doctoracnes Phòng khám Doctor Acnes được thành lập bởi các Bác sĩ chuyên khoa Da liễu và Dược sĩ chuyên sâu về dược mỹ phẩm với mong muốn mang đến cho khách hàng một nơi điều trị mụn - sẹo mụn hiệu quả và an toàn theo đúng chuẩn y khoa. Địa chỉ: 283/34 Cách Mạng Tháng 8, P.12, Q.10, Thành phố Hồ Chí Minh Hotline: 07 0838 0878

Làn da mịn màng không mụn ẩn trán: Ước mơ không còn xa vời

Đăng 2 tháng trước

Mụn ẩn là tình trạng da liễu rất phổ biến, xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên mặt và thường tập trung ở vùng trán. Nhiều trường hợp mụn ẩn còn lan rộng sang cả hai bên thái dương.

Tuy không ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ nhưng mụn ẩn lại tạo cảm giác khó chịu khi mắc phải. Sau đây, hãy cùng Doctor Acnes tìm hiểu về mụn ẩn trên trán và cách hết mụn ẩn ở trán để có một làn da sạch mụn nhé!

Mụn ẩn trên trán là gì?

Mụn ẩn (hidden acne) là loại mụn phát triển dưới da, khó phát hiện khi nhìn bằng mắt thường, chỉ khi sờ tay vào mới cảm nhận được. Mụn ẩn thường nằm rất sâu dưới da, mọc thành cụm và làm làn da kém mịn màng, đôi lúc gây đau và khi gặp điều kiện bất lợi có thể phát triển thành mụn viêm rất khó điều trị.

Mụn ẩn ở trán hình thành do tuyến bã nhờn, vi khuẩn hay bụi bẩn bị mắc kẹt sâu ở lỗ chân lông làm đầu mụn không ngoi lên được, ẩn sâu dưới bề mặt da.

Nguyên nhân gây ra mụn ẩn trên trán

Mụn ẩn có thể xuất hiện ở mọi nơi trên gương mặt và cơ thể, từ trán, má, cằm, cho đến lưng, trong đó trán là vị trí thường xuyên bị mụn ẩn. Các nguyên nhân gây ra mụn ẩn trên trán có thể liệt kê như sau:

Các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hoá

Theo Face Mapping (phương pháp phân tích vị trí mụn trên khuôn mặt để chẩn đoán các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn), mụn ẩn ở trán thường liên quan nhiều đến hệ tiêu hóa như ruột non yếu, khó hấp thu chất dinh dưỡng hay do ăn uống thiếu dưỡng chất.

Ngoài ra, tình trạng mụn ẩn còn liên quan đến các vấn đề về gan, rối loạn giấc ngủ, ngủ không đủ giấc…

Thay đổi hormone trong cơ thể

Thay đổi nội tiết tố trong cơ thể là nguyên nhân chính dẫn đến mụn ẩn, kể cả ở trán. Một nghiên cứu khảo sát trên 914 người bị mụn trứng cá đã cho thấy rằng trán là vùng có lượng bã nhờn tiết ra nhiều nhất. Khi có sự thay đổi hormone trong cơ thể, vùng trán sẽ tiết nhiều bã nhờn hơn, từ đó dễ hình thành mụn ẩn.

Không làm sạch da kỹ

Phần trán chiếm diện tích lớn nhất trên gương mặt, nhưng nhiều người thường bỏ qua hoặc chỉ làm sạch qua loa.

Các loại mỹ phẩm chăm sóc da hay trang điểm khi bôi lên trán thường dính vào phần chân tóc hay tóc mái, điều này lại không được chú ý trong bước làm sạch da, khiến mụn ẩn phát triển, sau đó lây lan ra toàn vùng trán.

Cách chăm sóc tóc

Tóc là một trong các tác nhân gây ra tình trạng mụn ẩn ở trán. Tóc mái nhiều dầu sẽ khiến dầu dễ dính vào trán, từ đó gây bít tắc lỗ chân lông và hình thành mụn. Đặc biệt thói quen để tóc mái dày che lấp trán sẽ làm da bị bí do mồ hôi và dầu từ tóc tiết ra, rất dễ gây ra mụn ẩn.

Bên cạnh đó, sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc cũng có thể gián tiếp gây ra mụn. Dù sản phẩm chăm sóc tóc thường không ảnh hưởng đến lượng bã nhờn da đầu tiết ra, một số sản phẩm tạo kiểu như hair gel, wax hay sáp chứa các loại dầu tự nhiên hoặc nhân tạo, có thể làm tắc nghẽn nang lông và kích thích hình thành mụn trứng cá.

Vậy mụn ẩn trên trán điều trị thế nào?

Điều trị tại nhà

Trong điều trị mụn ẩn, Bác sĩ cho rằng việc quan trọng nhất là giúp đầu mụn ngoi lên trên bề mặt da, ngăn ngừa viêm nhiễm vùng da bị mụn. Một số phương pháp để chăm sóc mụn ẩn tại nhà có thể áp dụng dễ dàng như:

Chườm nóng: dùng khăn hay vải mỏng, ấm, sạch, đắp lên vùng da bị mụn ẩn từ 10-15 phút, khoảng 3-4 lần một ngày cho đến khi xuất hiện nhân mụn. Nhiệt giúp làm mở lỗ chân lông, tạo điều kiện cho mụn trồi lên gần bề mặt da và hình thành đầu mụn. Đồng thời, chườm nóng còn giúp làm dịu vùng da bị mụn. Tuy nhiên, nhiệt độ sử dụng cần vừa phải để tránh bỏng da, gây viêm nhiễm nặng hơn.

Không sờ hay dùng tay nặn mụn ẩn: một thói quen xấu của rất nhiều người khi bị mụn ẩn ở trán là thường xuyên dùng tay cào hay nặn để lấy nhân mụn ra. Việc cạy, nặn mụn có thể gây ra vết thương ở vùng da bị mụn, tăng nguy cơ nhiễm trùng, thậm chí để lại thâm hay sẹo, vì vậy cần tuyệt đối bỏ thói quen cạy hay nặn mụn nếu có.

Điều trị tại Phòng khám Da liễu

Khi đã áp dụng các phương pháp chăm sóc da tại nhà mà tình trạng mụn ẩn vẫn không thuyên giảm. Hoặc mụn ẩn thường xuyên viêm nhiễm, nguy cơ tiến triển thành mụn viêm, hãy đến với Bác sĩ Da liễu để được thăm khám, điều trị và tư vấn liệu trình chăm sóc da chuyên sâu, phù hợp hơn cho từng tình trạng mụn ẩn.

Sau đây là một số phương pháp thường được nhiều Bác sĩ Da liễu lựa chọn khi điều trị:

Sử dụng retinoid đường bôi

Các retinoid đường bôi như tretinoin hay adapalene thường được sử dụng trong quy trình chăm sóc da. Dùng retinoid sẽ giúp làm sạch da, loại bỏ bụi bẩn, tế bào chết và dầu thừa. Sau một thời gian sử dụng, nhân mụn ẩn sẽ được đẩy lên dễ dàng.

Retinoid đường bôi không chỉ giúp điều trị mụn mà còn hỗ trợ trong việc điều trị thâm, chống lão hoá, giúp làn da sáng và đều màu hơn.

Lăn kim

Ngoài ra, tại các cơ sở điều trị da, lăn kim cũng là một phương pháp thường được sử dụng để trị mụn ẩn. Lăn kim là kỹ thuật thẩm mỹ sử dụng các kim nhỏ siêu bén và vô trùng xuyên qua lớp biểu bì của da, tạo ra các vết thương vi điểm có kiểm soát trên da.

Lăn kim giúp loại bỏ tế bào sừng già, trong đó có cả nhân mụn ẩn, đồng thời giảm tình trạng bít tắc lỗ chân lông và tái tạo lại làn da.

Peel da hóa học

Bên cạnh lăn kim, peel da hoá học cũng là một liệu trình phù hợp để điều trị mụn ẩn. Peel da là quá trình sử dụng các acid trái cây để lấy đi lớp tế bào chết, bã nhờn, đồng thời giảm thâm nám cho da…

Phương pháp này an toàn, không quá đau, dễ thực hiện và thời gian hồi phục nhanh tùy nồng độ hoạt chất peel. Tuy nhiên, nếu không thực hiện đúng cách và sản phẩm peel kém chất lượng có thể làm tổn thương làn da, ngoài ra cần chống nắng kỹ sau khi thực hiện peel da.

2 cách ngăn ngừa mụn ẩn ở trán

Xây dựng một chế độ ăn lành mạnh

Như đã đề cập ở phía trên, hệ tiêu hoá có thể là tác nhân gây mụn ẩn ở trán. Vì vậy, xây dựng một chế độ ăn lành mạnh với nhiều rau xanh và thực phẩm tốt cho sức khỏe là một cách tốt để ngăn ngừa mụn ẩn ở trán.

Giữ vệ sinh sạch sẽ vùng da trán

Để phòng ngừa mụn ẩn trên trán, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ vùng da trán chính là yếu tố quan trọng nhất. Các vật dụng tiếp xúc hằng ngày với trán như các loại nón mũ, khăn mặt, vỏ gối nên được làm sạch thường xuyên để tránh vi khuẩn bám trên da khi sử dụng.

Bên cạnh đó, giữ mái tóc luôn sạch sẽ. Sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc an toàn từ thiên nhiên, hạn chế sản phẩm dễ gây rít hoặc chứa quá nhiều dầu cũng là một biện pháp hữu hiệu để hạn chế mụn ẩn vùng trán.

Tóm lại, mụn ẩn trên trán là một tình trạng da thường gặp, xuất hiện chủ yếu do các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa, vệ sinh da không đúng cách, thay đổi nội tiết, tiếp xúc với bụi bẩn từ đồ vật hằng ngày, hoặc sử dụng các sản phẩm dành cho tóc gây kích ứng hệ tiêu hóa.

Phòng Khám Da Liễu Doctor Acnes:

  • Địa chỉ: 283/34 Cách Mạng Tháng 8, P.12, Q.10, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Hotline: 07 0838 0878.

Nguồn: https://doctoracnes.com/mun-an-o-tran-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri/

Chủ đề chính: #mụn_ẩn_trên_trán

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn