Kimle

Mày biết tao là ai không ? Kẻ núp bóng quyền lực, hù dọa người dân .

Đăng 4 năm trước

Không phải là tất cả, nhưng hiện nay có một số 'nhóm người' cậy có quyền, cậy có tiền, họ cho rằng mình phải được 'đặc quyền- đặc lợi'. Họ quan niệm rằng, họ ở tầng lớp trên, ở đẳng cấp trên , nên phải được ưu đãi khác thường dân. Có nhiều người tuy học vấn cao nhưng văn hóa lại rất 'lùn'. Vì vậy, họ mới sổ ra câu 'Mày biết tao là ai không ?'

Tao không lừ mắt thì thôi, khi đã lừ mắt một cái là thiên hạ phải sợ một phép !

 Để truy tìm căn nguyên dẫn đến câu "Mày biết tao là ai không ?",  xuất phát điểm của nó phải lộn về quá khứ, thời nhân vật Tao còn mặc quần thủng đít đi học. 

 Trong lớp Tao học, có thằng ngồi cạnh không cho Tao copy bài. Trong giờ ra chơi, Tao gây sự và đánh nhau với nó. Nó trông lẻo khẻo thế mà khỏe . Tao to béo như "em chã" , thế  mà bị nó  tống cho một quả sái quai hàm. 

Tao về nhà mách bố . Hôm sau bố Tao đùng đùng đến trường, gặp thày hiệu trưởng và cô giáo chủ nhiệm, yêu cầu phải kỷ luật cái thằng dám đánh con ông. Thầy hiệu trưởng vâng vâng dạ dạ, cô chủ nhiệm im thin thít không nói gì vì bố Tao là quan chức sở tại . Bố Tao là quan chức sở tại nên lời nói  "có gang có thép".

 Cái thằng dám đánh nhau với Tao phải viết bản kiểm điểm và bị quỳ trên bảng đen suốt một tuần lễ. 

Từ đó Tao vênh váo lắm, khệnh khạng lắm, "nhà mặt phố, bố làm to" đừng có mà cà chớn! Hễ có đứa nào lườm Tao là Tao trừng mắt quát vào mặt nó "Mày có biết bố tao là ai không ?". Cả trường, tịnh không một đứa nào dám ho he, hễ trông thấy Tao đều lảng đi chỗ khác. 

 "Mày có biết bố tao là ai không?" như một bùa hộ mệnh cho "em chã" suốt thời gian mài đít trên ghế nhà trường , o bế , nâng đỡ các kiểu. Chỉ một câu đơn giản như thế mà thiên hạ sợ một phép. Đúng là có bố làm to oách thật ! Có bố làm to sướng thật !

 Các bậc cha mẹ không nên can thiệp vào những chuyện vặt vãnh của con . Như thế là bao che, là dung túng , là nuôi dưỡng cho con em mình những thói xấu, những việc làm xấu . Hãy để cho con em mình biết tự nhận lỗi,  tự chịu trách nhiệm với hành vi của mình, tự rèn tính tự lập. Có như thế chúng mới không ỷ lại, không dựa dẫm để làm càn. Có như thế, khi chúng trưởng thành mới ý thức được việc làm của mình là sai hay đúng. 

 Từ lúc "Mày biết bố tao là ai không ?" , đến lúc  "mày biết tao là ai không " là một sự nối tiếp  về núp bóng quyền lực. 

Câu chuyện về đại gia địa ốc Vũ Anh Cường sàm sỡ hành khách trên máy bay khi bản thân chếnh choáng hơi men. Đến lúc nhân viên hàng không can thiệp thì hắn ta quát lên với giọng của dân anh chị " Mày có biết tao là ai không ?" .

 Thật là vô văn hóa, mày tao chí tớ , coi thường người khác, lộ rõ bản chất của một trọc phú không hơn ,không kém.

 "Mày  biết tao là ai không?" . Khi đã khẳng định như vậy, có nghĩa là Tao là nhân vật quan trọng !   Hay ít ra mối quan hệ của Tao với những "ông to-bà lớn" sẽ tác động và ảnh hưởng đến vị trí của tụi bay . 

Ngụ ngôn có chuyện "cáo mượn oai hùm". Bây giờ lắm kẻ núp bóng ô dù để làm điều xằng bậy.  Mày biết tao là ai không? Là một câu hỏi trịnh thượng mang nặng tính đe dọa . Chúng mày dám cả gan vuốt râu cọp hả !? Tao mà nói ra, e rằng, mặt chúng mày sẽ "xanh như đít nhái ". 

Lại chuyện xảy ra ở Cần Thơ năm ngoái. Khi phát hiện ôtô chạy quá tốc độ cho phép, cảnh sát giao thông ra hiệu lệnh dừng xe để kiểm tra,  người đàn ông ngồi cạnh tài xế liên tục lăng mạ , đe dọa lực lượng làm nhiệm vụ. Người đàn ông xúc phạm cảnh sát giao thông ở quận Bình Thủy , nguyên trung tướng Bộ Quốc Phòng. Ông ta còn rút thẻ đỏ, trong đó có hình ông ta mặc quân phục,  hàm trung tướng giơ ra trước mặt  viên cảnh sát " Tao cho chúng mày xem". (Tương tự như câu "Mày biết tao là ai không ?").

Còn chuyện này nữa. Khi một gã vi phạm giao thông, hình như có một luật bất thành văn là...."gọi điện thoại cho người thân ". Cảnh sát giao thông còn dành hẳn 1-2 phút để đương sự khai thác những mối quan hệ. Khi không có kết quả thì mới xử lý. Đấy cũng là một hình thức biến tấu  " Các ông có biết bố tôi ( bác tôi, chú tôi, cậu tôi, anh tôi ) là ai không ?".

Vẫn biết, con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội. Trong quan hệ làm ăn, trong quan hệ công tác và cả trong quan hệ "chức quyền". Nhiều người đã từng nói "Đầu tư vào quan hệ là đầu tư khôn ngoan nhất !". Tất nhiên trong quan hệ giao dịch , mục đích là đạt tới thành quả công việc khả quan nhất, mang lại lợi ích cho cộng đồng. Chứ không nên núp bóng, dựa dẫm , ảo tưởng vào những mối quan hệ để làm điều xằng bậy.

Nữ đại úy công an "đại náo" sân bay Tân Sơn Nhất .

.Đây là đề tài "hot" nhất hiện nay. 

Thoạt đầu xem video clip, cứ ngỡ là ả hàng tôm , hàng cá ở một chợ cóc nào đấy. Ngôn ngữ chợ búa, lăng mạ, xúc phạm nhân viên hàng không, lăng loàn, ăn vạ .Là đàn bà con gái lại dùng  đại từ nhân xưng là "bố" rất xấc xược : 

 - Bố bảo cho mà biết nhé ! Bố mày nói như thế đấy ! 

 - Bố mày có chân có tay không nhờ vả đứa nào hết ! Bố mày nói chuyện sau...!   

 Rồi ăn vạ, đanh đá chua ngoa  : 

  -Quay cái mặt tao đây này, tao dí vào mà quay này.  

 - Mày đánh bố mày nhớ...ối giời ơi...ối làng nước ơi....

  - Ôí giời ơi...mày đánh gãy tay bố mày rồi...hỏng cái đồng hồ 6000$ rồi

 .- Tao đéo bao giờ thèm đi cái hãng của chúng mày nữa.  

Rồi khẳng định cái "Tôi" to đùng: 

 - Cái Mặt tôi to, tôi phải ăn to nói lớn !

 - Tôi người dân tộc , ăn to nói lớn nó quen rồi. 

 Rồi nguyền rủa, lăng mạ nữ nhân viên hàng không : 

 - Một ngày bố chạy 5 triệu facebook cho con này ế chồng. 

 - Cái loại mày đi ra ngoài , người ta vả vào mặt 

.- Nhìn mặt đã xấu lại còn ngu  

.- Đã sida lại mồm thối . 

Thật không còn gì để nói nữa. Người dân thường mà như thế, đã là một điều đáng trách. Đằng này đường đường là một sĩ quan cảnh sát, được tu dưỡng rèn luyện mà lại nên nông nỗi này . Thật là....lấy rổ mà che. 

Hay là quen thói trịch thượng, "ăn to nói lớn"  khi tiếp dân ?

 Không phải là tất cả, nhưng hiện nay có một số "nhóm người" cậy có quyền, cậy có tiền, họ cho rằng mình phải được "đặc quyền- đặc lợi". Họ quan niệm rằng, họ ở tầng lớp trên, ở đẳng cấp trên , nên phải được ưu đãi khác thường dân. Có nhiều người tuy học vấn cao(không nói bằng giả) nhưng văn hóa làm người lại rất "lùn". Vì vậy, họ mới sổ ra câu "Mày biết tao là ai không ?"                                                                               

                                                                                            Kimle                                                                    

                                                                                (ảnh st trên internet)

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn