Adonis Nguyễn Thanh Thông tin cá nhân sơ lược: • Họ và tên: Nguyễn Thanh • Ngày sinh: 06 tháng 08 • Quê quán: An Giang • Trình độ học vấn: Đại học - chuyên ngành: Ngôn ngữ Anh - năm tốt nghiệp: 2010 • Nghề nghiệp: biên dịch viên tự do • Sở thích: đọc sách báo, nghiên cứu, dịch thuật, nghe nhạc nhẹ, xem bóng đá,… • Facebook: Adonis Nguyễn Thanh • Zalo: Nguyễn Thanh

Lần đầu tiên trong lịch sử tàu vũ trụ Trung Quốc hạ cánh xuống “phần tối” của Mặt Trăng

Đăng 5 năm trước

Cuộc đổ bộ mang tính tiên phong của tàu thám hiểm mặt trăng Hằng Nga 4 (Chang-e 4) thể hiện tham vọng ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc như một cường quốc thám hiểm không gian.

BẮCKINH, TRUNG QUỐC - Truyền thông nước này cho biết một tàu vũ trụ của họ hôm thứNăm đã hạ cánh lần đầu tiên ở phần bề mặt tối của Mặt Trăng.

Đàitruyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) loan báo trong một thông báo ngắn gọnở đầu chương trình phát sóng tin tức buổi trưa rằng tàu thám hiểm mặt trăng củahọ là Hằng Nga 4 đã hạ cánh xuống bề mặt Mặt Trăng vào lúc 10h26’ sáng.

Bề mặt tối của Mặt Trăng (haycòn được gọi là “nửa không thấy được của Mặt Trăng”) là phần bán cầu của MặtTrăng luôn quay lưng lại Trái đất và còn chưa được khám phá nhiều. Năm1968, các phi hành gia của tàu vũ trụ Apollo 8 là những người đầutiên quan sát trực tiếp vùng này khi họ bay quanh Mặt Trăng. Cho đến nay, chưacó người nào từng đứng trên nửa bề mặt này của Mặt Trăng.

Cuộcđổ bộ mang tính tiên phong này cho thấy tham vọng ngày càng lớn mạnh của TrungQuốc trong việc chinh phục vũ trụ. Năm 2013, tàu Hằng Nga 3 là tàu vũ trụđầu tiên đổ bộ lên mặt trăng kể từ sau chuyến du hành của tàu Luna 24 của LiênXô (cũ) hồi năm 1976.

Tàu vũ trụ Hằng Nga 4 mangtheo một xe tự hành (tên là Thỏ Ngọc) có nhiệm vụ là thực hiện các quan sátthiên văn vô tuyến tần số thấp và thăm dò cấu trúc cũng như thành phần khoángvật của địa hình Mặt Trăng.

Tênlửa Trường Chinh 3B (Long March-3B) mang theo Hằng Nga 4 phóng từ Trung tâmphóng vệ tinh Tây Xương thuộc miền tây nam tỉnh Tứ Xuyên vào ngày 8 tháng 12.

Vàotháng 5, một vệ tinh chuyển tiếp dữ liệu có tên “Quế Kiều” (Queqiao) hay “Cầu ÔThước” (Magpie Bridge), được đặt theo tên một câu chuyện dân gian Trung Quốc cổxưa, đã được phóng lên để cung cấp hỗ trợ liên lạc giữa Hằng Nga 4 và Trái đất.

TrungQuốc có kế hoạch sẽ gửi tàu thăm dò Hằng Nga 5 của họ lên Mặt Trăng vào năm tớivà đưa nó trở lại Trái đất cùng với các mẫu vật thu thập được từ Mặt Trăng. Đâysẽ là lần đầu tiên điều này được thực hiện kể từ năm 1976.


Theo AP

Nguồn:

Adonis Nguyễn Thanh tổng hợp và lược dịch từ Wikipedia vàtrang nbcnews

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn