Yến Nhi

Lý do đằng sau việc bạn cảm thấy mình đang bị 'NGU' đi!

Đăng 6 năm trước

Một bên là loại kiến thức đại trà nhưng không hề khiến bạn trở nên thông minh hơn, loại còn loại mới chính là giúp tăng độ sắc sảo trong tư duy của bạn và khiến bạn trở nên VƯỢT TRỘI!

Tiếp cân thông tin sai lầm sẽ có thể khiến ta bỏ lỡ những cơ hội cực lớn để trở thành những nhà thông thái thực sự!

LỢI BẤT CẬP HẠI ??

Các dạng dịch vụ cung cấp thông tin về đủ các thể loại kinh tế, giáo dục, giải trí,...đã trở nên khá phổ biến và dễ dàng chỉ với vài cú nhấp chuột hay ấn nút "Theo dõi". Chúng ta vẫn có thể ung dung ngồi nhà mà vẫn theo dõi được sự lên xuống của giá xăng dầu thế giới, tình hình của một Doanh nghiệp lớn hay điển hình nhất gần đây theo tôi là cuộc đua "gay cấn" cho chiếc ghế Tổng thổng Mỹ năm 2017!

Rõ ràng, Internet mang lại cho con người nhiều cơ hội để tiếp cận thông tin hơn so với ngày xưa. Và chúng ta cũng có thể bắt gặp ở chính chúng ta hay những người xung quanh, huênh hoang về những kiến thức ở các buổi gặp mặt hay tiệc tùng,...hay chỉ đơn giản là đọc vài bài báo kinh tế là nghĩ rằng mình nắm chắc toàn bộ tình hình kinh tế của một nước nào đấy! 

Nhưng thực sự chúng ta có đang THÔNG MINH hơn không? 

Bạn có biết đến định luật 80/20 (chỉ 20% nội dung trên mạng chứa 80% giá trị thực sự). Làm sao chúng ta có thể đứng trước bão thông tin mỗi ngày và hoàn toàn KIỂM SOÁT để có thể cải thiện tư duy và cuộc sống của mình qua từng ngày? 

2 LOẠI HÌNH KIẾN THỨC

Đi thẳng vào vấn đề, Morgan Housel – phó chủ tịch của Quỹ đầu tư Collaborative – đã giúp đưa ra một câu trả lời trên blog của hãng: 

Liệu bao nhiêu trong số những gì bạn đọc hôm nay vẫn còn được bạn quan tâm sau một năm nữa?

Hầu hết câu trả lời của mọi người (nếu họ thật sự trả lời trung thực) sẽ chỉ là một phần trăm rất rất nhỏ. Chúng ta đều dành phần lớn thời gian tập trung vào những tiêu đề và các phân tích ngắn hạn. Tất cả những thông tin này đều có thể được nhóm lại dưới hạng mục những “kiến thức sắp hết hạn”.

Chính sự tập trung sai lầm này cho thấy hầu hết chúng ta đều bỏ lỡ một cơ hội lớn để hiểu mọi chuyện sâu hơn. Và theo Housel, đó là một sự lãng phí cực lớn. Ông cho rằng chúng ta sẽ được lợi hơn nhiều nếu dành thêm vốn thời gian hạn hẹp của mình để có được những “kiến thức dài hạn”:

"Kiến thức dài hạn" không hề được tích lũy qua 2,3 giây lướt qua dòng tiêu đề, nó đòi hỏi một sự bỏ công sức thực sự, tìm tòi và chủ động 100% từ người tiếp nhận thông tin (thực hiện các thao tác đối chiếu, so sánh, kết luận,...) 

Nhưng lợi ích của chúng là rất lớn, không phải ở chỗ nó hiếm khi “hết đát”, mà ở chỗ nó được tích lũy và tổng hợp theo thời gian. 

Kiến thức sắp hết hạn cho bạn biết những gì đã xảy ra; trong khi kiến thức dài hạn cho bạn biết tại sao một điều gì đó lại xảy ra và chắc chắn sẽ xảy ra lần nữa. 

Sự khác biệt giữa 2 loại kiến thức này cũng giống như sự khác biệt giữa biết được mức tăng doanh thu quý 2 của Microsoft và hiểu được Microsoft có doanh thu ổn định đến vậy là bởi “nó có nền tảng vững chắc”. Dữ liệu đầu tiên có thể khiến bạn tỏ ra thông minh trong một cuộc họp. Nhưng điều thứ hai mới mang lại cho bạn một mô hình tâm lý có khả năng giúp bạn nhận thức và điều hướng thế giới quan của mình.

Tóm lại, kiến thức sắp hết hạn có thể hào nhoáng, nhưng kiến thức dài hạn mới là yếu tố giúp bạn thông minh hơn.

ĐỪNG VỘI TẮT MÀN HÌNH LAPTOP HAY TIVI ĐI!

Nói như vậy không phải để bảo rằng Housel khuyên chúng ta đừng có xem TV nữa, trừ khi bạn muốn sống như một thầy tu hay một nhà thơ ẩn dật. Có điều, nếu bạn muốn tận dụng tối đa khoảng thời gian có hạn của mình để học hỏi, thì bạn nên tối đa hóa tỷ lệ thông tin bạn cóp nhặt được bằng những kiến thức dài hạn. 

“Điểm mấu chốt không phải là bạn nên xem CNBC ít đi và đọc nhiều sách của Ben Graham hơn. Mà là nếu bạn đọc Ben Graham nhiều hơn, bạn sẽ dễ dàng hiểu được nên hay không nên chú ý đến những gì trên CNBC” - Housel

Chủ đề chính: #sự_thông_minh

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn