Võ Đại Đại

Logistics: lựa chọn cho tương lai

Đăng 5 năm trước

Là một ngành nghề với cơ hội việc làm cao với mức lương hấp dẫn, thế nhưng lĩnh vực logistics dường như vẫn còn xa lạ với các bạn trong mối quan tâm chọn trường, chọn nghề, đây là ngành học không mới nhưng vẫn “lạ”

1. Giới thiệu về logistics

Thuật ngữ Logistics ngày càng được sử dụng rông rãi, tuy nhiên, Logistics là một trong những số ít thuật ngữ khó dịch nhất. Logistics có thể được định nghĩa là một quá trình tối ưu hóa về thời gian và chi phí trong việc chuyển dịch hàng hóa hay thông tin liên quan tới khâu đầu vào (nguyên nhiên liệu vật tư) và khâu đầu ra (sản phẩm cuối cùng) từ điểm xuất phát tới điểm tiêu thụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng; hiểu một cách đơn giản là dịch vụ giao, nhận và lưu trữ hàng hóa.

Logistics không phải là một ngành mới lạ tại Việt Nam bởi hiện nay có rất nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực này. Thế nhưng, mặc dù nhu cầu thị trường rất cao, nguồn nhân lực logistics hiện nay vẫn chưa đáp ứng đủ yêu cầu.

Logistics là ngành có mức lương “khủng”. Tại Việt Nam, nhân viên Logictics có mức lương khởi điểm từ 6 – 7 triệu/tháng, trong khi đó các vị trí Lãnh Đạo Cao Cấp và Quản Lý đang rất cần nguồn nhân sự để phát triển ngành. Cụ thể như mức lương cho vị trí Logictics Manager dao động từ 3.000 – 4.000 USD/tháng, vị trí Giám Đốc Chuỗi Cung Ứng (Supply Chain Director) có mức lương từ 5.000 – 7.000 USD/tháng.

2. Hoạt động của logistics

Cụ thể về các ngành nghề của Logistics. Logistics có thể chia làm 3 mảng chính là kho bãi, giao nhận và vận chuyển. Bên cạnh đó, Logistics cũng bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như:

- Dịch vụ bốc xếp hàng hoá, dỡ hoặc bốc xếp hàng hóa lên tàu, xe, container… 

- Dịch vụ cho thuê kho bãi và lưu giữ hàng hóa: thuê hoặc cho thuê các kho chứa nguyên liệu, thiệt bị, các kho bãi container… 

- Dịch vụ đại lý vận tải/ freight forwarder, dịch vụ này bao gồm hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế hoạch vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa. 

- Các dịch vụ bổ trợ khác: tiếp nhận, lưu kho, quản lý các thông tin có liên quan đến quá trình vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt chuỗi logistics, xử lý nhiều vấn đề phát sinh như hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá hạn sử dụng, hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa bị hư, lỗi mốt… tái phân phối các loại hàng hóa này, tiến hành hoạt động cho thuê và thuê mua container.Các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải, bao gồm:

– Dịch vụ vận tải hàng hải; 

– Dịch vụ vận tải hàng không

– Dịch vụ vận tải thủy nội địa 

– Dịch vụ vận tải đường bộ

– Dịch vụ vận tải đường sắt 

– Dịch vụ vận tải đường ống.Các dịch vụ logistics liên quan khác, bao gồm: 

– Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật; 

– Dịch vụ bưu chính; 

– Dịch vụ thương mại bán buôn; 

– Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao hàng; 

– Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.

3. Cấp bậc và lương cơ bản

– Logistics Officer ($300 – $700): Vị trí này không đòi hỏi nhiều kinh nghiệm, bạn có thể ứng tuyển vị trí này ngay khi bạn vừa mới ra trường. Mức lương khởi điểm của một nhân viên Logistics khá cao so với mặt bằng chung, khoảng 6-7 triệu/ tháng. 

– Logistics Supervisor ($1000 – $1500): Bạn có thể được cất nhắc lên vị trí này khi đã có trong tay 1-2 năm kinh nghiệm, tùy công ty mà bạn sẽ phụ trách vị trí Logistics Supervisor hoặc thăng tiến trực tiếp lên Logistics Manager.

– Logistics Manager ($1000 -$4000): Để trở thành Logistics Manager, bạn phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm cùng khả năng nói và viết tiếng Anh lưu loát. Mức lương có thể chênh lệch tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp nhưng mức cao nhất bạn nhận được có thể lên đến $4000, thậm chí hơn $5000. 

– Logistics Director ($4000 – $6000): Là người đứng đầu, quản lý, phân bổ và kiểm soát hoạt động Logistics trong công ty, bạn phải nằm lòng nghiệp vụ và có trên 8 năm kinh nghiệm. Nhiều công ty không có vị trí này mà chuyển thẳng lên thành Supply Chain Director.

– Supply Chain Director ($5000 – $7000): Đúng như tên gọi của mình, Supply Chain Director (Giám đốc chuỗi cung ứng) sẽ phụ trách tất cả các hoạt động Logistics liên quan đến chuỗi cung ứng không chỉ trong nước mà còn có thể ở phạm vi quốc tế. Trách nhiệm cao, đòi hỏi cũng nhiều nhưng mức lương bạn nhận được là hoàn toàn xứng đáng.

4. Học logistics ở đâu

Những lựa chọn tối ưu cho các bạn học logistics ở Việt Nam

  1. Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội (tốt nhất về XNK)
  2. Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM (tốt nhất về Logistics)
  3. Trường Đại học Kinh tế (UEB)- Đại học Quốc Gia Hà Nội
  4. Trường đại học Hàng hải Việt Nam
  5. Trường ĐH Quốc tế – Đại học quốc gia TP.HCM 
  6. Trường Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam
  7. Trường Cao đẳng Kinh tế đối ngoại TP.HCM
  8. Học viện Tài Chính -AOF (chuyên sâu nhất về hải quan-thuế)
  9. Đại học Thương mại -TMU 
  10. Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM

Trên đây là một số thông tin cần thiết cho các bạn có đam mê với ngành logistics. Lý tưởng chung của logistics và chuỗi cung ứng làm sao cho ra kết quả cao nhất với một lượng tài nguyên giới hạn. Bạn sẽ tiết kiệm được cho xa hội rất nhiều tài nguyên về nhân lực, thời gian, tiền của,... Đây là ngành dành cho những bạn chịu khó, không ngại khó, ngại khổ, tuy làm việc khá vất vả, các vị trí cao cùng với phúc lợi tốt luôn chờ những bạn có khả năng.

Chủ đề chính: #logistics

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn