Tuti Sở thích: đọc sách, báo, viết lách, dịch thuật các tài liệu và tìm hiểu về công nghệ thông tin.

Lao động nước ngoài làm việc tại Đài Loan đủ 3 năm miễn xuất cảnh

Đăng 7 năm trước

Viện Lập pháp Đài Loan sáng ngày 21 tháng 10 vừa qua đã chính thức thông qua “Văn bản điều chỉnh điều 52 của Bộ luật dịch vụ việc làm”: lao động nước ngoài làm việc tại Đài Loan đủ 3 năm miễn xuất cảnh.

Gần 100 lao động nước ngoài đã tụ tập ở trước cửa Viện Lập pháp để ủng hộ quyết định của Chính phủ Đài Loan. Họ còn treo các tấm da lên nhằm hy vọng phía môi giới sẽ không còn tiếp tục “lột da” họ nữa. Phía công đoàn lao động cũng đã hô vang ủng hộ nội dung sửa đổi của Bộ luật lần này bởi việc điều chỉnh điều 52 đã thể hiện sự thắng lợi của cả hai phía: người sử dụng lao động và người lao động, đồng thời cũng bày tỏ quan điểm phê phán đoàn thể môi giới trước đây đã kiên quyết ngăn chặn việc sửa đổi điều 52 Bộ luật chỉ vì muốn duy trì lợi ích của phía họ.

Lao động nước ngoài từ đây sẽ không còn chịu sự "lột da" từ phía môi giới nữa

Một lao động người Việt Nam là Nguyễn Thị Điệp cho biết việc sửa đổi điều 52 của Bộ luật lần này đã hủy bỏ quy định trước đây là 3 năm xuất cảnh về nước 1 ngày, hay nói một cách trực tiếp là “sự lột da” của phía môi giới đối với lao động nước ngoài bởi trước đây khi người lao động nước ngoài tới Đài Loan làm việc đủ 3 năm thì bắt buộc phải xuất cảnh về nước 1 ngày mới có thể tiếp tục quay trở lại Đài Loan để làm việc tiếp. Thời gian quay về nước – sang lại Đài Loan, phía môi giới lại thu thêm một khoản phí môi giới tầm 80.000~150.000 Đài tệ nữa.

Bà Trần Dung Nhu, đại diện Hiệp hội lao động quốc tế Đài Loan cho biết trước đây có rất nhiều lao động nước ngoài đều lựa chọn “bỏ trốn” khi hợp đồng 3 năm hết hạn, nguyên nhân chính là bởi một khi họ xuất cảnh về nước rồi quay trở lại Đài Loan làm việc tiếp thì họ bắt buộc phải nộp thêm một lần nữa phí môi giới tương đối cao cho phía môi giới, điều đó đồng nghĩa với việc phần lớn số tiền mồ hôi nước mắt mà họ kiếm được trong quãng thời gian làm việc tại đây lại vào túi phía môi giới. Ngoài ra phía người sử dụng lao động đã phải tuân theo điều 52 cưỡng chế lao động của mình xuất cảnh về nước nên cũng không thể giữ lại những lao động mà nhà máy mình đã dày công đào tạo.

Thành viên nghiên cứu Hiệp hội lao động quốc tế Đài Loan Trang Thư Thanh cho biết việc sửa đổi điều 52 Bộ luật lần này có thể coi như là sự thắng lợi của cả hai phía: người sử dụng lao động và người lao động. Người lao động không còn phải chi trả phí môi giới thêm một lần nào nữa, phía người sử dụng lao động có thể giữ lại những công nhân thích hợp cho nhà máy của mình và không cần phải tiến hành đào tạo lại họ. 

Bà Trần Dung Nhu cũng bày tỏ quan điểm của mình đối với phía môi giới và cho rằng đoàn thể môi giới thực chất khi biết rằng hình tượng của mình trở nên không tốt mới bắt đầu tiếp xúc, tuyển dụng những người giúp việc gia đình cho bệnh nhân nặng, ngoài ra còn nói với họ tình hình điều luật sửa đổi không thực tế, làm méo mó ý nghĩa của điều luật sửa đổi. Thậm chí còn điều động những bệnh nhân nặng tổ chức họp báo vào ngày này nhằm tăng sự đồng cảm cho phía mình. Không những thế lợi ích của phía môi giới ở trong nước và nước ngoài thực ra bó buộc cùng nhau, cả đôi bên cùng chia sẻ những đồng tiền mà họ đã “bóc lột” từ phía lao động nước ngoài.

Bà Trần Dung Nhu cũng bày tỏ thêm rằng việc sửa đổi điều 52 Bộ luật lần này trên thực tế rất có lợi cho những bệnh nhân nặng bởi chỉ cần tìm thấy một người lao động thích hợp thì không còn bị cưỡng chế 3 năm 1 lần tiến hành đào tạo lại lao động một lần nữa.   

Chủ đề chính: #lao_động_nước_ngoài

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn