Mai Lan
Trưởng Phòng tại Toà Soạn Báo Thanh Niên

Làng Kẻ Tổ

Đăng 4 năm trước

Làng Kẻ Tổ thuộc Xã Hoằng Quỳ

Làng Quỳ ChữLàng Quỳ Chữ thuộc xã Hoằng Quỳ, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Xưa kia có tên là Kẻ Tổ. Ngày xưa, làng thuộc diện tương đối trù phú, văn võ, giao thương toàn diện. Trong làng có chợ buôn bán nổi tiếng một vùng, có những cái đình lớn như đình Đông, đình Trung, đình Trên. Có những cái nghè rất nhiều tượng đẹp như Nghè Sen, Nghè Trên, quanh làng có những lũy tre xanh bảo vệ. Trên các cánh đồng của làng có nhiều những cồn đất với những bụi cây rậm rạp và có những cây đa lớn nổi tiếng như cây đa Kẻ Được, cây đa Lù Đù, cây đa cồn Cao... hiện diện như những cột mốc của làng. Nhưng từ sau cải cách ruộng đất, chợ buôn bán bị dẹp bỏ, những đình nghè bị tháo dỡ dần để thực hiện kiến thiết một vài công trình vô bổ khác, những tượng phật và những vật dụng trong đình nghè hoặc bị đốt hoặc bị mất mà không được chính quyền quan tâm, rồi những cây đa cổ thụ cũng chịu chung số phận. Những lũy tre làng cũng bị phá bỏ để mở rộng đất cho dân ở và những Cồn đất lớn nhỏ cũng được cải tạo để thành những ruộng lúa bởi vì dân số trong làng tăng hơn trước rất nhiều.Xã hội phát triển thì làng cũng phát triển nhưng cũng phức tạp hơn nhiều so với trước đây, có nhiều gia đình danh giá có nhiều cháu học giỏi nhưng cũng có những tệ nạn như cờ bạc, xì ke, ma túy, ăn cắp vặt... Năm 2008 làng đã quyên góp tiền phục hồi lại được cái đình Trung, hết khoảng 750 triệu nhưng chưa bằng đình cũ.Làng có nhiều liệt sĩ trong làng đã cống hiến xương máu cho tổ quốc ở các thời chiến tranh khác nhau, làng đã sản sinh ra anh hùng quân đội, nhiều tiến sĩ và sĩ quan quân đội, nhà giáo ưu tú, thầy thuốc ưu tú, kỹ sư bác sĩ....có nhiều người con của làng đang hiện diện ở nhiều nơi của tổ quốc.Thời chúa Trịnh, Làng Quỳ Chữ (nay thuộc thôn Đông Khê) có ông Lưu Đình Chất là tiến sĩ (con của quận công Lưu Đình Thưởng) là mưu sĩ cho chúa Trịnh Tùng và Trịnh Tráng.Thời xa xưa, làng Quỳ Chữ là một trong những cái nôi  phát triển  của nền văn hóa hạ Sông Mã, có cùng thời với văn hóa Đông sơn, văn hóa núi Đọ…, vào khoảng năm 1982 khi khai quật khu vực Đồng Cáo (phía tây của làng), các nhà khảo cổ đã phát hiện ra nhiều di vật thời cổ, có niên đại khoảng vài ngàn năm về trước.Hiện nay, trong làng có nhiều gia đình khá giả nhưng cũng nhiều gia đình vẫn đói nghèo. Vì sao vậy? một câu hỏi khó có lời giải.

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn