Thanh Thảo

Mì cay 7 cấp độ và những tác động tới sức khỏe

Đăng 7 năm trước

Mì cay đang là món ăn trở thành xu hướng tìm kiếm và khám phá của nhiều bạn trẻ hiện nay. Mì cay 7 cấp độ, món ăn không chỉ để thưởng thức mà còn để nhiều người thử thách, “khẳng định” bản thân…

Mì cay đang là món ăn trở thành xu hướng tìm kiếm và khám phá của nhiều bạn trẻ hiện nay. Mì cay 7 cấp độ, món ăn không chỉ để thưởng thức mà còn để nhiều người thử thách, “khẳng định” bản thân…

Đối với giới trẻ thì mì cay đang là một xu hướng, đối với người buôn bán thì mì cay đang là một nguồn kinh doanh hấp dẫn, nhưng còn đối với sức khỏe? 

1. Nguồn gốc của chất cay nói chung, trong mì cay nói riêng.

Cũng như chất cay có trong ớt hay hạt tiêu là do Ancoloit, một loại hợp chất hữu cơ có chứa Nito có tính bazo thường có nguồn gốc thực vật. Ancoloit trong ớt có tên là Capsicain, chất này pha loãng mười vạn lần vẫn còn rất cay. Còn trong hạt tiêu, ancoloit này có tên là Chavixin vàPiperin. Chính chất Chavixin tạo ra vị cay hắc của tiêu.

2. Về màu đỏ của mì cay

Theo nhiều nguồn tin gần đây, mày đỏ được tạo thành từ chất Sudan – một loại màu tổng hợp chứa các hợp chất Azo, Naphtols và các gốc Metyl di động. Thông thường phẩm màu được áp dụng thường xuyên trong thực phẩm là Sudan I (đỏ). Sudan thường được nhuộm vào bột ớt cho có màu sắc hấp dẫn.

3. Tác động của mì cay đến sức khỏe

Khi ăn cay ở cấp độ vừa phải sẽ kích thích vị giác, hỗ trợ làm thông sự bế tắc của tuần hoàn máu, ngoài ra Capsicain còn có tác dụng giúp tiêu mỡ, giảm cân, và theo một nghiên cứu ở Anh thì chất này có có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư, đặc biệt là tế bào ưng thư tuyến tiền liệt ở nam giới. Đó là ở mức độ hợp lí, khi lạm dụng, tác động của chất gây cay đến sức khỏe lại là một câu chuyện khác.

  • Tác hại đầu tiên và dễ thấy nhất là khi ăn cay quá,người ăn sẽ bị bỏng với cảm giác nóng và rát vô cùng.
  • Sâu hơn sẽ là những niêm mạc bao tử, hệ hô hấp và vùng bên trong khoang miệng sẽ bị tổn hại vì cay quá độ.
  • Quả ớt càng cay thì Capsicain độc tố càng nhiều, nếu ở dạng tinh khiết người nuốt phải chất này có thể tử vong sau đó.
  • Về chất tạo màu, chất đỏ Sudan được thế giới xếp vào nhóm chất tạo màu gây  độc vì chúng có thể gây ung thư do làm tổn thương AND của tế bào. Dựa trên cơ chế tác động của chất này, các nhà khoa học cho rằng không có một giới hạn an toàn nào cho Sudan và ở một số nước ở châu Âu và châu Mĩ đã có quyết định cấm bổ sung Sudan vào thực phẩm.

Về mặt khoa học sức khỏe là vậy, nhưng vẫn có một lời  khuyên cho những ai muốn thử thưởng thức món mì cay là hãy lựa chọn cấp độ cay vừa phải để vừa bảo vệ được sức khỏe, vừa có thể thưởng thức món ăn này một cách trọn vẹn nhất!

Chủ đề chính: #mì_cay_7_cấp_độ

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn