Dã Quỳ Cai nghiện thôi!

Làm thế nào để thay đổi bản thân? Bài viết này chắc chắn sẽ giúp bạn

Đăng 7 năm trước

Chúng ta đã từng thật quyết tâm thay đổi một vấn đề tồi tệ nào đó của bản thân với mong muốn bản thân mình sẽ tốt lên từng ngày, nhưng điều đó liệu có dễ dàng. Cùng Ohay TV tìm hiểu xem nhé!

Chúng ta luôn đọc những cuốn sách về lợi ích của bản thân có thể đạt được nếu biết thay đổi những thói quen tiêu cực của bản thân, nhưng chúng ta không hề hiểu được rằng để thay đổi một tính cách nào đó quả thực còn lắm gian truân, khổ ải cần phải vượt qua lắm. Vậy điều gì có thể khiến một con người từ lười biếng, bê tha trở thành một con người chăm chỉ và sống có chí hướng? Liệu những người xung quanh có thể thay đổi con người của họ không?

Bạn phải trải qua một "cú sốc" đủ lớn

Chắc các bạn ai cũng đã từng thấy một người thay đổi thế nào sau khi trải qua một biến cố nào đó trong cuộc đời họ. Thí dụ có người vốn sống ỷ lại, lười biếng, đua đòi, người thân đã bao lần can ngăn,khuyên bảo nhưng đều thất bại, thế nhưng khi mẹ anh ta qua đời, cú sốc xảy đến với anh ta quá lớn, bao nhiêu hối hận về những lỗi lầm đã qua của mình làm anh ta thay đổi, từ một con người bê tha anh ta trở nên chăm chỉ, sống có chí hướng.Vậy đấy thay đổi bản thân là một việc không hề dễ, bản thân mình phải trải qua một cú sốc nào đó thì việc thay đổi mình sẽ dễ dàng hơn. Vì vậy, nếu bạn muốn thay đổi bạn phải tự tạo ra các "cú sốc" cho mình, việc này thường không dễ dàng gì, vì đâu ai muốn làm tổn thương bản thân mình đâu, phải không nào? Nhưng hãy mạnh mẽ lên, chỉ tổn thương bản thân mới có thể làm mình trở nên mạnh mẽ. 

Hãy phơi bày những thiếu sót của bản thân trước mặt người khác, ví dụ: những kỹ năng làm việc còn yếu kém, kiến thức hạn chế,...trước mặt càng nhiều người càng tốt, sẽ có những người cười nhạo sự yếu kém của bạn, cũng sẽ có người tức giận vì kỹ năng hạn chế của bạn ảnh hưởng đến công việc của họ, cũng sẽ có người tốt bụng bảo ban bạn,..... Vậy là bạn đã tạo cho mình một "cú sốc" rồi đấy, bạn đã có động lực để thay đổi rồi đấy, chỉ cần nghĩ lại những khoảnh khắc "đáng xấu hổ" đó bạn sẽ thấy đã đến lúc mình cần thay đổi rồi. Cố lên, chỉ sau vài lần "ngượng chín mặt" đó,bản thân bạn sẽ có những thay đổi tích cực mà chính bạn cũng không thể ngờ tới.Chú ý, cần phải tạo cho mình một "cú sốc" đủ lớn nhé! Và đừng sợ tổn thương.

Hãy luôn khiến bản thân bận rộn

Bận rộn cũng khiến người ta thay đổi, từ một người trì trệ, luôn trì hoãn công việc đến khi không trì hoãn được nữa. Khi chúng ta phải làm việc, phải hoạt động, phải tổ chức sự kiện nào đó, nói tóm gọn lại là việc phải vứt bản thân mình vào một thử thách nào đó, thì dường như ngay lập tức bộ não của chúng ta phản ứng lại ngay rằng :"Ôi mệt quá, tôi còn cả khối việc để làm nữa, làm gì có thời giờ cho abc, xyz chớ". Bận rộn có thể khiến bản thân thay đổi tích cực các thói quen xấu đấy, vì sao lại như vậy? Vì chỉ khi bận rộn, chúng ta không có thời gian để bộ não suy nghĩ lung tung, chỉ khi bận rộn bạn mới tiếp xúc được hằng sa số người, mới được giao lưu tích cách, kinh nghiệm, nhân sinh quan về cuộc đời. Và còn niềm vui đạt được thành quả sau chuỗi ngày bận rộn. Tóm lại đừng để bản thân mình rảnh rỗi nếu muốn thay đổi và làm mới mình. 

Hãy luôn đặt mình vào tình thế bắt buộc

Thực sự không thể dễ dàng gì để thay đổi nếu không có một "kỷ luật thép", không có sự đày ải bản thân mình, không có tinh thần "sẵn sàng chiến đấu" với gian khổ. Không dễ dàng như người ta thường hay nói: "thay đổi đi, rồi sẽ được abc, xyz", "chỉ cần thay đổi suy nghĩ sẽ thay đổi hành động", nhưng ai trong chúng ta cũng biết, suy nghĩ của chúng ta là thứ rất dễ dàng thay đổi theo từng hoàn cảnh, chỉ có niềm tin và ý chí tuân thủ kỷ luật mới là thứ có thể trường tồn. Bởi vậy nếu muốn thay đổi mình, bạn cần phải luôn đặt mình trong một kỷ luật khắc nghiệt nhất, bởi thay đổi bản thân đâu phải là việc dễ dàng. Nhưng mách bạn một cách nhỏ để có thể vượt qua được kỷ luật của bản thân, nếu bạn quá lười biếng để làm thứ gì đó nhưng vẫn phải tuân thủ nguyên tắc của mình thì bạn vẫn cứ dành thời gian cho việc đó nhưng không cần làm gì cả. Đơn giản hãy hiểu là nếu bạn quá lười để giặt đồ, thì bạn vẫn cứ ngồi trước thau đồ nhưng đừng giặt. Nếu bạn phải học bài nhưng bạn quá lười, thì bạn vẫn cứ ngồi vào bàn nhưng không học gì cả. Lưu ý là bạn không được làm việc khác trong thời gian đó. Việc này giúp bạn vẫn tuân thủ được nguyên tắc của bản thân, thay đổi những thói quen xấu và làm việc đúng kế hoạch.

Dã Quỳ

Chủ đề chính: #thay_đổi_bản_thân

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn