The Architect

Mâu Kỳ Trung - tỷ phú buôn \"nước bọt\"

Đăng 8 năm trước

Bạn có biết có một tỷ phú giàu lên nhờ nghề buôn "nước bọt" không? Hãy tìm hiểu xem ông ta buôn nước bọt thế nào?

Bạn có biết có một tỷ phú giàu lên nhờ nghề buôn "nước bọt" không? Hãy tìm hiểu xem ông ta buôn nước bọt thế nào?

Khởi nghiệp với 300 nhân dân tệ

Đầu năm 1980, công nhân xưởng pha lê huyện Vạn tỉnh Tứ Xuyên là Mâu Kỳ Trung đến Thượng Hải đi buôn. Anh ta nói: "Cá nhân tôi có đủ điều kiện kinh doanh, bố tôi vốn là trưởng chi nhánh ngân hàng ngành muối tỉnh Tứ Xuyên, về sau tôi còn nghiên cứu "Tư bản luận" và đọc một số sách phương Tây. Lúc ấy anh nghèo rớt mồng tơi nhưng rất tự tin, vay bạn bè 300 nhân dân tệ, ngồi nhờ xe tải chở hàng từ huyện Vạn đến Trùng Khánh rồi gặp vận may.

Mô tả hình ảnh

Mâu Kỳ Trung trên Vạn lý trường thành

Lần đầu buôn "nước bọt" thành công

Một hôm, Mâu Kỳ Trung đến thăm một xí nghiệp ở Trùng Khánh, thấy học có đồng và hợp kim tốt, hỏi ra mới biết xí nghiệp này vốn sản xuất đồng hồ. Anh đề nghị làm đồng hồ bán ra thị trường. Người phụ trách xí nghiệp nói: "Bán cho ai?", Mâu Kỳ Trung nói:"Tôi nhận tiêu thụ, tôi biết thị trường Thượng Hải, người Thượng Hải rất mê loại đồng hồ nhãn hiệu "Tam Ngũ". Lần trước tôi đi Thượng Hải 15 ngày thấy một đôi vợ chồng trẻ kết hôn nhất định phải mua một chiếc đồng hồ "Tam Ngũ".

Lúc bấy giờ chưa có luật bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm, cho nên anh mạnh dạn đề nghị xí nghiệp làm đồng hồ giống hệt nhãn hiệu "Tam Ngũ". Đồng hồ làm xong, Mâu Kỳ Trung bỏ 72 nhân dân tệ mua một vé máy bay đi Thượng Hải, qua người quen tìm đến vị tổng giám đốc một công ty mậu dịch, người này xem đồng hồ thích quá không rời tay. Tổng giám đốc nói: "Tôi muốn mua mấy vạn chiếc, nhưng không dám giao tiền trước cho anh". Mâu Kỳ Trung nói: "Không cần, hàng đến thì giao tiền, được không? Ông thấy tờ vận đơn của đường sắt thì giao tiền, ắt không sợ bị lừa".

Thời đó thị trường Thượng Hải rất quy củ, họ nhanh chóng ký hợp đồng cung tiêu.

Mâu Kỳ Trung làm người buôn trung gian, sau khi trở về Trùng Khánh cùng xí nghiệp làm đồng hồ ký một hợp đồng, quy định "hàng chuyển đi thì thu ủy nhiệm thư", tức là xí nghiệp đã có phiếu vận chuyển của đường sắt thì có thể đến ngân hàng huyện Vạn nhận tiền ở tài khoản của Mâu Kỳ Trung. Nhưng Mâu Kỳ Trung không có tiền gửi ở ngân hàng, anh chỉ "buôn nước bọt", nhận hàng đi bán thu tiền về mà không vi phạm quy tắc thương nghiệp và quy chế hợp đồng. Để giải quyết vấn đề này Mâu Kỳ Trung sắp xếp như sau: xí nghiệp ở Trùng Khánh nghỉ vào ngày thứ tư, anh ta yêu cầu xí nghiệp này phải chở hàng ra xe lửa từ thứ ba, tối đến anh cầm phiếu xuất hàng, hôm sau bay đến Thượng Hải; Thượng Hải có phiếu xuất hàng thì yêu tâm chuyển tiền đến số báo nợ ở huyện Vạn, thứ năm anh bay về Trùng Khánh báo cho xí nghiệp đến huyện Vạn lấy tiền. Làm như vậy bên mua và bên bán đều rất vừa lòng, Mâu Kỳ Trung đứng giữa hưởng lợi.

Cách làm trên từng khâu rất chặt chẽ thận trọng, vận chuyển hàng nhanh không bị lỗ bao giờ. Trên thực tế lại rất nhẹ nhàng, chỉ cần 8 ngày là xong công việc thường kéo dài đến 30 ngày, các nhân viên tài vụ của xí nghiệp ở Trùng Khánh mỗi lần đến huyện Vạn lĩnh tiền, đã không tiếc lời ca ngợi: "Mâu Kỳ Trung là một nhà buôn rất giữ lời hứa".

Mô tả hình ảnh

Mâu Kỳ Trung là người đầu tiên buôn máy bay

Buôn "nước bọt" quy mô lớn

Công việc làm ăn của Mâu Kỳ Trung ngày càng lớn, tập đoàn công ty Nam Đức của anh ta ngày càng có vai vế, anh muốn làm ăn lớn hơn nhưng lưng vốn chưa dày. Anh để tâm nghiên cứu tình hình thị trường quốc tế, biết việc tiêu thụ máy bay dân dụng của Nga đang gặp trì trệ nhưng quân áo, thực phẩm, máy mọc lại rất thiếu. Anh biết Trung Quốc đang phát triển mạnh hàng không dân dụng, rất thiếu máy bay nhưng ở Trung Quốc có nhiều xí nghiệp đang tồn kho hàng quần áo, thực phẩm,... tìm không ra nơi tiêu thụ.

Dùng hàng ứ đọng đổi lấy hàng nhu yếu là việc hai nước Trung - Nga khuyến khích. Mâu Kỳ Trung lần lượt liên hệ với công ty hàng không Tứ Xuyên và xưởng máy bay Quybưsep, ý kiến của hai bên khiến anh rất vừa lòng. Cuộc giao dịch này có mục tiêu là bốn máy bay phản lực chở khách loại lớn trị giá 200 triệu nhân dân tệ, làm thế nào mua được? Anh bèn nghĩ tới cách "buôn nước bọt". Qua nhiều cuộc liên hệ, đàm phán rất gay go, xưởng máy bay Quybưsep đồng ý đến giao máy bay cho công ty hàng không Tứ Xuyên nhưng nó thuộc tài sản của công ty Nam Đức. Mâu Kỳ Trung dùng máy bay thế chấp vay vốn ngân hàng, anh dùng số tiền này mua hàng trong nước để đổi trả cho nước Nga, đồng thời ký hợp đồng với 300 nhà sản xuất và trả tiền trước. Những xí nghiệp này đã chất lên 500 toa tầu nào là đồ hộp, quần áo, giầy dép, chở sang Nga bằng số tiền mua bốn máy bay. Sản phẩm hai bên trao đổi đạt tới 420 triệu franc Thụy Sỹ, là cuộc mậu dịch lớn nhất trong lịch sử mậu dịch phi chính phủ giữa hai nước Trung - Nga tính đến thời điểm đó.

Thành công của Mâu Kỳ Trung đến từ đâu?

Theo lời kể của Mâu Kỳ Trung thì anh ta chưa dùng đến tiền vốn của mình mà đã thu lời lớn, xứng danh "anh hùng". Giám đốc xưởng máy bay Quybưsep rất biết ơn anh ta vì đã tiêu thụ được máy bay ứ đọng và họ có  toa xe hàng nhu yếu phẩm tung ra thị trường Matxcơva, kiếm được khá tiền. Công ty hàng không Tứ Xuyên cũng cảm ơn anh vì họ không phải bỏ vốn ra mà có bốn máy bay cỡ lớn đưa vào kinh doanh. Ba trăm xí nghiệp trong nước cũng cảm ơn anh vì đã giúp họ tiêu thụ được hàng ứ đọng, xí nghiệp đang lao đao hồi sinh trở lại. Quý I năm 1992, công ty Nam Đức ngoài trả vốn ngân hàng ra còn nộp 700 vạn nhân dân tệ tiền thuế, ngân hàng cũng khen anh ta vì trả gốc và lãi đúng kỳ hạn.

Tháng 2 năm 1992, một tờ báo lớn ở Trung Quốc đã có bài viết "Hộ cá thể buôn máy bay" đã làm cho người Trung Quốc ngỡ ngàng và là bài học quý giá khi vừa tiếp xúc với kinh tế thị trường. Người ta sẽ hỏi: "Mâu Kỳ Trung có bao nhiêu bản lĩnh hơn người? Phải chăng anh ta có chỗ dựa?". Trả lời: Khi Mâu Kỳ Trung 40 tuổi còn là một công nhân bình thường, không có chỗ dựa về chính trị và tiềm lực về kinh tế; anh ta không có tài năng xuất chúng, anh ta có gien di truyền về kinh doanh và có gan hơn người.

Sưu tầm

Chủ đề chính: #Mâu_Kỳ_Trung

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn