giang quyen

Lợi ích bây không ngờ của chất sắt: Phụ nữ mang thai và gia đình không nên bỏ qua!

Đăng 6 năm trước

Sắt là một trong những chất khoáng thiết yếu cho sự trao đổi chất, cơ bắp, và các hoạt động hàng ngày của cơ thể. Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, tình trạng thiếu sắt là tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng phổ biến nhất trên toàn cầu (đặc biệt là ở trẻ em và phụ nữ mang thai) và thiếu chất dinh dưỡng phổ biến ngay cả ở những nước phát triển.

Sắt được cơ thể hấp thụ để tạo hemoglobin trong các tế bào hồng cầu, sau đó mang oxy nuôi khắp cơ thể, từ phổi tới cơ và các cơ quan khác của chúng ta. Các tế bào máu cũng sử dụng hemoglobin để giúp mang carbon dioxide từ các bộ phận khác của cơ thể đến phổi, từ đó thải carbon dioxide ra khỏi cơ thể. Thêm vào đó, cơ thể cần sắt để tạo ra một số hormone và mô liên kết quan trọng.

Sắt là một khoáng chất không thể nào thiếu trong vận chuyển máu. Không đủ chất sắt sẽ dẫn đến một tình trạng thiếu máu do thiếu sắt làm cho tế bào máu của bạn khó vận chuyển oxy trong mô và các cơ quan của bạn. Các triệu chứng bạn chú ý có thể bao gồm cảm thấy mệt mỏi hoặc hụt sức, đau bụng, khó tập trung hoặc ghi nhớ mọi thứ, khó giữ nhiệt độ cơ thể, hoặc dễ bị nhiễm trùng hoặc bị bệnh.

Vậy bạn cần bao nhiêu sắt một ngày?

Phụ nữ từ 19 đến 50 tuổi cần được uống 18 mg sắt mỗi ngày và 27 mg nếu họ đang mang thai. (Lượng máu trong cơ thể tăng lên khi bạn mang thai bởi vì bạn cung cấp oxy cho cơ quan của em bé cũng như của chính bạn, cần nhiều sắt hơn) Phụ nữ trên 50 tuổi cần ít chất sắt hơn - chỉ có 8 mg mỗi ngày - cần ít chất sắt sau khi ngừng kinh nguyệt. Đàn ông từ 19 tuổi trở lên cần 8 mg sắt mỗi ngày. Và trẻ em và trẻ sơ sinh cần từ 7 đến 15 mg mỗi ngày, tùy thuộc vào độ tuổi của chúng, theo khuyến cáo của Viện Y tế Quốc gia. (Lưu ý: Bạn có thể bị quá nhiều chất sắt, không quá 45 mg mỗi ngày đối với thanh thiếu niên và người lớn và 40 mg mỗi ngày đối với trẻ em 13 tuổi trở xuống).

Có hai loại chất sắt trong thực phẩm: sắt trong các sản phẩm từ động vật và sắt trong thực vật, nhưng sắt từ động vật dễ hấp thu hơn.

Sắt từ động vật:Thịt màu đỏ (thịt bò, thịt lợn, thịt cừu) rất giàu chất sắt. Thịt càng sẫm màu, càng chứa nhiều chất sắt.

Đối với thịt gia cầm, thịt đùi chứa nhiều chất sắt hơn phần thịt ở lườn.

Cá cũng chứa nhiều chất sắt, đặc biệt là các loại cá béo và động vật thân mềm (sò, trai...).

Sắt từ thực vật: Các loại rau lá xanh sậm chứa chất sắt chẳng hạn như rau cải xoong, cải xanh, củ dền đỏ... các loại rau gia vị như tía tô, húng quế

Các loại ngũ cốc, đặc biệt là yến mạch, các loại sữa bột có bổ sung sắt

Đậu Hà Lan, các loại đậu đỗ.

Một số loại hạt như: hạt vừng, hạt hướng dương, hạt bồ đào, hạt hạnh nhân.Các loại trái cây họ citrus (chanh, cam, bưởi, quýt...), dâu, cà chua...

Nấm, rong biển, đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành như đậu hũ, tàu hũ ky-

Những yếu tố vi lượng rất cần thiết cho cơ thể. Cơ thể được cung cấp đẩy đủ sắt sẽ đảm bảo quá trình tuần hoàn máu giúp bạn khỏe mạnh và có một làn da hồng hào. Ngược lại nếu thiếu hụt sắt sẽ gây ra mệt mỏi, cơ thể suy nhược, thiếu máu, sự trao đổi chất cũng chậm lại,…Sắt mang lại rất nhiều công dụng cho cơ thể, chẳng hạn như giúp các tế bào hồng cầu khỏe mạnh, làm cơ bắp săn chắc cho nam giới, giúp hệ thống miễn dịch khỏe mạnh và tạo năng lượng cho cơ thể.

Chủ đề chính: #chất_sắt

Bình luận về bài viết này
1 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn