Thiên Đồng Hướng tới những bài viết ưu trội về những điều trường tồn trong nhu cầu của lương tâm, trần tục và tâm linh của người Việt.

Mẹo tạo cảm giác mong muốn gặp lại trong giao tiếp (dành cho con gái)

Đăng 7 năm trước

Làm sao để sau cuộc trò chuyện để lại cảm giác mong muốn gặp lại cho đối phương? Để làm được điều đó, các bạn nữ hãy áp dụng cách sau đây nhé

Kết thúc cuôc nói chuyện, khi nói lời tạm biệt với đối phương, nếu như bạn gắn kèm theo ngữ khí và thái độ "Hi vọng gặp lại" sẽ khiến người đối diện có cảm tình và kỳ vọng có cơ hội được gặp lại bạn.

Ví dụ trong lúc tạm biệt, nếu như bạn có thể chân thành nói với đối phương:

 "Mặc dù đây là lần đầu tiên gặp anh, nhưng chúng ta đã có cuộc nói chuyện thật vui, hi vọng sẽ có cơ hội gặp lại anh lần sau!" 

Hoặc là: 

 "Chúc anh ngủ ngon! Hôm nay thật là vui, hi vọng cơ hội gặp lại anh lần sau sẽ tới nhanh"

Bạn nhấn mạnh trọng âm vào cụm từ "lần gặp sau" thì cho dù là người lần đầu tiên gặp mặt cũng sẽ hi vọng có thể gặp lại bạn, từ đó có ấn tượng tốt đẹp và đặc biệt sẽ rất nhớ bạn sau khi chia tay.

Nói như thế nào khi không đối mặt?

Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, có rất nhiều lúc chúng ta không trực tiếp đối mặt mà nói chuyện với nhau qua các phương tiện máy móc “lạnh lùng” như điện thoại di động, máy vi tính...Trong trường hợp không thể dùng khuôn mặt biểu cảm, cử chỉ hành động để trợ giúp như vậy thì làm như thế nào mới khiến cho đối phương cảm nhận rõ ràng được thái độ của bạn? 

Khi sử dụng các phần mềm trò chuyện qua mạng:

Khi không thể nhìn thấy khuôn mặt của đối phương, mà chỉ trò chuyện qua các con chữ, có rất nhiều “bí quyết” bạn cần phải nắm chắc nếu không muốn xảy ra những hiểu lầm đáng tiếc. Ví dụ: dùng từ quá đơn giản khiến người ta hiểu nhầm bạn là người lạnh lùng khó gần; đánh chữ quá nhanh, người ta chưa kịp hỏi xong thì bạn đã trả lời xong rồi sẽ tạo ra cảm giác bạn là người không có duyên. Hãy tránh khỏi những sai lầm nho nhỏ đó bằng những cách sau đây: 

1. Biểu tượng cảm xúc: Những hình ảnh siêu đáng yêu. Đặc biệt là bộ mặt biết cười, động vật nhỏ và những hình thù ngộ nghĩnh dễ dàng khiến cho không khí nói chuyện được dung hòa. 

2. Kéo dài ngữ khí: Ví dụ “Thật thế à” có thể cố ý kéo dài thành “Thật thế à....”; “Xin chào” có thể thành “Xin chào.....”. Kéo dài ngữ khí như vậy thường khiến cho đối phương cảm nhận được bạn đang vui vẻ. 

3. Gửi tin nhắn chậm một chút: Hãy đợi đến lúc dòng báo tín hiệu đối phương đang nhập ký tự không còn hiển thị thì mới gửi đi tin nhắn của mình; hãy nghe hết lời mà người bên ka muốn nói, như vậy sẽ khiến cho đối phương cảm nhận mình được tôn trọng. 

Nói chuyện qua điện thoại:

Chúng ta đều biết cước phí cho mỗi phút gọi điện không hề rẻ, vì vậy hãy luyện thói quen tốt khi sử dụng loại phương tiện trò chuyện này: “nhanh chóng, rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu”. Tuy nhiên, vẫn còn một vài nhân tố khác có thể ảnh hưởng tới ấn tượng của người khác về bạn, rất đơn giản nhưng cũng rất quan trọng, hãy nhớ kỹ và chúng sẽ khiến bạn trở thành chuyên gia trò chuyện. 

1. Một khi lên tiếng là đem lại ấn tượng tố cho người khác: Không “nuốt chữ”, lè nhè như thể bạn vừa ngủ dậy, yếu đuối, hổn hển như vừa ốm dậy, cũng không vừa gặm bánh vừa nói chuyện...Nhớ rằng đã nói là phải nói to và rõ ràng! 

2. Chú ý khoảng thời gian gọi điện: Không  gọi điện liên hệ công việc trong giờ công ty nghỉ trưa, cũng tránh làm phiền bữa tối của người khác. Nếu biết lưu ý những nguyên tắc cơ bản này thì bạn sẽ giành được 100% điểm giao tiếp. 

3. DoubleCheck: Hãy đánh giá, nhận thức thông tin, sau đó nhắc lại cho đối phương nghe để xác nhận xem bạn có hiểu sai ý của đối phương hay không. Cách làm này có thể giúp bạn tránh được những tranh chấp sau này. 

Sưu tầm

Chủ đề chính: #mẹo_giao_tiếp

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn