những khía cạnh quan trọng nhất cho thành công của cả phụ huynh và học sinh là việc xây dựng thói quen hàng ngày trong kỳ nghỉ.  Nghiên cứu chỉ ra rằng những học sinh có sự chuẩn bị trước cho những thử thách ở trường học sẽ có nhiều cảm xúc tích cực hơn về trường lớp và những sự thể hiện mang tính học thuật ở đó (Struthers, Perry, & Menec, 2000). Bạn cần tạo thói quen thay thế bằng cách lên kế hoạch cho các hoạt động giải trí, tạo cơ hội cho trẻ ghi lại những điểm nổi bật trong kỳ nghỉ hè, hoặc lập danh sách những việc cần làm. Những kỹ thuật này giúp thúc đẩy tư duy có cấu trúc và nhất quán, và chính tư duy này sẽ dễ dàng chuyển đổi thành những cơ chế nghiêm ngặt khi bắt đầu năm học.

2. Đưa ra những kỳ vọng hợp lý

Một trong những nguyên nhân lớn nhất dẫn đến căng thẳng ở lứa tuổi học sinh là vì không có khả năng nhận thức để đáp ứng những kỳ vọng của cha mẹ và thầy cô (Englund, Luckner, Whaley, & Egeland, 2004). Khi con trẻ (hoặc người lớn) tin rằng chúng thiếu sự thông minh để có thể thành công, chúng thường thể hiện sự nỗ lực ít hơn và trở nên phản kháng trước những thử thách trong học tập. Đưa ra những hỗ trợ và khuyến khích hứng thú học tập là những việc quan trọng mà các bậc phụ huynh nên làm. Trái lại, việc đặt ra những mục tiêu không tưởng như đạt điểm A hoặc điểm tuyệt đối trong tất cả các môn học có thể gây tác dụng ngược. Các học sinh thường lầm tưởng rằng để chúng có thể nắm hết toàn bộ kiến thức chỉ cần một khoảng thời gian ngắn. Cha mẹ nên là người nhắc nhở rằng việc học một điều gì đó mới mẻ luôn cần thời gian và nỗ lực, và điều này sẽ giúp giảm đi căng thẳng trong học tập. Con trẻ cần tin chắc rằng việc cho phép bản thân học tập và thất bại là điều bình thường và chúng nên được khen ngợi khi can đảm thừa nhận những điều mà chúng không biết. 

3. Tránh so sánh con trẻ với các học sinh khác

Một trong những nguyên nhân khiến các trẻ em khiếp sợ khi quay lại trường học là bởi vì chúng cảm thấy thấp kém khi so sánh bản thân với những bạn cùng trang lứa. Việc so sánh sẽ ảnh hưởng đến những giới hạn cho mục tiêu và hành vi của chúng ta. Thông thường con trẻ sẽ tự so sánh mình với những bạn cùng lớp thông minh hoặc được nhiều người biết đến hơn, và tự cảm thấy bản thân kém cỏi. Chính điều này dần làm gia tăng sự lo lắng xã hội. Trái lại, việc so sánh với những học sinh kém hơn có thể dẫn đến việc tự hài lòng với bản thân, và làm cho học sinh có thể hiểu sai về mục đích của sự vượt trội trong học tập. Dù là loại so sánh nào đi nữa, khi chúng ta thiết lập mục tiêu dựa trên sự so sánh với người khác đều khó có thể tiến xa. Cha mẹ có thể giúp đỡ con cái bằng cách khuyến khích con so sánh với sự nỗ lực của chính bản thân mình trong những năm học trước. Khi trẻ nhận ra rằng chúng đã cải thiện so với trước, trẻ sẽ có cảm giác tự hào và mãn nguyện, và chính điều này dần dần giúp chúng nỗ lực học tập với cảm xúc tích cực hơn là sự thất bại. 

4. Làm nổi bật những mặt tích cực

Đối với một số học sinh, trở lại trường học đồng nghĩa với việc phải thức dậy sớm, phải tập trung nỗ lực và không còn nhiều thời gian rãnh rỗi cho các hoạt động yêu thích. Tuy nhiên, trường học cũng mang lại nhiều cơ hội mà suốt những kỳ nghỉ không có được. Đi học trở lại đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều cơ hội để tiếp xúc với bạn bè và sự xã hội hóa, cơ hội được tham gia các câu lạc bộ ở trường và các sự kiện thể thao, các chuyến dã ngoại và chắc chắn là cơ hội học những điều mới mẻ. Nghiên cứu thần kinh học chỉ ra rằng việc đạt được những khả năng và kỹ năng mới giúp cho não chúng ta một cảm giác tương tự như khi chúng ta thắng được tiền thưởng và nhận giải thưởng (Mizuno, Tanaka, Ishii, et al., 2008). Vì vậy, cha mẹ có một cơ hội to lớn để chuyển hướng tư duy của con cái sang việc tập trung vào những lợi ích của trường học, điều mà có thể có hoặc có thể không bao gồm mặt học thuật. Nếu con trẻ tin rằng có những lợi ích thực tế từ việc đến trường, động lực để tham gia một cách tích cực ở trường học của chúng sẽ gia tăng đáng kể.

5. Sẵn sàng hỗ trợ về mặt học tập và tình cảm

Trái với niềm tin phổ biến, thành công ở trường học không phải là một nỗ lực cá nhân, thứ mà bất kỳ học sinh nào phải chịu trách nhiệm một mình cho kết quả của chúng (De Bruyckere & Hulshof, 2015). Thành tích đạt được là sự nỗ lực của cả ba đối tượng là giáo viên, cha mẹ và học sinh, và thành tích tốt nhất sẽ xuất hiện khi cả ba cùng chia sẻ sự tham gia và cam kết lẫn nhau với kết quả học tập của học sinh. Các cam kết bắt đầu với sự khuyến khích, nhưng cũng bao gồm những hành vi tích cực kiểu mẫu (như đọc sách và hỗ trợ bài tập về nhà khi cần thiết). Cha mẹ nên tránh việc phê phán không ngừng kết quả học học tập hoặc coi thường con trẻ vì nỗ lực kém cỏi và thiếu hứng thú học tập. Khi tôi viết quyển sách về động lực của tôi, tôi đã phỏng vấn nhiều người nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực khác nhau và đã xác định được một công thức thành công chung. Dù cho họ là một chính trị gia, một doanh nhân, một vận động viên hay một diễn nổi tiếng, họ đều có cho mình một người hướng dẫn. Đó chính là người cho họ những phản hồi thực tế và mang tính hỗ trợ, và những phản hồi đó giúp họ pháp triển kỹ năng và chạm tới tiềm năng thực sự của họ. Không một ai đạt được thành công một mình! Bạn hãy cân nhắc để trước hết trở thành người hướng dẫn, sau đó là làm phụ huynh vì đó là phương thuốc tốt nhất để việc chuyển từ kỳ nghỉ vào năm học trở thành lý do để mọi người tổ chức ăn mừng!

Đọc thêm: 

10 sai lầm của cha mẹ đang phá hoại giấc ngủ của trẻ nhỏ

Nghiên cứu mới nhất cho thấy trẻ nhỏ suy nghĩ logic hơn chúng ta nghĩ

Chủ đề chính: #làm_cha_mẹ

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn