Na Na

Liệu lịch sử loài người có phải viết lại vì khám phá này?

Đăng 7 năm trước

Nếu những nghiên cứu về khu di tích kim tự tháp Gunung Padang (Jawa Barat, Indonesia) hoàn toàn chính xác thì có lẽ các văn tự lịch sử thì cổ chí kim của loài người phải viết lại toàn bộ.

Khi nhắc tới kim tự tháp nhiều người sẽ nghĩ ngay tới những kim tự tháp nổi tiếng như kim tự tháp Kheops, Khufu hoặc đại kim tự tháp Giza, chứ ít ai biết rằng ở khu vực Đông Nam Á cũng có một kim tự tháp tên là Gunung Padang.

Kim tự tháp lâu đời nhất của Ai Cập được xây dựng cách đây gần 5.000 năm nhưng một cấu trúc ẩn sâu dưới đống đổ nát của kim tự tháp Gunung Padang có thể lâu đời hơn gấp 4 lần.

Guung Padang được giới khảo cổ biết đến từ năm 1914. Tuy nhiên không nhiều người biết được tầm quan trọng của di tích cổ đại này cho đến khi xuất hiện những kết quả chấn động từ những nghiên cứu gần đây.

Theo các nghiên cứu, Gunung Padang là kim tự tháp cuối cùng ở Đông Nam Á. Các nhà nghiên cứu suy đoán rằng công trình này này có rất nhiều căn phòng và hầm nằm bên dưới nền đất đắp cao được phủ kín bằng thảm thực vật dày đặc.

Di tích này từng được xác định niên đại lên đến ít nhất 5.000 năm tuổi, rồi từ 8.000 đến 10.000 năm và sau cùng lên đến niên đại được báo cáo là 23.000 năm. Trước đó di tích Göbekli Tepe (Thổ Nhĩ Kỳ) được coi là di chỉ cự thạch lâu đời nhất trên Trái Đất. Göbekli Tepe có niên đại khoảng 10.000 TCN, sớm hơn 4.000 năm so với bất kỳ công trình nhân tạo nào trên Trái Đất. 

Göbekli Tepe là một ngôi đền trên đỉnh của một mỏm thuộc một dãy núi nằm ở phía đông bắc thị trấn Şanlıurfa, phía đông nam Thổ Nhĩ Kỳ. Địa điểm này hiện đang được các nhà khảo cổ học Đức và Thổ Nhĩ Kỳ khai quật và được cho là đã được những người săn bắn-hái lượm dựng lên khoảng 10 000 năm trước.

Niên đại quá xa đó cho thấy Gunung Padang không chỉ là di tích cự thạch cổ xưa nhất trên Trái Đất, mà nó còn là công trình có dạng kim tự tháp cổ xưa nhất theo vốn hiểu biết hiện nay của chúng ta.

Tuy nhiên,kết quả này bị chỉ trích và chất vấn nặng nề bởi rất nhiều nhà nghiên cứu. Nguyên nhân là vì theo thuyết tiến hóa của Darwin, nền văn minh của nhân loại xuất hiện không thể quá 10.000 năm, thời điểm đó con người chỉ ăn lông ở lỗ, chưa tiến hoá và thông minh nên không thể xây dựng một di tích đồ sộ như vậy được.Tuy nhiên, cho đến nay chưa ai có thể tìm ra sai sót nào trong quy trình khoan lõi lấy mẫu định tuổi tại di tích này, hay trong các kỹ thuật xác định niên đại bằng phóng xạ được dùng để cho ra những kết quả. Vì vậy các nhà nghiên cứu khu di tích này đang giữ một quan điểm trung lập đối với niên đại của Gunung Padang và khi có ai hỏi về niên đại của di tích này, họ sẽ trả lời là “lớn hơn 5.000 năm tuổi …”.

Bất ngờ hơn là trong quá trình khoan lõi lấy mẫu định tuổi tại di tích này, các nhà khoa học đã thấy rằng phần lớn công trình bị chôn lấp bên dưới đã được gia cố bằng một loại xi măng nào đó. Trong thành phần của nó có chứa 45% quặng sắt, 41% silica và 14% đất sét, một loại hỗn hợp mà theo các nhà nghiên cứu, là một bằng chứng cho thấy những kỹ thuật xây dựng tinh xảo bậc cao đã từng được sử dụng quá trình thi công công trình này. Nhiều nhà nghiên cứu thậm chí còn nghi ngờ đây có thể là một mảng của thành phố Atlantis văn minh xa xưa bị trôi dạt tới đây.

Nếu các phương pháp xác định niên đại được sử dụng tại Gunung Padang là chính xác, thì di tích cổ đại này đã được xây dựng trong thời kỳ kỷ băng hà cuối cùng. Ở giai đoạn này, trên phương diện địa vật lý, khu vực này là rất khác biệt so với hiện nay. Trên thực tế, phần lớn khu vực Indonesia và Đông Nam Á  rất có thể từng là một bộ phận của một lục địa rộng lớn trong quá khứ.

Khu di tích Gunung Padang vẫn đang tiếp tục được giới khảo cổ tập trung nghiên cứu, khi bức màn bí mật về Kim tự tháp cổ xưa nhất ở Đông Nam Á được vén lên nó sẽ quyết định rằng lịch sử thế giới loài người có phải viết lại hay không. 

Nguồn Daily Mail, B.M

Chủ đề chính: #sự_thật_thú_vị

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn