Khang Ninh

Mối liên hệ thú vị giữa KHÓC và ÁP LỰC

Đăng 8 năm trước

Các nghiên cứu đã chứng minh, khóc có thể xoa dịu cảm xúc của con người. Nhưng có thể bạn chưa biết về mối liên hệ giữa khóc và áp lực đấy.

Khóc là một trong những cách biểu đạt tâm trạng của con người, khóc cũng dần dần được xem như một cách giảm áp lực. Các nghiên cứu cho thấy, khóc có thể làm dịu đi trạng thái căng thẳng, lo lắng của con người, có người còn nói sau khi xem một bộ phim buồn và khóc thì họ ngủ rất ngon, chức mất ngủ trước đây cũng biến mất. Nói vậy thì, khi gặp áp lực, chúng ta cứ thoải mái khóc ư?

Mô tả hình ảnh

1. Khóc là cách giảm áp lực rất tốt trong xã hội hiện đại

Trong khái niệm của mọi người thì khóc là đặc quyền của phái nữ và trẻ con. Khác với phái mạnh không thể dễ dàng rơi lệ, trẻ con và phái nữ có thể khóc khi vui, khi cảm động, khi tức giận, khi phiền não, thậm chí là khi thấy nhạt nhẽo vô vị cũng có thể khóc được! Khóc thường bị xem là một việc không nên, nhưng mà kỳ thực từ góc độ tâm lý học thì khóc ở một mức độ thích hợp lại có rất nhiều lợi ích cho cơ thể lẫn tâm hồn.

Nhà tâm lý William Fries (Trường đại học Minnesota – Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu về hành vi “khóc” trong vòng 5 năm, kết quả cho thấy: Trong một tháng, nam giới khóc nhiều nhất 7 lần, còn số lần mà nữ giới rơi nước mắt lên đến hơn 30 lần. Nói theo nhà sinh vật học tiến hóa Harson (trường đại học Tel Aviv): “Khóc là một hành vi tiến hóa cao cấp của loài người”. Giống như ngôn ngữ, chỉ có con người mới có hành vi khóc mang ý nghĩa thực sự. Nghiên cứu phát hiện, khóc thậm chí còn có thể phát đi tín hiệu tự bảo vệ mình. Nó làm mờ đi tia nhìn của chúng ta, ngăn cản ta có những hành vi mang tính công kích đối với người khác; đồng thời, khóc còn có thể thể hiện sự yếu đuối của mỗi người, khiến cho đối phương giảm đi sự phòng ngự và ý thù địch, nói khác hơn law khi đối phương nhìn thấy một gương mặt đang giàn giụa nước mắt, tự nhiên họ cũng sẽ động lòng trắc ẩn, có khi còn đến bên động viên bạn một cách vô thức nữa.

2. Lợi thì có lợi nhưng khóc không phải là sự lựa chọn tốt nhất để giảm áp lực

Đầu tiên, khóc là biểu hiện bất ổn của tâm trạng và yếu đuối của tâm lý. Đương nhiên, nó có thể tạm thời giảm nhẹ áp lực nhưng về lâu dài thì những vấn đề tâm lý khóc mà được giải quyết thật sự. Đây cũng giống như một người mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (Tiếng Anh: Obsessive-Compulsive Disorder - OCD), ví dụ như họ sẽ luôn rửa tay liên tục, trong quá trình rửa tay có thể tạm thời giảm đi sự lo lắng của họ, nhưng thật ra, con đường phát tiết này không phải là cách khỏe mạnh, nếu tiếp tục sẽ làm tăng nặng sự thống khổ của họ mà thôi. Đồng thời với ý nghĩa để phát tiết cảm xúc thì khóc cũng khiến người ta cảm thấy chơi vơi vô vị, u uất, đau khổ và bất lợi cho sức khỏe tâm lý con người.

Thêm nữa, dùng cách khóc để giảm áp lực, ở một mức độ rất lớn chính là do thiếu thốn tình cảm bạn bè cũng như tình yêu đôi lứa. Bộ phận lớn những người này đang độc thân, cũng không có nhiều bạn bè thân thiết để lắng nghe họ. Thế là họ đành phải mượn phim ảnh, sách báo để tự vỗ về mình, mượn những giọt nước mắt để xoa dịu mình, đây cũng law cách bất đắc dĩ khi đối mặt với áp lực quá nặng nề. Cuối cùng, thời gian càng dài thì họ sẽ càng cảm thấy tủi thân hơn, luôn cảm thấy xã hội đối với mình thật không công bằng, người khác không hiểu mình, từ đó mà họ càng không tin bất cứ ai và càng cô đơn hơn.

Ngoài ra, thông thường sau khi khóc, cường độ tâm trạng của con người sẽ giảm đi 40%, nhưng mà sau khi những tâm trạng ức chế được phát tiết, dịu xuống thì bạn cũng không được khóc nữa, nếu không sẽ có hại cho cơ thể. Bởi vì chức năng dạ dày đường ruột của con người cực kỳ nhạy cảm đối với tâm trạng, thời gian u sầu bi thương hoặc thời gian khóc lóc quá dài sẽ khiến cho vận động của dạ dày chậm lại, bài tiết dịch vị ít đi, như thế sẽ ảnh hưởng đến sự thèm ăn của bạn, thậm chí dẫn đến các bệnh về dạ dày.

Vì vậy, các chuyên gia cho rằng, nguồn gốc của áp lực có rất nhiều, áp lực quá lớn có thể có liên quan đến các mối quan hệ giữa người với người không được tốt. Nếu khi đối mặt với áp lực mà có người thân, bạn bè, đồng nghiệp ở bên cạnh động viên cổ vũ thì có thể hóa giải áp lực hiệu quả. Từ những mối quan hệ tốt đẹp này, bạn có thể tìm được những tâm trạng vui vẻ và ứng phó với áp lực một cách lạc quan hơn. còn việc khóc để giảm áp lực không nên lạm dụng, nó có thể được xem như một cách trút tâm trạng bình thường nhưng không thể sử dụng thường xuyên. Cho nên hãy nhớ rằng, khóc không phải là lựa chọn đầu tiên để giảm áp lực, còn có rất nhiều cách khác tốt hơn.

3. Nước mắt lúc đau buồn có chứa những vật chất có hại, nếu cứ đè nén không khác gì đồng nghĩa với “tự sát”

Nghiên cứu của các chuyên gia tâm lý phát hiện: Con người khóc lúc đau buồn, trong nước mắt sẽ chứa hàm lượng protein rất cao. Tuy nhiên lượng protein này là vật chất có hại do tinh thần bị áp lực u uất mà sinh ra, nếu để loại vật chất này dồn nén trong cơ thể sẽ gây bất lợi cho sức khỏe. Các chuyên gia ở phòng thí nghiệm bệnh tâm thần thuộc trung tâm y học Mỹ phát hiện, nước mắt có thể giải tỏa áp lực của con người. Vì vậy lúc quá đau buồn nếu như không thể làm gì khác hơn ngay lúc đó thì hãy cứ để nước mắt rơi, bạn nhé!

4. Khoảng thời gian từ 18h đến 20h là dễ khóc nhất

Theo nghiên cứu, 88.8% số người sau khi khóc có thể cải thiện được tâm trạng, chỉ có khoảng 8.4% số người là cảm thấy tồi tệ hơn sau khi khóc. Trong đó 77% số người khóc ở trong nhà mình, vậy thì thời gian nào con người sẽ dễ rơi lệ nhất? Có đến 39% số người khóc vào buổi tối và khoảng thời gian từ 18h đến 20h là họ dễ khóc nhất.

Mặc dù nói khi đau buồn quá mức cứ việc khóc cho vơi nỗi lòng nhưng không phải vì thế mà lạm dụng nước mắt. Nếu như tâm trạng tốt hơn, không có nhiều suy nghĩ buồn phiền chẳng phải sẽ càng tốt sao? Có một mẹo người ta gọi là “tận dụng sức mạnh của tiềm thức” có thể giúp ích cho bạn. Mỗi buổi sáng hãy bỏ ra ít nhất 10 phút khi vừa thức dậy ở trên giường và 10 phút trước khi ngủ vào buổi tối để… tưởng tượng! Hai khoảng thời gian này là thời gian tốt nhất để bước vào tiềm thức. Nếu bạn hy vọng thành công, tình yêu, hôn nhân tốt đẹp v.v thì cố gắng tưởng tượng chúng trong hai lúc này. Tiềm thức của bạn sẽ dần dần khiến bạn sinh ra lòng tin từ sự tưởng tượng, dẫn dắt bạn đạt được những điều mình mong đợi.

Nguồn: Xinli

Tạ Lê Phương (dịch)

Chủ đề chính: #tâm_lý

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn