Nguyễn Nhung

Lịch sử Việt Nam, kém gì sử Trung Quốc? - Những chuyện thần thoại

Đăng 4 năm trước

Bạn đã xem những bộ phim Trung Quốc, phim dã sử, cung đấu, dân quốc, thần thoại... cùng những cuộc tình mùi mẫn và âm mưu và drama ngập trời? Sau đó bạn vội vàng kết luận sử Việt nhàm chán và chỉ có đấu tranh chính trị? Bạn nhìn tiêu đề bài viết này và tò mò nhấn vào xem có gì thú vị? Thế thì bạn tìm đúng bài rồi đấy! Đây sẽ là bài viết khiến bạn phải lên google tìm kiếm chi tiết về từng sự kiện lịch sử mà không dứt ra được.

1. Về truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên

Lạc Long Quân (khoảng thế kỷ 8-7 TCN) tên húy là Sùng Lãm, là nhân vật truyền thuyết Việt Nam.Theo Đại Việt Sử Ký thì ông là con trai của Kinh Dương Vương Lộc Tục và con gái Động Đình Quân tên là Thần Long. Lạc Long Quân được xem là vị vua của nhà nước sơ khai Xích Quỷ trước Văn Lang. Lạc Long Quân thường xuyên lên bờ dạy dân việc cày cấy nông tang, đặt ra các đẳng quân, thần, tôn, ti, các đạo cha con, vợ chồng, đôi khi trở về Thủy Phủ mà trăm họ vẫn yên vui vô sự, không biết do đâu được thế. Hễ dân có việc lại lớn tiếng gọi Long Quân rằng: "Bố ơi! sao không lại cứu chúng tôi". Long Quân tới ngay, sự linh hiển của Long Quân, người đời không ai lường nổi.

 Đột nhiên một ngày nọ, xuất hiện một bệnh dịch lớn mà Long Quân không trị được. May mắn thay đã có một tiên nữ tên Âu Cơ từ trên núi xuống ra tay giúp đỡ, nhờ thế mà mọi người mới vượt qua bệnh dịch này. Âu Cơ đi khắp bốn phương để giúp đỡ và chữa trị cho những người đang lâm bệnh và gặp khó khăn. Nàng có lòng từ bi và có tài về y thuật. Một ngày nọ, một con quái vật làm nàng sợ hãi. Nàng liền biến thành một con sếu mà bay đi. Lạc Long Quân, là thần rồng từ biển cả, thấy nàng đang gặp nguy hiểm liền cầm lấy cục đá và giết tên quái vật. Sau đó tình yêu đã nảy nở giữa hai người và họ cưới nhau. Âu Cơ sinh ra một bọc trứng có 100 người con. Một hôm Lạc Long Quân bảo Âu Cơ: "Ta là giống Rồng, mình là giống Tiên, thủy thổ khắc nhau, không ở cùng nhau được". Hai người bèn chia con mà ở riêng.

Nguồn tham khảo: https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BA%A1c_Long_Qu%C3%A2n

https://vi.wikipedia.org/wiki/X%C3%ADch_Qu%E1%BB%B7

https://vi.wikipedia.org/wiki/%C3%82u_C%C6%A1

2. Phép tàng hình của ả Lã nàng Đê- bà tổ nghề dệt lụa

Hai bà Trưng - hai vị anh hùng dân tộc của người Việt, đã khởi binh đánh bại quân Tô Định thời kì bắc thuộc . Ai trong chúng ta cũng từng nghe về cuộc chiến thắng vang dội của hai bà Trưng đánh thắng quân Tô Định , nhưng ít ai từng nghe đến câu chuyện phép tàng hình của Bà ả Lã nàng Đê ( một vị tướng lĩnh tài tinh dưới trướng hai bà)Truyện kể rằng:Năm đó Bà Trưng truyền lệnh kêu gọi tiến cử người hiền tài tinh thông văn võ tham gia quân ngũ giết giặc. Được tin này bà ả Lã liền tuyển mộ binh xin gia nhập . Một hôm quân đội tiến đến vùng Hiệp Ký huyện Chu Diên đạo Sơn Tây để hợp quân và bàn kế tiến đánh quân địch.Bà ả mặc áo màu sặc sỡ, rồi xin với Trưng Vương cho mình làm phép tàng hình đi vào trại giặc để dò xét tình hình quân giặc Tô Định ở các thành như thế nào, sẽ quay về cấp báo. Bà Trưng cùng với em gái là Trưng Nhị đem quân đánh với Tô Định, chỉ một trận là bắt được Tô Định, liền đem ra chém đầu ở Ngũ Lĩnh. Sau khi Tô Định chết, quân giặc tan .Trưng Vương lên làm vua và ban chiếu mời các tướng lĩnh về triều mở tiệc linh đình, tặng phong cho các tướng sĩ theo thứ bậc khác nhau. Trưng Vương ban cho bà ả Lã thực ấp ở huyện Đông Ngàn.

 Nguồn tham khảo: http://hatvan.vn/…/…/di-tich-tho-a-la-nang-de-o-ha-noi.2965/

3. Thạch Quỷ

Thạch Quỷ là truyền thuyết ở Bình Định. 

Thạch Quỷ thứ nhất là Tảng đá Nguyễn Ánh dùng để kê đầu quân Tây Sơn mà chặt. Tích rằng mỗi đêm từ tảng đá này lại có một chiếc đầu lâu trồi ra, lăn đi khắp các nhà quan đập cửa. Có tích lại bảo bên trong tảng đá có một hồn nữ và một hồn võ tướng. Hiện nay tảng đá được dùng để làm bậc thềm trước cửa một ngôi chùa. 

Thạch Quỷ thứ hai là sáu phiến đá vuông Nguyễn Ánh dùng để kê đầu quân Tây Sơn cho voi giẫm, hiện nay chỉ còn một phiến. Truyền khẩu dân gian kể lại có pháp sư từng đem phiến đá này về hòng thu phục âm binh nhưng liền chết ngay trong ngày. Thạch quỷ dường như có thể phát ra điện, vào những ngày nhất định hễ chạm vào cả người sẽ tê rần. Về sau, thạch quỷ được một sư thầy trấn áp và ở lại chùa từ đó. Tên gọi Thạch quỷ cũng từ sư thầy mà ra. 

Thạch Quỷ thứ ba là hòn đá mặt quỷ. Dân làng tin rằng hòn đá tỏa ra uy lực át chế cả lửa và là nguyên nhân của trận mưa lớn bảy ngày bảy đêm làm hại vô số người dân nơi đây. Một thời gian sau, ở ngay đối diện đá mặt quỷ bỗng nảy mầm một cây đa. Trăm năm trôi qua, từ ngày cây đa nảy mầm mọi tai ương dường như biến mất. Dân gian vẫn tin rằng cây đa vẫn đang ngày đêm trấn yểm hòn đá này.

4. Âm binh

 Âm binh là những oan hồn uổng tử bị chết oan, như chết trận mà ko đc chôn cất đàng hoàng chẳng hạng. Phù thuỷ pháp sư sẽ tới những nơi tha ma mộ địa hay những chiến trường xưa củ để thu những loại oan hồn đó làm âm binh, dân trong nghề gọi đây là bước thu binh. Âm binh rất nguy hiểm, có thể phản chú bất chứ lúc nào, người bị phản có thể bị vặn cổ chết ngay lập tức. Âm binh cơ bản chia làm ba dạng là âm binh thường, soái vong hoặc quan vong và mạnh nhất là đế vong. Đế vong là mạnh nhất và hiếm nhất, đó là oan hồn của những vị vua bị phá lăng mộ, bị phế truất, thi thể bị trấn yểm thành ra phải lang thang. Đế vong có sức mạnh dời non lấp biển, trong giới pháp sư chưa ai thu phục đc. Tiếp theo là quan vong và soái vong, đỉnh cao trong thuật luyện âm binh. Loại binh này là oan hồn của những vị tướng chết trận nhưng linh khí vẫn còn, uy lực tuy thua đế vong rất nhiều nhưng cũng ko kém phần lợi hại. Còn quan vong là những quan văn bị dính phải nỗi oan khuất tày đình nên ko siêu thoát đc, uy lực ko kém soái vong. Ai thu đc 1 trong hai loại binh này thì sẽ có hơn hàng vạn âm binh khác tự khắc đi theo nhưng phải đánh đổi bằng cả tính mạng để thu phục.

5. Ma Thần Vòng và Thiên Linh Cái

Ma thần vòng là hồn người chết do tự sát bằng cách treo cổ và thường hay lanh quanh ở cái gốc cây mà họ đã từng treo cổ để xúi người chết theo. Đây là loại ma có nhiều oán khí và rất khó trị, nếu muốn trị thì phải đốt đi sợi dây oan nghiệt mà họ đã từng dùng để treo cổ mới dứt.

Thiên linh cái là 1 cái sọ người của người phụ nữ còn trinh chết vào giờ linh hoặc chết thảm như sét đánh, chết cháy. Các pháp sư sẽ đem xác về chôn và trồng 1 cây chuối, đủ 49 ngày sẽ đào lên và nhặt chiếc đầu lâu và hồn cô gái thờ ở nhà trên để luyện tà thuật.

6. Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên

Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên còn có các danh hiệu khác như Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Cửu Trùng Thiên, Thiên Thanh Công Chúa, Cửu Trùng Thánh Mẫu,... 

Tương truyền, bà vốn là con vua Ngọc Hoàng có tên Đệ Nhị Quỳnh Hoa. Nhiều nơi gọi bà là Thánh Mẫu Cửu Trùng, tích về bà vốn là vị Thánh cai quản chín tầng trời, nguyên gốc chính là vị Cửu Thiên Huyền Nữ. Bà là một trong Tứ Bất Tử của Việt Nam, thời nhà Nguyễn sắc phong bà là "Mẫu Nghi Thiên Hạ".

 Lần giáng sinh thứ nhất: Vào thời Hậu Lê, tại phủ Nghĩa Hưng, trấn Sơn Nam có ông Phạm Huyền Viên kết nghĩa phu thê với bà Đoàn Thị Hằng. Họ là những người sống hiền lành, tu nhân tích đức nhưng đã ngoài tứ tuần vẫn chưa có con. Vào rằm tháng hai năm nọ bà được Ngọc Hoàng báo mộng sẽ cho công chúa Hồng Liên con Trời đầu thai vào nhà bà, sau đêm đó bà mang thai. Vào ngày mồng sáu tháng ba năm Quý Sửu, trời tỏa hoàng vân, lúc phu nhân trở dạ, ông Huyền Viên trông thấy bóng tiên cô bước xuống bên thềm cửa, lát sau thì phu nhân hạ sinh tiểu thư. Phạm gia vui mừng đặt tên tiểu thư là Phạm Tiên Nga. Tiên Nga lớn lên dung mạo hơn người lại đoan trang thục đức, có rất nhiều công tử nhờ người đến mai mối nhưng đều bị nàng từ chối vì cha mẹ cần người bên cạnh quạt lạnh ấp nồng. Vào năm Nhâm Ngọ, ông Phạm Huyền Viên mãn kiếp từ trần, vài năm sau thì mẹ nàng cũng quy tiên. Tiên Nga an táng cha mẹ, để tang ba năm thì lên đường chu du khắp nơi làm việc phước lành. Bà dùng tiền của bản gia làm việc đắp đê, xây cầu, khai khẩn đất đai, khơi ngòi sông suối, giúp đỡ bá tánh đói nghèo bệnh tật, xây đền cất chùa,... Năm ba mươi sáu tuổi, bà cho dựng ngôi Kim Thoa Tự bên bờ sông Đồi để phụng thờ Bồ tát Quan Âm cùng phụ mẫu quá cố. Sau đó bà cho trùng tu các chùa Sơn Trường, Long Sơn, Thiện Thành. Tại chùa Đồn Xá, bà chiêu dân tha phương lại một nơi, lập ra làng ấp, dạy dân cách trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải. Đến mồng hai tháng ba năm Quý Tỵ, thời Hồng Đức, trời nổi mưa giông kéo đến, bà hóa thân về cõi thiên cung.

Lần giáng sinh thứ hai: Năm Đinh Tỵ thời Lê Thiên Hựu, bà giáng trần là con ông Lê Thái Công và bà Trần Thị Phúc. Ông Thái Công nhìn mặt con gái giống nàng tiên bưng khay rượu trong bữa tiệc chúc thọ Ngọc Hoàng nên đặt con tên Lê Giáng Tiên. Ở kiếp này, bà kết duyên cùng ông Trần Đào Lang, họ sinh được một người con trai đặt tên Nhân và một người con gái đặt tên Hòa. Vào năm Đinh Sửu thời Lê Gia Thái, bà không ốm đau bệnh tật, thanh thản quy tiên, năm ấy bà vừa tròn hai mươi mốt tuổi. Giáng Tiên về trời theo lệnh Ngọc Hoàng nhưng lòng thương đối với phụ mẫu song thân cùng phu quân, hài nhi vẫn còn nên lại trở xuống nhân gian, đến nơi là lúc bản gia đang lo ma chay cho nàng. Ai nhìn thấy Giáng Tiên cũng đều vui mừng, nàng đem sự tình kể hết và khuyên nhờ anh chị chăm sóc cho cha mẹ, lần này nàng hạ phàm không thể như lần trước sau đó lại về thăm chồng cùng con. Nàng cũng kể hết mọi việc cho chồng, khuyên chàng cố gắng lập đường công danh, báo đáp song thân, nuôi dạy các con rồi quét dọn nhà cửa, may vá quần áo cho con sau đó lại biến đi mất. Cứ như vậy, thỉnh thoảng nàng lại hiện về chăm sóc gia đình rồi lại đi mất. Mãi đến nhiều năm sau khi hai con đã lớn khôn, Đào Lang cũng công thành danh toại thì nàng mới từ biệt để ngao du thiên hạ.

Lần giáng sinh thứ ba: Nghĩa tình chưa dứt, vào năm Canh Dần thời Lê Khánh Đức, bà đến làng Tây Mỗ, Thanh Hóa gặp ông Mai Thanh Lâm (hậu kiếp của Trần Đào Lang) và kết duyên, họ sinh ra một người con trai đặt tên là Cổn. Vào năm Mậu Thân thời Lê Cảnh Trị, bà vân du về trời.

Nguồn: Trần Thị Minh Anh

7. Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn

Thánh Mẫu Thượng Ngàn hay còn gọi là Bà Chúa Thượng Ngàn, Lâm Cung Thánh Mẫu là một trong ba vị Tam Tòa Thánh Mẫu, bà vốn là con vua Ngọc Hoàng do tính tình thẳng thắng khó bảo nên được cha giao cho cai quản nơi núi rừng hoang vu. Từ lúc bà về ngự thì mùa vụ nào cũng thành công bội thu, bà còn dạy dân cách dùng lửa vì vậy dân rất đem lòng kính ngưỡng bà.

Nghĩa mẫu Sơn Tinh: Trong một lần đi săn, Mẫu Thượng Ngàn nhìn thấy một đứa trẻ nằm chết dưới gốc cây. Cảm thương cho phần đoản mệnh, bà mang về truyền sinh khí rồi cứu chữa tận tình. Cậu bé lớn lên thông minh lanh lợi lại có tài có đức, bà đặt tên Sơn Tinh và giao cho cai quản vùng núi Ba Vì.

Giáng thế vì dân: Sau khi Sơn Tinh lớn lên thì cũng đến ngày phải thành gia lập thất, ông đến hỏi cưới nàng Mỵ Nương con gái vua Hùng và được ban ra luật phải mang sính lễ đến đúng giờ thì mới được thành thân cùng công chúa. Giỏi bề tài trí nên Sơn Tinh đã đến đúng giờ và kết duyên cùng Mỵ Nương, Thủy Tinh tức giận dâng nước khiêu chiến. Trận chiến kinh thiên động địa đó lưu truyền mãi về sau, và cũng chính trong lần giao tranh giữa đất liền và biển cả ấy, lúc muôn phần loạn lạc, Thượng Ngàn Thánh Mẫu đã chẳng may ra đi. Bà trở về Thiên Giới nhưng lòng thương xót cho dân chúng bơ vơ, bà xin vua cha cho hạ phàm. Nhìn thấy trần duyên chưa dứt, Ngọc Hoàng cho bà hạ phàm làm con gái của Sơn Tinh và Mỵ Nương là La Bình.. Sau này, La Bình lớn lên đích thân dạy dân Việt ta mọi điều. Từ săn bắn thú rừng đến trồng trọt nương rẫy, xây dựng nhà cửa, đắp ruộng bậc thang, hái thuốc chữa bệnh,... Những khi Tản Viên Sơn Thánh đi vắng mà dân kêu gọi thì La Bình thay cha gánh vác mọi sự, Người cũng rất được chư vị Sơn Thần kính trọng. Bà có nhiều phép thần thông quảng đại lại được Ngọc Hoàng ban cho bà trở thành vị thánh bất tử để đời đời săn sóc muôn dân. Dân Việt ta tôn kính bà vì công ơn phù hộ cho quốc gia được bình an thịnh trị nên gọi là Mẫu.

Nguồn: Trần Thi Minh Anh

8. Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ

Mẫu Đệ Tam hay còn gọi là Thủy Cung Công Chúa là vị Mẫu cai quản miền sông nước. Trong điện thờ Mẫu, bà ngồi bên cạnh Mẫu Liễu, mặc trang phục màu trắng để biểu thị nơi vùng bà ngự và màu trắng ấy cũng nhắc về nỗi oan khiên buồn bã của bà. Chữ "Thoải" là đọc lệch âm từ chữ Thủy, về sau vẫn nhiều nơi gọi bà là Mẫu Thủy.

 Tương truyền nàng vốn là con vua Bát Hải Long Vương Thủy Quốc Động Đình, nghe lời phụ vương, kết duyên cùng con vua Đất là chàng Kính Xuyên. Khi phu quân đi vắng, bà ngồi bên thềm khâu vá đã vô tình để kim đâm vào đầu ngón tay nhỏ huyết. Nàng dùng tấm vải trắng thấm đi máu ấy, không ngờ ả tỳ thiếp Thảo Mai đã lén nhặt lấy rồi vu oan giá họa. Kính Xuyên nghe lời Thảo Mai nghi hoặc nàng đã cắt máu thề nguyền để tư thông cùng nam nhân khác. Kính Xuyên nóng giận hồ đồ chẳng nghe lời minh oan của nương tử, sai người đóng cũi đưa nàng lên rừng cho cầm thú ăn thịt.Nào ngờ nơi núi rừng hoang vu tưởng bề vong mạng, nàng lại được muôn loài yêu quý dâng lên quả thực, nước uống. Trời cao ban đức hiếu sinh đã đưa đường dẫn lối cho chàng thư sinh Liễu Nghị đi ngang nơi ấy nhìn thấy nàng. Khi nghe nàng kể tỏ tường mọi việc thì chàng hứa sẽ giúp đỡ nàng rửa oan cho phận nữ nhi. Nàng đưa cho Liễu Nghị một lá thư, chàng mang lá thư ấy ra bờ Long Giai ở Đông Hải, nơi này có một cây ngô đồng lớn, chàng rút chiếc kim thoa gõ vào thân cây ba cái, tiếng ngô đồng truyền âm vạn dặm. Lúc này dưới nước ngoi lên một đôi bạch xà thân dài vạn trượng, chàng tâu lại mọi việc, nhị vị rắn thần quyết định đưa chàng xuống Long Cung. Sau khi biết chuyện, Vua Thủy Tề cho trị tội Kính Xuyên và Thảo Mai, vua sai trưởng tử Xích Lân đón Công Chúa hồi quy Thủy Quốc, nàng và Liễu Nghị kết làm phu phụ, chàng được phong làm Quốc Tề Thủy Quan. 

Tích của vùng Thái Bình cho rằng năm xưa thời lập quốc vua Kinh Dương Vương trong lúc chu du thiên hạ đã gặp người con gái quốc sắc thiên hương, nàng chính là Long Nữ con gái Long Vương. Họ kết tơ duyên, sinh ra Sùng Lâm, chàng lớn lên chính là vua rồng Lạc Long Quân. Lại nói, cổ truyện kể rằng năm xưa vua Lạc Long Quân có ba người con gái tài sắc hơn người là Thủy tinh Động Đình Ngọc Nữ Công chúa, Hoàng Bà Đoan khiết Phu nhân và Tam Giang Công chúa. Ba bà được cha giao cho cai quản miền sông biển nước Nam, họ đóng dinh cơ ở sông Nguyệt Đức và có nhiệm vụ coi sóc sông nước, luồng lạc, dạy dân chế tạo thuyền bè, đan lưới bắt cá, chế ngự các vị thần mưa, thần gió nếu các vị này dám đến xâm hại. Sau này ba vị được gọi chung là Thánh Mẫu Đệ Tam. 

Khi vua Lý Thái Tông đời Lý lên ngôi, việc trị thủy nước ta vẫn chưa hoàn chỉnh, dù đã đắp đê xây bờ nhưng ác lũ vẫn tràn về. Triều đình lập đàn cầu đảo, Mẫu Thoải linh ứng sai quân đi giúp dân đắp đê xây bờ khắp chốn Thăng Long, đê điều kiên cố, bá tánh an cư, từ con đê ấy mới hình thành một vùng phía trong sông Hồng. Suy ra, từ thần tích của bà mà có thủ đô Hà Nội ngày nay.Lại kể đến thời Lê, nước Hồng Hà dâng cao tràn bờ, vua thân hành làm lễ Nam Giao, Mẫu Đệ Tam hiển linh giúp dân chống lũ, diệt trừ thủy quái. Đến đồi Lê Thánh Tông, vua mở rộng bờ cõi vào đất Chiêm Thành, đến vùng Phú Xuyên giông gió nổi lên không ngừng, vua thành tâm kính bái Thủy Cung Thánh Mẫu, bà cho lệnh dừng ngay sóng gió, mở đường cho vua hành cuộc Nam tiến.Ngoài ra, cả hai lần Trần Nhân Tông đánh quân Mông Nguyên và Lê Lợi chống giặc Minh, Mẫu Thủy đều linh ứng phò vua bảo vệ bờ cõi, những nơi ấy phát tích, dân ta kính ngưỡng phụng thờ, ngày nay danh tiếng các đền đều nổi danh, con nhang đệ tử chiêm bái không ngừng.

Nguồn: Trần Thị Minh Anh

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn