Form Your Soul Tải ebook mới nhất của mình Content Writing for Everyone tại đây nhé: https://bit.ly/37b1P4c

Làm thế nào để mơ tỉnh (Lucid Dream) và cách để biết mình đang mơ?

Đăng 6 năm trước

Lucid dream (mơ tỉnh) mang đến cho bạn một giấc mơ rất khác - một thế giới của riêng bạn - nơi bạn có thể kiểm soát những gì bạn muốn và làm những gì bạn thích

Lucid dream (mơ tỉnh) - là hiện tượng không còn xa lạ gì với chúng ta nữa. 

Khác với một giấc mơ bình thường, Lucid dream mang đến cho bạn một giấc mơ rất khác - một thế giới của riêng bạn - nơi bạn có thể kiểm soát những gì bạn muốn và làm những gì bạn thích. Bạn hoàn toàn biết mình đang mơ và có thể ra lệnh cho giấc mơ theo ý mình. Hay nói cách khác, bạn chủ động trong giấc mơ đó.

Làm thế nào để “mơ tỉnh”?

Để tăng khả năng “mơ tỉnh”, bạn cần phải chuẩn bị môi trường xung quanh thật kỹ, quan sát thứ bạn ăn, uống và ngủ đúng cách.

“Mơ tỉnh” và ngủ mơ REM

Đối với những người chưa bao giờ được “mơ tỉnh” thì điều đầu tiên cần nhớ là phải đảm bảo đủ giờ ngủ cho “mơ tỉnh”. Để hiểu rõ điều này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một chút về các loại giấc ngủ.

Giấc ngủ có hai loại: 

  • Giấc ngủ không REM (non-REM): Giấc ngủ mà mắt không chuyển động nhanh, hay còn gọi là ngủ không mơ. 
  • Giấc ngủ REM: Giấc ngủ mà mắt chuyển động nhanh, hay còn gọi là ngủ mơ. Trung bình cứ sau 90 phút, chúng ta sẽ bước vào giấc ngủ REM và quá trình này có thể kéo dài 1 tiếng.

Và 5 giai đoạn: Ru ngủ, ngủ nông, ngủ sâu, ngủ rất sâu và ngủ mơ.

Dựa trên sự phân loại về giấc ngủ thì rõ ràng, nếu muốn “mơ tỉnh”, ngủ mơ REM phải diễn ra nhiều lần và dài hơn so với các giai đoạn khác. Giai đoạn ngủ mơ REM càng lâu thì càng tăng khả năng mơ tỉnh. Thậm chí, khả năng này còn chắc chắn thành hiện thực nếu như các lần ngủ mơ REM xảy ra liên tiếp. 

Trung bình, với một đêm ngủ 8 tiếng, bạn sẽ trải qua 6 lần ngủ mơ REM; 3 lần ngủ mơ REM cuối cùng xảy ra trong 2 giờ cuối (trước khi tỉnh dậy). Thế nên, nếu bạn ngủ không đủ và chỉ ngủ khoảng 6 tiếng mỗi đêm thì về cơ bản, khả năng “mơ tỉnh” sẽ giảm đi một nửa.

Thứ mà bạn đưa vào cơ thể cũng tác động tới khả năng “mơ tỉnh”

Rượu và các chất kích thích khác sẽ kiềm chế ngủ mơ REM và làm gián đoạn các chu kỳ giấc ngủ. Do vậy, hãy tránh sử dụng các chất này càng nhiều càng tốt nếu có ý định trải nghiệm “mơ tỉnh”.

Thuốc ngủ và melatonin có thể giúp bạn dễ ngủ hơn nhưng đừng quên là những chất này sẽ can thiệp tới các chu kỳ ngủ bình thường.

Thực phẩm và các loại đồ uống không phải rượu cũng cần xem xét. Một vài người có những giấc mơ rất sinh động phụ thuộc vào thứ họ ăn, chẳng hạn như dưa chua, nước ép táo, bơ đậu phộng và một chút đồ ăn có nêm nếm gia vị. Trong khi đó, nếu ăn quá muộn vào buổi tối thì họ lại dễ gặp ác mộng. 

Tắt hết các thiết bị điện tử và không dùng smartphone trước khi đi ngủ 1 đến 2 giờ.

Luôn ghi nhớ mục tiêu đi ngủ là để… “mơ tỉnh”

Cuối cùng, bạn cần phải đi ngủ với mục tiêu là có mơ tỉnh. Tuy rằng, thật khó để nhớ nhiệm vụ khi đã ngủ say trên giường nhưng đây là phần rất quan trọng giúp bạn bước vào trải nghiệm này. Dưới đây là kỹ thuật MILD được giới thiệu bởi tiến sĩ Stephen LaBerge và Howard Rheingold, trong cuốn “Exploring the World of Lucid Dreaming” (tạm dịch: Khám phá thế giới của mơ tỉnh):

  • Bước 1: Thiết lập việc ghi nhớ giấc mơ (dream recall). Trước khi đi ngủ, hãy quyết tâm tỉnh dậy và nhớ lại những giấc mơ của mình trong mỗi lần ngủ mơ suốt buổi đêm (bất cứ khi nào bạn cảm thấy tiện nhất cho mình). 
  • Bước 2: Nhớ lại giấc mơ. Khi tỉnh dậy sau mỗi lần ngủ mơ, bất kể mấy giờ, cũng hãy cố nhớ lại thật nhiều chi tiết có thể đã xuất hiện trong giấc mơ. Nếu cảm thấy quá mệt mỏi và muốn nằm xuống ngủ tiếp thì hãy làm thứ gì đó để đánh thức bạn. 
  • Bước 3: Tập trung vào mục đích. Khi quay trở lại ngủ tiếp, hãy tập trung cao độ vào mục đích là phải nhận ra bạn đang mơ. Hãy tự nói với mình kiểu như thế này: “Lần tới, tôi đang mơ. Tôi muốn nhớ là tôi đang mơ”. Gạt bỏ tất cả mọi thứ và chỉ dồn hết năng lượng để nhớ là bạn đang trải nghiệm giấc mơ của riêng bạn. 
  • Bước 4: Lặp lại bước 2 và 3 cho đến khi mục đích của bạn đã được thiết lập, sau đó, để cho mình chìm vào giấc ngủ. Nếu trong khi ngủ, bạn thấy mình nghĩ đi đâu khác thì hãy lặp lại quá trình trên sao cho thứ cuối cùng xuất hiện trong đầu bạn trước khi ngủ là mục đích của bạn: nhớ rằng bạn sắp mơ.

Nếu muốn tăng cơ hội có “mơ tỉnh” thì bạn có thể thử một cách khác, đó là lập kế hoạch “mơ tỉnh”. Chẳng hạn, đặt báo thức đồng hồ sẽ tỉnh dậy sau 6 tiếng. Sau đó, dùng kỹ thuật MILD ở trên và ngủ tiếp với một ý niệm duy nhất trong đầu là nhận ra bạn đang mơ. Đừng quên rằng 2 giờ cuối cùng trước khi tỉnh dậy là thời gian cực kỳ quan trọng để có một “giấc mơ tỉnh”.

Làm thế nào để biết là bạn đang mơ?

Vậy là bây giờ bạn đang mơ rồi nhé, nhưng bằng cách nào để nhận ra là bạn đang ở trong giấc mơ để có thể “tỉnh giấc” khi đang mơ? Có hai cách phổ biến: (1) nhận dạng “các dấu hiệu của giấc mơ” (dream signs) và (2) “kiểm tra trạng thái tới hạn” (Critical state testing). 

Các dấu hiệu của giấc mơ là một danh mục (thuộc về tinh thần) những thứ trái ngược mà bạn thường trải qua trong khi đang mơ. Tuy khó nhận dạng và cũng không xuất hiện thường xuyên nhưng chúng luôn xuất hiện. Chẳng hạn, bạn ngồi cạnh những người mà tuy không nhìn rõ họ là ai nhưng bạn biết họ ở đó, “mọi người không có khuôn mặt rõ ràng hay chẳng hề có khuôn mặt”, “tôi dường như chưa bao giờ là chính mình khi tôi mơ”, “tôi chưa bao giờ mặc bộ quần áo thường mặc trong mơ” hay “tôi chẳng mặc gì cả”, Hoặc có lẽ bạn sẽ nhận ra kiểu bài trí của một nơi quen thuộc chẳng hề giống như nó đã từng.

Những thứ trái ngược mà bạn ghi lại vào cuốn nhật ký giấc mơ và nhận ra được càng đều đặn thì càng nhiều khả năng bạn sẽ nhận ra chúng khi đang “mơ tỉnh”.

Kiểm tra trạng thái tới hạn (critical stress state) là thứ gì đó mà bạn phải luyện tập khi đang ở trong thế giới thực. Những bài kiểm tra này được thiết kế để được thực hiện đều đặn khi bạn đang tỉnh, có thể là thứ gì đó đơn giản như việc tự hỏi chính mình, “tôi có đang mơ” hay phức tạp như kiểu bạn xem xét một checklist trạng thái mơ.Tôi nhìn vào đôi tay của mình và lật úp chúng, tự hỏi liệu tôi có đang mơ (nói thật to nếu có thể), sau đó, nhìn xung quanh để đảm bảo rằng thực sự tôi biết tất cả những người mà tôi đang ở cùng (các dấu hiệu mơ). Nếu có bất cứ thứ gì đó không đúng thì tôi sẽ tự nói với chính mình hãy bay lên và lượn xung quanh đi nào.

Bạn có thể thực hiện bài test mỗi lần bạn đi tới nhà tắm, uống nước, nhìn một người nào đó, ra khỏi bàn làm việc, trò chuyện với mọi người… hoặc nếu bạn sợ độ cao và có những giấc mơ về nó thì hãy thực bài test mỗi lần bạn cảm thấy sợ. Cần lưu ý là làm bài test khi bạn đang tỉnh táo. 

Nào, bây giờ thì hãy ngủ thật ngon và mơ tiếp nhé.


Theo Lifehacker

Dịch: FormYouSoul

Chủ đề chính: #lucid_dream

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn