Form Your Soul Tải ebook mới nhất của mình Content Writing for Everyone tại đây nhé: https://bit.ly/37b1P4c

Mặt trái của những người có trí thông minh cảm xúc cao

Đăng 7 năm trước

Người có chỉ số EQ (trí thông minh cảm xúc cao) thường rất tâm lý, hiểu người khác, biết cảm thông, chia sẻ và hiểu chính mình. Tuy nhiên, tất cả mọi thứ đều có mặt trái.

Gemma rất tốt bụng và nhạy cảm. Cô ấy dành sự chú ý lớn vào cảm xúc của những người khác, thân thiện và sẵn sàng giúp đỡ. Gemma cũng khá tích cực. Cô ấy thường tràn đầy hy vọng và giữ tinh thần tích cực ngay cả khi đối mặt với những tin xấu. Đồng nghiệp thích làm việc với cô bởi vì họ coi cô như là điểm đến của sự tĩnh lặng. Bất kể căng thẳng hay áp lực trong công việc như thế nào, Gemma cũng luôn căng tràn sự nhiệt tình và không bao giờ đánh mất sự bình tĩnh.

Quản lý của Gemma thích gặp cô, vì hiếm khi cô phàn nàn về bất cứ thứ gì, đáng tin cậy, an toàn và luôn thể hiện mình là một thành viên của tổ chức ở mức rất cao. Quả thật, Gemma cực kỳ đáng tin cẩn và biết đối nhân xử thế. Hơn nữa, tính cách của Gemma cũng cho thấy rằng nói chung, cô rất tập trung trong công việc, ngay cả khi sếp không hề làm tròn vai trò quản lý.

Ai mà không muốn tuyển Gemma cơ chứ? Theo nhiều khía cạnh, cô dường như là một nhân viên lý tưởng, một người có tiềm năng lớn trong nghề quản lý. Nếu bạn cũng đồng ý với điều này thì không phải chỉ mình bạn đâu: Đa phần mọi người đều cho rằng tính cách của Gemma là một tài sản đầy giá trị, chứ không phải chỉ trong công việc. Lý do chính cho điều này đó là trí thông minh cảm xúc (Emotional Intelligence - EQ) cao của Gemma – điều mà giải thích cho tất cả những phẩm chất tốt đẹp của cô ở trên.

Mặc dù các định nghĩa đã thay đổi nhưng EQ vẫn bao gồm các kỹ năng liên nhân (interpersonal) thông minh nội tâm (intrapersonal) – đặc biệt là khả năng dễ dàng điều chỉnh, tính hòa đồng, nhạy cảm và thận trọng. Hàng ngàn nghiên cứu khoa học đã kiểm tra chỉ số EQ của nhiều lớp người trong xã hội, cung cấp bằng chứng đầy thuyết phục về lợi ích của chỉ số EQ cao trong công việc, sức khỏe và các mối quan hệ. Chẳng hạn, EQ có liên quan một cách tích cực tới lãnh đạo, năng suất công việc, sự hài lòng trong nghề nghiệp, hạnh phúc và sự viên mãn (cả về thể chất lẫn tinh thần). Thêm nữa, EQ cũng có mối liên hệ một cách tiêu cực tới những hành vi làm giảm năng suất công việc, bệnh thái nhân cách (psychopathy) và xu hướng căng thẳng.

Nhưng EQ có có phải lúc nào cũng có lợi? Mặc dù mặt trái của EQ phần lớn vẫn chưa được khám phá nhưng cũng có nhiều lý do cho việc thận trọng với quan niệm cao-hơn-luôn-tốt-hơn hay một-lý-giải-cho-tất-cả khi đề cập đến EQ. Đa phần mọi thứ đều tốt hơn khi ở mức tương đối và đó cũng là điểm yếu trong đặc điểm con người. Hãy hướng sự chú ý một lần nữa vào Gemma và khám phá một vài ẩn ý không mấy tốt đẹp về chỉ số EQ cao của cô ấy.

Tiềm năng sáng tạo và đổi mới có mức độ thấp hơn

Có một mối liên hệ tiêu cực giữa EQ và nhiều đặc điểm mà dẫn dắt từng cá nhân hướng tới sự sáng tạo và đổi mới. Sáng tạo, từ lâu được biết đến có liên quan tới các đặc trưng của EQ thấp: trạng thái buồn rầu kiểu nghệ sĩ, không thoải mái, bốc đồng phẫn nộ và một tính cách dễ bị kích động (“tâm trạng dễ lên và xuống”). Trong khi có thể chắc chắn rằng những người sáng tạo có trí thông minh cảm xúc thì một khuôn mẫu phổ biến hơn như Gemma: đó là rất tuyệt vời trong việc xây dựng các mối quan hệ và làm việc với những người khác nhưng lại thiếu các mức độ cần thiết của sự không thoải mái và  khác thường mà có thể tạo động lực giúp họ thử thách hiện trạng (status quo) và thay thế nó bằng những điều mới mẻ.

Khó đưa ra và nhận lấy những feedback tiêu cực

Đầu tiên, những người có chỉ số EQ cao như Gemma dường như có vẻ làm tốt việc cho và nhận feedback, cả trong các tương tác liên quan đến xã hội.

 Tuy nhiên, khi đi sâu vào vấn đề thì bạn sẽ nhận thấy rằng sự nhạy cảm cao với mọi người và lo lắng nhiều tới việc người khác đang trải qua (empathic concern) của Gemma khiến cô gặp khó khăn trong việc chuyển các phản hồi tiêu cực hoặc có tính chất phê bình tới những người khác. Ngoài ra, những người có chỉ số EQ cao như Gemma dễ điều chỉnh cảm xúc và bình tĩnh tới mức mà họ có thể trở nên lãnh đạm với mọi feedback họ nhận được. Quả thật, những người có chỉ số EQ cao khó cảm thấy lo lắng bởi vì họ nói chung rất điềm tĩnh, dễ dàng kiểm soát cảm xúc và sống tích cực.

Miễn cưỡng khiến người khác khó chịu

Một trong những lý do chính cho sự hấp dẫn trong tính cách của Gemma đó là hình ảnh thu nhỏ của nhiều phẩm chất mà chúng ta tìm kiếm ở những người theo dõi (follower). Mặc dù những người như Gemma, về mặt tâm lý học, phù hợp cho các vị trí quản lý cấp trung hoặc cấp cơ sở nhưng ở vị trí lãnh đạo cấp cao thi thoảng sẽ đòi hỏi khả năng đưa ra những lựa chọn khó khăn, tạo ra sự thay đổi và tập trung vào những kết quả mang tính chất quyết định, thậm chí là phải trả giá bằng việc hy sinh các mối quan hệ với cấp dưới.

Thêm nữa, những vị trí lãnh đạo cấp cao và điều hành chỉ tạo ra tác động đáng kể tới tổ chức nếu họ có thể làm việc với vai trò là những người kinh doanh để theo đuổi sự đổi mới và tăng trưởng. Điều này đòi hỏi phải đưa ra những quyết định không được nhiều người hưởng ứng và những người như Gemma – những người mà tập trung nhiều hơn vào việc hòa hợp với người khác hơn là tiến về phía trước thì ít có khả năng làm được những điều đó.

Dễ dàng lợi dụng người khác

Chỉ số EQ cao của Gemma sẽ giúp cô đồng cảm và truyền gửi những thông điệp đúng đắn tới người nghe – đây thường là điều tốt. Tuy nhiên, nếu vượt quá giới hạn, nó có thể chuyển từ việc gây ảnh hưởng tới người khác sang các chiến thuật lợi dụng. Rủi ro của việc lạm dụng các kỹ năng xã hội đó là tập trung quá mức vào khía cạnh cảm xúc trong giao tiếp trong khi phớt lờ các tranh luận mang tính chất logic và những khía cạnh mang tính chất trao đổi nhiều hơn của giao tiếp.

Theo nghĩa này, mặt trái của EQ đó là giúp những người với những ý định xấu trở nên quá thuyết phục và đạt được mục đích của họ. Vì vậy, với quyền năng đó, chúng ta có xu hướng xem EQ như là một đặc điểm tích cực nhưng nó có thể được sử dụng để đoạt lấy những mục tiêu phi đạo đức cũng như các ý định đúng đắn.

Không muốn rủi ro

Hầu hết những dự án đổi mới đều yêu cầu một sự cân bằng giữa việc mạo hiểm và phòng tránh rủi ro. Những người như Gemma nhiều khả năng sẽ lựa chọn an toàn và tránh những lựa chọn liều lĩnh. Đó là bởi vì chỉ số EQ cao có liên quan tới những mức độ cao hơn của sự ngay thẳng. Hay nói cách khác, chỉ số EQ càng cao thì càng có khả năng rằng bạn kháng cực những cơn bốc đồng và đưa ra các quyết định một cách thận trọng. EQ cũng đồng nghĩa với kiểm soát bản thân tốt hơn nhưng mức độ cao cấp hơn của việc tự kiểm soát sẽ trở thành chủ nghĩa cầu toàn phản tác dụng và tránh mạo hiểm.

Rõ ràng, không có nghi ngờ gì Gemma là một nhân viên rất đáng được chào đón nhưng chỉ số EQ vô cùng cao của cô khiến cô phù hợp nhiều hơn với các vai trò mà việc quản lý cảm xúc bản thân và có thể cảm nhận và thích nghi với những nhu cầu cảm xúc của những người khác là mấu chốt. Nhân viên bán hàng, nhân viên kinh doanh bất động sản, đại diện hỗ trợ khách hàng, cố vấn và các nhà tâm lý học tất cả đều thuận lợi khi có chỉ số EQ cao như Gemma.

Trái lại, hồ sơ của Gemma có thể không được thuận lợi, thậm chí có thể trở nên bất lợi trong những công việc mà tập trung vào sáng tạo, cải tiến, dẫn đầu sự thay đổi hay mạo hiểm. Điều này không phải ám chỉ rằng những người như Gemma không thể khao khát vươn tới vị trí lãnh đạo cấp cao nhưng nó đòi hỏi một quá trình tự huấn luyện bản thân tương ứng. Chẳng hạn, cô ấy cần bắt đầu tìm kiếm những phản hồi tiêu cực và nghiêm túc đón nhận nó, dừng lo lắng tới việc trốn tránh các chướng ngại vật và thử thách hiện trạng (hoặc thuê những người mà đã từng làm như vậy và quan tâm tới họ).

Không có nghi ngờ gì về việc EQ là một đặc điểm rất được khao khát và có tính thích nghi cao và cũng dễ hiểu rằng nhìn chung, chúng ta có xu hướng thích có EQ cao hơn thấp. Tuy nhiên, bị ám ảnh bởi EQ cao sẽ tạo ra một nhóm những người ổn định về mặt cảm xúc, hạnh phúc và có tài ăn nói mà chỉ làm việc một cách qua loa và tuân theo các quy tắc một cách nhiệt tình thay vì tìm kiếm sự thay đổi và đổi mới. Họ sẽ trở thành những người theo dõi (follower) tuyệt vời và những nhà quản lý tốt nhưng đừng mong đợi họ trở thành một nhà lãnh đạo có tầm nhìn hay những tác nhân sẽ tạo ra sự thay đổi.

Theo Harvard Business Review

Chủ đề chính: #trí_thông_minh_cảm_xúc

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn