Form Your Soul Tải ebook mới nhất của mình Content Writing for Everyone tại đây nhé: https://bit.ly/37b1P4c

Liệu có nên sống thử trước khi cưới?

Đăng 6 năm trước

Tại sao rất nhiều cặp đôi lại thích sống thử trước khi cưới? Liệu có phải vì sự thú vị, tiết kiệm chi phí hay vì một lý do sâu xa nào khác?

Cách đây 50 năm, việc ăn ở như vợ chồng với một người nào đó được mô tả bằng những tên gọi miệt thị và thường được cho là trái với đạo lý thông thường. 

Ngày hôm nay, bức tranh này đã tương đối khác xưa. Sống cùng nhau trước khi cưới đã tăng lên 1500% kể từ những năm 1960, và 30% chỉ trong thập kỷ trước. Trong khi gần nửa dân Mỹ không chấp nhận sự sắp xếp này vào năm 1981 thì ¼ thế kỷ sau đó, con số này lại giảm xuống còn 27%. Ngày hôm nay, ⅔ các cuộc hôn nhân mới đều bắt đầu bởi sống thử.

Tại sao sống cùng nhau trước khi cưới lại trở nên vô cùng phổ biến đến vậy? Có nhiều lý do và chắc chắn cũng là do quá trình thế tục hóa (secularization) nói chung của nền văn hóa. Lẽ tự nhiên, sống thử trước hôn nhân chỉ ra rằng một cặp đôi đang ngủ với nhau trước khi cưới. Vì các quy chuẩn tôn giáo đang dần ít có khả năng chi phối trong nền văn hóa và sự dính chặt vào chúng cũng lỏng lẻo hơn nên việc sống thử rồi cảm thấy xấu hổ với gia đình/xã hội đã bị giảm đáng kể trong khi việc chấp nhận nó thì tăng lên rất nhanh. Những lý do khác cho sự tăng lên tỷ lệ sống thử còn thực tế hơn nhiều. Chẳng hạn, các cặp đôi thường liệt kê ra một loạt các lợi ích kinh tế như chia sẻ tiền thuê nhà, đồ dùng, tiện nghi… như là động lực để chuyển đến ở cùng nhau. 

Tuy nhiên, lý do phổ biến nhất khiến các cặp đôi quyết định đến sống cùng nhau trước khi cưới lại là để kiểm tra liệu họ có hợp nhau về lâu dài - đặc biệt khi liên quan đến hôn nhân. Trưởng thành sau mỗi lần ly hôn, cả đàn ông lẫn phụ nữ đều xem sống thử như là cách rủi ro thấp, ít tốn kém để thử nghiệm mối quan hệ khi đã trở thành vợ chồng và tránh những sai lầm của bố mẹ họ. Thực tế, ⅔ những người trẻ tin rằng sống cùng nhau trước khi cưới là cách hiệu quả để tránh ly hôn và chắc chắn về một sự hợp nhất hạnh phúc. 

Ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng xem xét cả hai phía (ủng hộ và phản đối) của vấn đề sống thử trước khi cưới, thảo luận các nghiên cứu đã được thực hiện chỉ bởi những tổ chức học thuật trung lập, không theo phe phái nào cả và chia sẻ những thông tin đã được lưu hành rộng rãi và thường bị lờ đi tính chất thích hợp của việc sống cùng nhau trước khi cưới.

Vì tinh thần mộ đạo, câu trả lời cho câu hỏi liệu rằng có nên sống thử trước khi cưới đơn giản là “không”. Nhưng với những cặp đôi mà họ ít chắc chắn về vị trí của họ thì những mục tiêu dưới đây lại trở thành một sự giúp đỡ cho việc xem xét câu hỏi mà thường không được cân nhắc là nghiêm trọng như việc nó nên vậy, và trong việc đưa ra những quyết định quan trọng tốt hơn mà sẽ tác động lớn tới hạnh phúc của cả hai và từng cá nhân. 

Tác động của việc sống thử tới sự bền vững và hài lòng trong hôn nhân

Ở mức độ trực giác, dường như rõ ràng rằng những cặp đôi mà đã từng thử sống cùng nhau và cuối cùng, kiểm tra được sự phù hợp của nhau thì có thể đưa ra những quyết định dựa trên lý trí tốt hơn về việc liệu có nên làm đám cưới và do đó, sẽ có cuộc hôn nhân thành công và bền vững hơn. 

Tuy nhiên, gần 12 nghiên cứu được thực hiện kể từ những năm 1970 đã chỉ ra một kết quả rất trái ngược rằng sống thử trước khi cưới dẫn đến một cuộc hôn nhân kém hạnh phúc, kém bền vững và khả năng ly hôn cũng cao hơn. Nghiên cứu giá trị này đã phát hiện ra rằng những cặp đôi sống cùng nhau trước khi trở thành vợ chồng thực tế có khả năng sẽ tan vỡ nhiều hơn 33% so với những người không sống thử.

Các nhà nghiên cứu gọi kết quả ngược đời này là “hiệu ứng sống thử” (cohabitation effect) và thường giả định rằng nó có vẻ liên quan nhiều đến những người quyết định sống thử hơn là bản chất sống thử. Cụ thể, bởi vì nhiều kiểu “phi truyền thống” - những người mà ít mộ đạo và ít toàn tâm toàn ý với truyền thống cưới xin - nhiều khả năng sẽ sống cùng nhau trước khi cưới, họ cũng có nhiều khả năng ly hôn nếu như mối quan hệ bắt đầu tồi tệ. “Hiệu ứng sống thử” do đó là vấn đề của sự tương quan hơn là kết quả.

Mặc dù khá nhiều bằng chứng tồn tại hỗ trợ cho lý thuyết này nhưng đa phần các nghiên cứu vẫn nhận thấy rằng “hiệu ứng sống thử” - thậm chí cả khi kiểm soát những thứ như tôn giáo, chính trị và giáo dục, khiến các nhà nghiên cứu đi tới kết luận về bản thân việc sống thử thay vì đơn giản là những người sống thử - cũng có một vài tác động tới việc làm tăng khả năng ly hôn và làm giảm sự hài lòng trong hôn nhân. 

Tuy nhiên, khi sống thử ngày càng trở nên phổ biến hơn, và ngày càng được lựa chọn bởi những con người truyền thống thì tác động tiêu cực của nó tới ly hôn quả thật đã giảm, và thậm chí còn biến mất. Một nghiên cứu gần đây phân tích những cặp đôi cưới từ năm 1996 đã nhận thấy không có mối liên hệ giữa việc sống thử trước khi cưới và sự đổ vỡ sau đó. Điều quan trọng hơn ở đây là trong khi có nhiều bằng chứng mới được phát hiện cho thấy sống thử không có hại cho sự bền vững của hôn nhân thì cũng chẳng có bằng chứng nào chứng tỏ nó có lợi cả. Điều này có lẽ không làm tăng cơ hội dẫn tới ly hôn nhưng nó hoàn toàn cũng không làm giảm. 

Thêm nữa, thậm chí khi các cặp đôi mà đã từng sống thử trước khi cưới không thực sự chia tay thì cũng có bằng chứng đề xuất rằng họ có cuộc hôn nhân kém hạnh phúc so với những người chỉ chuyển đến ở với nhau sau khi đã làm đám cưới. Nhiều nghiên cứu cũ hơn còn phát hiện ra mối liên hệ giữa sống thử trước khi cưới và sự sụt giảm về sự hài lòng trong hôn nhân, trong khi nhiều nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng thậm chí khi đã kiểm soát các nhân tố được lựa chọn thì nhiều cặp đôi đã lấy nhau mà sống với nhau trước khi cưới (hoặc đính hôn) “có nhiều tương tác tiêu cực, sự cam kết giữa hai người thấp hơn, chất lượng mối quan hệ thấp hơn, và sự tự tin trong mối quan hệ cũng thấp hơn”, và có khả năng gấp gần 2 lần sẽ ly hôn ở một thời điểm không xác định.

Tất cả những điều này để nói rằng dù bạn sẽ phải phát điên lên khi cưới một ai đó mà bạn chưa từng sống chung trước đó là điều bình thường nhưng thực tế, sống thử dù gì đi nữa cũng chẳng đưa ra bất cứ giá trị bảo vệ nào cả, và cũng chẳng thuận lợi hơn việc chuyển đến ở cùng nhau sau khi đã bước chân vào giáo đường. Giống như một nghiên cứu đã tóm tắt điều này như sau: “không một đóng góp tích cực nào của sống thử đối với hôn nhân đã từng được tìm thấy”.

Điều gì giải thích cho kết luận hoàn toàn trái ngược này?

Có lẽ rằng sống thử không thực sự tốt hoàn toàn với vai trò là một bài thực hành cho hôn nhân. Trong cuốn The Defining Decade, nhà tâm lý học lâm sàng Meg Jay - người chuyên làm việc với những người trong độ tuổi 20 đến 29, quan sát thấy sống với một người nào đó có nhiều khả năng giống như “một chỗ giao nhau giữa bạn cùng phòng thời đại học và đối tác tình dục hơn là một sự cam kết kéo dài cả cuộc đời giữa vợ và chồng”. Bà miêu tả trải nghiệm của một cặp đôi sống thử điển hình: “Họ có ý tưởng thử nghiệm mối quan hệ của mình mà không suy nghĩ, nhưng họ đã không liều lĩnh bước vào những khu vực mà đặc trưng sẽ khiến cuộc hôn nhân căng thẳng: họ không trả tiền thế chấp, không cố gắng có con, không thức dậy nửa đêm với tiếng con khóc, dành những kỳ nghỉ với bố mẹ của nhau khi họ không muốn, tiết kiệm để đi học đại học và nghỉ hưu hay xem tiền lương hàng tháng và hóa đơn thẻ tín dụng của nhau”.

Sống với một ai đó có thể có nhiều lợi ích”, Jay kết luận, “nhưng một cuộc hôn nhân về cơ bản không phải là một trong số đó”.

Nó cũng có thể là lợi ích tích cực của việc làm quen với toàn bộ thói quen tật xấu trong cách sống của người bạn đời trong giai đoạn sống thử chưa phải là hôn nhân nhưng rồi cũng sẽ được cân bằng bởi những thói quen hôn nhân tiêu cực tăng lên trong khoảng thời gian đó.

Nghiên cứu chỉ ra rằng “những cặp vợ chồng sống thử trước khi cưới biểu lộ cách giải quyết vấn đề và những hành vi hỗ trợ tiêu cực và ít tích cực hơn trong so sánh với những cặp vợ chồng không sống thử”, một kết quả nghiên cứu mà được thực hiện thậm chí khi “các biến số chức năng liên nhân, nội tâm, và nhân khẩu - xã hội” bị kiểm soát. Các nhà nghiên cứu đã phát triển một lý thuyết rằng bởi vì sống cùng nhau trước khi cưới được xem là một cuộc “chạy thử” có khả năng tạm thời, những người đối tác có ít động lực để thực sự bắt đầu tìm hiểu và học các kỹ năng giải quyết mâu thuẫn mà sẽ giúp mang lại một cuộc hôn nhân và mối quan hệ lâu dài lành mạnh. Trong giai đoạn sống thử, khuôn mẫu cam kết một phần, thậm chí là về mặt tiềm thức, trở nên ăn sâu và khi đó, sẽ tác động tới cả cuộc sống hôn nhân. Một nhân tố có ý nghĩa hơn trong sự hài lòng sụt giảm của những vợ chồng mà sống cùng nhau trước hôn nhân đó là họ có thể “chấp nhận” lẫn nhau, sa ngã vào hôn nhân thay vì đưa ra một quyết định thận trọng hơn về việc cưới xin. 

Sa ngã và ra quyết định

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng một trong những chìa khóa dẫn tới các mối quan hệ hạnh phúc, lành mạnh đó là chuyển sang những bước chuyển tiếp quan trọng một cách thận trọng. Liệu rằng đó là quyết định làm tình, đến sống cùng nhau trong một căn phòng, cưới hay có con, các cặp đôi mà thực hiện sự chuyển tiếp này với chủ ý - với những cuộc thảo luận giữa hai người về ý nghĩa, các kỳ vọng, kế hoạch và mục đích - sẽ có khả năng êm ấm, hạnh phúc. 

Không may rằng, sống thử trước khi cưới thường có tác động làm giảm ý chí cần thiết để chuyển tiếp một cách thành công tới hôn nhân.

Như Jay đã ghi chú, “Chuyển từ hẹn hò sang ngủ với nhau, sang ngủ với nhau nhiều hơn, sang sống thử có thể là một cú xuống dốc dần dần, được đánh dấu bởi những chiếc nhẫn hoặc những nghi lễ hoặc đôi khi thậm chí là một cuộc trò chuyện”.

Giáo sư nghiên cứu khoa học Scott Stanley gọi động lực này là “sa ngã trong so sánh với ra quyết định”.⅔ những người sống thử thực tế là những người sa ngã - những người mà không hề thảo luận nhiều về quyết định chuyển đến ở cùng nhau. Nó chỉ cứ thế mà đến thôi.  

Thiếu sự thận trọng này có lẽ là bởi vì quan điểm phổ biến về việc sống cùng nhau như là lời đề xuất có rủi ro khá thấp; nếu có thứ gì đó không phù hợp, về mặt logic, chúng ta sẽ chia tay và chuyển ra ngoài ở. Đủ dễ để làm. 

Tuy nhiên trong khi chia tay khi đang sống cùng nhau, về mặt logic và pháp lý, thì chắc chắn dễ hơn ly hôn thì về mặt tâm lý, nó còn khó hơn so với điều mà nhiều cặp đôi nhận ra. Theo Jay giải thích, những người sống thử không thể đoán trước được cách mà các nhân tố trong nền kinh tế học hành vi như “consumer lock-in” (điểm ngưỡng mà khách hàng sẽ bị “khóa” vào dịch vụ của bạn vì họ quá phụ thuộc vào sản phẩm/ dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp) và “switching cost” (chi phí chuyển sang dịch vụ/ sản phẩm của công ty khác) hoạt động không chỉ trên thị trường mà cũng là trong các mối quan hệ, và có thể sa vào một mối quan hệ khó hơn là thoát ra khỏi nó:

Điểm ngưỡng là khả năng ngày càng giảm để tìm kiếm những lựa chọn khác, hoặc thay đổi sang một lựa chọn khác, một khi việc đầu tư vào thứ gì đó đã được thực hiện. Thương vụ đầu tư đầu tiên này, được gọi là chi phí cài đặt, có thể lớn hoặc nhỏ. Một lá đơn. Một khoản phí vào cửa. Rắc rối của việc tạo tài khoản trực tuyến. Một khoản tiền trả trước cho một chiếc xe hơi. Chi phí cài đặt càng lớn thì càng ít khả năng chúng ta sẽ chuyển sang một chiếc khác, ngay cả khi nó tốt hơn sau đó. Nhưng thậm chí một khoản đầu tư tối thiểu cũng có thể dẫn đến điểm ngưỡng, đặc biệt khi chúng ta đối mặt với các chi phí chuyển đổi. Các chi phí chuyển đổi - hoặc thời gian, tiền bạc hoặc công sức đều yêu cầu sự thay đổi - phức tạp hơn. Khi chúng ta thực hiện đầu tư lần đầu vào thứ gì đó, các chi phí chuyển đổi là giả định và thuộc về tương lai, nên chúng ta có xu hướng đánh giá thấp chúng. Thật dễ để tưởng tượng rằng chúng ta sẽ có một chiếc thẻ tín dụng mới sau đó hoặc đối mặt với việc phá vỡ hợp đồng khi đến thời điểm. Vấn đề là khi thời điểm đến, các chi phí chuyển đổi cũng lớn hơn rất nhiều so với ban đầu.

Sống thử bị nhồi nhét với rất nhiều chi phí cài đặt và chuyển đổi, các thành phần cơ bản của một điểm ngưỡng. Chuyển đến ở cùng nhau có thể thú vị và tiết kiệm, và các chi phí cài đặt cũng tích tụ dần mà không hề bị phát hiện. Sau nhiều năm sống giữa đống rác rưởi của đứa bạn cùng phòng, chúng ta sẽ rất hạnh phúc với việc chuyển ra ngoài ở trong một căn hộ với một phòng ngủ đẹp đẽ. Các cặp đôi dùng chung WiFi, thú cưng và tận hưởng những lần đi mua sắm nội thất mới cùng nhau. Sau đó, những chi phi cài đặt này sẽ ảnh hưởng tới khả năng mà chúng ta sẽ ra đi.

Một khi một cặp đôi đã được cài đặt với một căn hộ chung, thói quen hàng ngày, chó và một nhóm bạn thì việc tập trung ý chí để chia tay sẽ trở nên càng khó khăn hơn. Khi hai cuộc đời đã được trộn lẫn một cách nhuần nhuyễn với nhau thì việc chia tách họ, bắt đầu lại từ đầu một lần nữa sẽ đòi hỏi nhiều công sức; viễn cảnh cũng trở nên có chút nản lòng. Dường như dễ dàng hơn để tiếp tục với những thứ đang xảy ra hiện tại, thậm chí khi chúng không phải là lý tưởng. Quán tính đã lấn át.

Như kết quả việc “gắn chặt” cuộc đời mình với một người tình/người cùng phòng quá sớm, mọi người sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội để hẹn hò với những người mà có thể hợp với họ hơn. Giống như Jay đã từng nói trong một cuộc phỏng vấn rằng: “Tôi có những khách hàng nói rằng “tôi đã dành nhiều năm ở độ tuổi 20 sống cùng với một người mà tôi sẽ không hẹn hò nếu chúng tôi đã không sống cùng nhau 1 năm”. 

Nghiêm túc hơn, một nghiên cứu đề nghị rằng “những cặp đôi mà lẽ ra không cưới thì cuối cùng sẽ cưới bởi vì quán tính của sống thử”. Họ chấp nhận bước vào giáo đường: “chúng con có lẽ cũng sẽ sống cùng với nhau vì chúng con đã dành quá nhiều thời gian bên nhau” trở thành “chúng con có lẽ cũng ở bên nhau vì con không thể tìm thấy một ai khác”, và cuối cùng “chúng con có lẽ cũng cưới vì chúng con đã sống bên nhau quá lâu rồi”.

Điều này có lẽ đặc biệt đúng khi các cặp đôi ngoài 30 tuổi và khi càng nhiều bạn bè của họ bắt đầu cưới. Viễn cảnh tìm thấy một người mới khi các lựa chọn ngày càng ít đi và viễn cảnh không kết hôn khi những người khác ngày càng ổn định có thể tạo động lực cho các cặp đôi ở cùng nhau và mặc dù nhiều mối lo ngại nhưng vẫn nắm lấy điều dường như là bước tiếp theo trong mối quan hệ và cuộc đời của họ. Chẳng dại gì mà thả mồi bắt bóng (cố gắng nắm lấy một thứ gì đó còn hơn là mạo hiểm nó để cố gắng có được thứ tốt hơn). 

Jay cũng giả định rằng hiệu ứng sa ngã có liên quan tới sống thử trước khi cưới cuối cùng có thể ngăn chặn các cặp vợ chồng khỏi việc cảm thấy như thể họ đã chọn lẫn nhau một cách có ý thức, dẫn tới nhiều sự bất an và ít hạnh phúc hơn trong hôn nhân:

Tìm thấy một mối quan hệ trong sự thuận tiện và mơ hồ có thể can thiệp tới quá trình xác nhận những người chúng ta yêu. Tất cả chúng ta nên cảm thấy tự tin rằng chúng ta đang lựa chọn những người bạn đời và những người bạn đời đang chọn chúng ta bởi vì chúng ta muốn ở cạnh họ, chứ không phải bởi vì sống cùng nhau vì tiện lợi hay bởi vì chia tay là phiền phức.

Bà kết luận rằng:

Tôi không phản đối hay ủng hộ việc sống thử, nhưng tôi ủng hộ những người trong độ tuổi 20 đến 30 hiểu rằng, không hẳn là sự bảo vệ ngược với ly hôn, chuyển đến ở với một ai đó sẽ làm tăng khả năng bạn ràng buộc mình với bạn, cho dù họ có phù hợp với bạn hay không.

Kết luận

Để tóm tắt lại tất cả những nghiên cứu trên: sống thử trước khi cưới không làm tăng cũng không làm giảm rủi ro ly hôn, nhưng có lẽ sẽ thúc đẩy động lực làm nhụt ý chí có chủ ý mà sẽ tăng rủi ro bước vào một sự hợp nhất không mấy tốt đẹp.

Tuy nhiên, nguy cơ của sa ngã với ra quyết định về cơ bản không có nghĩa bạn phải chờ để sống cùng cho tới khi bạn làm đám cưới.

Các nghiên cứu chỉ ra các cặp đôi mà không sống thử theo từng giai đoạn, chỉ sống với người mà họ cuối cùng sẽ cưới, và chờ chuyển đến sống với người đó cho tới khi kết hôn có cùng tỷ lệ bền vững và phù hợp trong hôn nhân giống như những người mà chỉ đến sống cùng nhau sau khi thực sự bước vào giáo đường. Nghi thức kết hôn, có một kế hoạch cưới kỹ lưỡng, chứa một chủ đích giết chết sự nhập nhằng mà có thể dẫn tới một sự hợp nhất hạnh phúc.

Tuy nhiên, nếu bạn sẽ chờ để sống cùng nhau cho tới sau khi đính hôn thì tại sao không duy trì nó lâu hơn chút nữa và chuyển đến ở sau khi hai người đã làm lễ cưới? Từ quan điểm khách quan, nó sẽ không có bất kỳ tác động tiêu cực nào cả tới các khả năng bạn có một cuộc hôn nhân hạnh phúc và lâu dài. Từ quan điểm chủ quan, nó sẽ tăng cường mạnh mẽ tác động chuyển tiếp của nghi thức đã gắn chặt hai cuộc đời thành một. Có rất nhiều thứ tương tự trong cuộc đời chúng ta, trong văn hóa chúng ta đến nỗi mà nó góp phần một cách chủ ý tạo ra những khoảnh khắc đáng nhớ, ý nghĩa, nhiều cảm xúc trong cuộc đời bạn. Cái đầu tiên là nói “em đồng ý” và quay trở về đúng căn hộ cũ mà bạn đã ở cùng họ trong một khoảng thời gian dài trước đó và cái thứ hai quan trọng hơn là bế cô ấy bước qua ngưỡng cửa để đi vào nhà, một cuộc sống mới, bây giờ không phải của riêng bạn hay cô ấy nữa, mà là của cả hai.


Theo Art of Manliness

Dịch: Formyoursoul.com

Chủ đề chính: #sống_thử

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn