Thích Gì Review Nấy Với bạn thế nào là may mắn? May mắn là gặp BẠN ở những ngày tháng thanh xuân sôi nổi, thích BẠN ngay từ phút đầu tiên và thật may BẠN cũng thích tôi.

Mỗi ngày một vụ án: Án Chu Lệnh

Đăng 4 năm trước

Án Chu Lệnh là vụ án Chu Lệnh học sinh của đại học Thanh Hoa bị trúng độc Thallium một cách ly kì trong thời gian ở trường, dẫn đến việc sức khoẻ bị ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng. Sau cùng nhờ mạng hỗ trợ mà mới nhận được chẩn đoán chính xác và cứu chữa.

I. GIỚI THIỆU GIẢN LƯỢC

Do Chu Lệnh chưa từng tiếp xúc với Thallium nên phía cảnh sát nhận định đây là sự kiện đầu độc. Nhưng vụ án này qua điều tra, mấy lần chìm nổi, hung thủ đến giờ vẫn nhởn nhơ tự tại ngoài vòng pháp luật, chưa hề có đáp án chính xác. Do quá trình cảnh sát xử lý vụ án có những hành vi bất thường khiến cho án Chu Lệnh biến thành sự kiện công chúng, từ đó xuất hiện nhiều phỏng đoán về gia cảnh của đối tượng tình nghi.

Tôn X, bạn cùng lớp cùng phòng với Chu Lệnh bị cảnh sát đưa vào danh sách tình nghi và điều tra năm 1997. Phía cảnh sát gọi cô ta là “ Học sinh duy nhất có thể tiếp xúc với Thallium”. Sau đó Tôn X được thả. Nhiều năm sau, không ít người dung mạng cho rằng Tôn X có động cơcũng như là người hiểu rõ thuộc tính của Thallium, lại có đường lấy được Thallium, vì vậy có hiềm nghi rất lớn để đầu độc. Đồng thời cộng đồng mạng cũng kêu gọi cảnh sát lật lại án để điều tra. Ngày 16 tháng 4 năm 2013, án đầu độc Phục Đán kết thúc, lượng người kêu gọi phá án Chu Lệnh lại một lần nữa xuất hiện, đối tượng hiềm nghi Tôn Duy bị xã hội nghị luận bàn tán trên diện rộng. Ngày 8 tháng 5, cục công an Bắc Kinh phát weibo trảlời vụán nói rằng, do chứng cớbịhuỷ nên không có cách nào tìm ra chân tướng, trong quá trình điều tra chưa từng bịcan thiệp quâý nhiễu, đềnghị công chúng giữ bình tĩnh xem xét án này.

II. NỘI DUNG VỤ ÁN

1. Trúng độc Thallium

Trúng độc Thallium và chữa trị bắt đầu từ ngày 24 tháng 11 năm 1994, Chu Lệnh có hiện tượng trúng độc kì quái. Đầu tiên là đau bụng, không ăn được cơm. Sau đó đến ngày 5 tháng 12 thì dạ dày khó chịu. Ngày 8 tháng 12 tóc cô bắt đầu rụng dần, trong vòng vài ngày tóc liền rụng sạch. Ngày 23 tháng 12, Chu Lệnh vào viện ở phòng bệnh khoa Tiêu hoá nội bệnh viện Đồng Nhân thành phố Bắc Kinh. Mặc dù không tìm ra nguyên nhân nhưng sau khi nằm viện 1 tháng, cơn đau của Chu Lệnh đã được chữa trị, tóc cũng đã mọc ra. Cho đến ngày 23 tháng 1 năm 1995 thì xuất viện. 

Ngày 20 tháng 2 năm 1995, kì nghỉ đông kết thúc, học kì mới bắt đầu, Chu Lệnh quay lại trường học. Ngày 6 tháng 3 năm 1995, cơn đau của Chu Lệnh chuyển biến ác tính, chân Chu Lệnh đau đớn vô cùng, đồng thời cảm thấy quay cuồng. Bố mẹ Chu Lệnh đưa cô đến bệnh viện số 3 Đại học Bắc Kinh để chữa trị. 

Ngày 9 tháng 3 năm 1995, bố mẹ Chu Lệnh đưa con đến khoa của chuyên gia thần kinh nội bệnh viện Hiệp Hoà, giáo sư Lý Thuấn Vỹ sau khi khám xong đã nói với bố mẹ Chu Lệnh “quá giống với tình trạng ngộ độc Thallium đã xảy ra vào những năm 60 ở đại học Thanh Hoa”. Nhưng do Chu Lệnh một mực nói không tiếp xúc qua với Thallium, cho nên bệnh viện Hiệp Hoà đã không chuẩn bị hoá nghiệm và cũng không tiến hành kiểm tra thử có phải trúng độc Thallium hay không. 

Ngày 15 tháng 3 năm 1995, tình trạng bệnh của Chu Lệnh càng thêm nghiêm trọng, xuất hiện cơ mặt co rút, cơ mắt tê cứng, mất hô hấp tự chủ, Chu Lệnh nằm ở phòng bệnh khoa thần kinh nội đại học Hiệp Hoà, bệnh viện Hiệp Hoà chẩn đoán và chữa trị theo bệnh án viêm đa dây thần kinh cấp tính.Ngày 23 tháng 3 năm 1995, trung khu hô hấp của Chu Lệnh bị suy thoái. Bệnh viện Hiệp Hoà quyết định phẫu thuật mở khí quản. Ngày 24 tháng 3 năm 1995, bệnh viện Hiệp Hoà bắt đầu trị liệu đổi huyết tương cho Chu Lệnh, trước sau bao gồm 8 lần, mỗi lần trên 1000ml, có người nhận định đây là bước quan trọng giúp cho sinh mệnh của Chu Lệnh khi chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh. Nhưng trong quá trình đổi huyết tương, Chu Lệnh mắc phải bệnh viêm gan siêu vi C. Ngày 26 tháng 3, Chu Lệnh bị đưa vào phòng giám sát đặc biệt ICU của bệnh viện Hiệp Hòa, hô hấp nhờ vào máy thở. 

Ngày 28 tháng 3 năm 1995 bị rơi vào trạng thái hôn mê, cho đến tận ngày 31 tháng 8 mới tỉnh, thời gian hôn mê tổng cộng 5 tháng. Bệnh viện Hiệp Hoà tiến hành kiểm tra nhiều hạng mục với Chu Lệnh: Bao gồm cả AIDS HIV, chọc hút tủy xương, cộng hưởng từ, kiểm tra hệ thống miễn dịch, nhiễm độc hóa học, nhân kháng thể kháng nguyên và bệnh Lyme,…) nhưng ngoại trừ bệnh Lyme thì các kết quả hóa nghiệm khác đều dương tính.

2. Cầu cứu trang web hỗ trợ.

Ngày 10 tháng 4 năm 1995, bạn bè cấp 3 của Chu Lệnh, học sinh Bối Chí Thành khóa 92 khoa cơ học đại học Bắc Kinh, Thái Toàn Thanh và những người khác đã phiên dịch tình trạng bệnh không rõ nguyên nhân này thành tiếng Anh. Thông qua trang web SCI.MED của USENET và các tổ chức tin tức Binet để gửi mail cầu cứu. Sau đó đã nhận được 1635 mail của 18 quốc gia và vùng lãnh thổ (có người nói hơn 2000 mail, Bối Chí Thành nói hơn 3000 mail). Trong đó có hơn 1/3 nói tình trạng này giống như trúng độc Thallium điển hình. Bác sĩ của bệnh viện nhi đồng thánh Jude đã trả lời thư chỉ rõ nghi ngờ trúng độc Thallium, từ triệu chứng tóc rụng tận chân, đường tiêu hóa và thần kinh đều có vấn đề cùng các biểu hiện khác có thể xác nhận. Bởi do thời đó mạng hỗ trợ của Trung Quốc chưa phát triển, vì vậy mà bác sĩ Dr. Xin Li của bệnh viện nước ngoài UCLA bác sĩ Dr. John W.Aldis cùng nhau tiến hành chẩn đoán từ xa cho bệnh nhân Chu Lệnh bị trúng độc Thallium, có tác dụng rất lớn trong việc hỗ trợ chẩn đoán và cung cấp tin tức trong quá trình chữa trị của Chu Lệnh. 

Ngày 18 tháng 4 năm 1995, Bối Chí Thành mang tài liệu đã dịch thành tiếng trung đến khu phòng bệnh giám sát đặc biệt của bệnh viện Hiệp Hòa để các bác sĩ tham khảo. Nhưng anh cho rằng mọi người không có phản ứng tích cực, rất ít bác sĩ xem. Đồng thời cũng không xem xét đến phán đoán trúng độc Thallium trong mail để tiến hành kiểm tra khiến cho mạng hỗ trợ từ xa lúc bấy giờ không phát huy được tác dụng chính xác.

3. Chữa trị chính xác

Tối ngày 28 tháng 4 năm 1995, Chu Lệnh được chẩn đoán là trúng độc Thallium, bố mẹ Chu Lệnh ngay lập tức liên lạc với phó chủ nhiệm khoa Hóa trường đại học Thanh Hoa. Giáo sư Tiết Phương Du chủ quản công tác học sinh sinh viên đề nghị nhanh chóng báo án. Đồng thời Tiết cũng báo án đến trưởng bộ phận bảo vệ đại học Thanh Hoa kiêm phó cảnh sát trưởng đồn cảnh sát đại học Thanh Hoa. Ngày 7 tháng 5 năm 1995, Cục công an Bắc kinh chính thức thành lập án và điều tra. Nhưng trước khi thành lập án, xác nhận chính xác trúng độc Thallium là kì nghỉ lễ 1/5, kí túc xá của Chu Lệnh bị trộm hết sức kỳ lạ, đồ dùng tắm rửa của Chu Lệnh bị trộm mất.

Thallium là chất độc hóa học, được phân loại chất độc loại A cùng với Cyanide trong Biên mục phân loại và tên gọi các chất cực độc được ban hành ngày 1 tháng 10 năm 1993 của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Theo nhân viên của cục công an cho biết, trong cả thành phố bắc Kinh chỉ có hơn 20 đơn vị cần dùng đến Thallium và muối Thallium, số người được tiếp xúc không quá 200 người. Đồng thời cảnh sát cũng loại trừ khả năng bản thân Chu Lệnh, người nhà hay bạn bè thân thiết có tiếp xúc với Thallium hay muối Thallium. Trương Tiệp, một trong hai vị luật sư được sự ủy thác của gia đình Chu Lệnh chỉ ra “dựa theo những chứng cứ hiện tại mà cảnh sát cung cấp, có người cố ý đầu độc Chu Lệnh là nguyên nhân thực tế nhất, có nghĩa là có hung thủ đứng sau vụ việc này.” Hơn nữa còn có một người công an lão luyện có kinh nghiệm mười mấy năm phá án và nắm rõ tình hình như Vương Bổ đưa ra phán đoán “Phạm vi tình nghi rất nhỏ.” Quy định KTX nữ đại học Thanh Hoa quản lý vô cùng nghiêm ngặt, lại tiến hành suy đoán thêm một bước hung thủ là người bên cạnh Chu Lệnh. 

Tháng 4 năm 1997, sau khi chính thức thành lập án hai năm, cục công an Bắc Kinh tiến hành thẩm vấn lần đầu với nghi phạm trong án Chu Lệnh là Tôn Duy. Trước đó những báo cáo về tình hình vụ án bao gồm: Trong khoảng thời gian Hè thu năm 1995 phía công an điều tra qua mối quan hệ xung quanh của bố mẹ Chu Lệnh và của bố mẹ Tôn Duy. Năm 1995 cảnh sát thông báo cho gia đình Chu Lệnh “chỉ còn cách một cánh cửa nữa thôi.”. Năm 1996, cảnh sát trưởng đồn cảnh sát đại học Thanh Hoa Lý Mộ thông báo cho bố Chu Lệnh “đã có đối tượng tình nghi. Sau khi cấp trên phê chuẩn, bắt đầu tiến hành tiếp cận”. 

Tháng 2 năm 1996, phòng 14 cục công an Bắc Kinh nói với gia đình Chu Lệnh án này rất khó phá, vẫn đang cố gắng hết sức. Tháng 2 năm 1997, giáo sư Tiết Phương Du có nói với gia đình họ Chu là đã phối hợp với công an phát hiện ra một manh mối quan trọng, nhưng sau đó mãi không có thông báo. Trong mail gửi cho UCLA của gia đình Chu Lệnh để phối hợp điều trị có nhắc tới việc công an luôn hoài nghi một nữ sinh cùng lớp cùng phòng với Chu Lệnh là hung thủ đầu độc. Phía công an còn chỉ rõ kẻ tình nghi lợi dụng việc báo cáo kiểm nghiệm Thallium quá muộn, phá hỏng vật dụng trong ktx của Chu Lệnh, khiến cho vật chứng sót lại dưới 1%. Nhưng phía công an biểu thị sẽ không bỏ qua đồng thời có lòng tin sẽ định tội được kẻ tình nghi trước tòa án. Nhưng qua 11 năm, từ tháng 5 năm 1995 đến năm 2016, vụ án này vẫn không bước vào giai đoạn thẩm án, cục công an Bắc Kinh chưa từng công bố vụ án này, cũng không công bố bất kỳ chi tiết hay nguyên nhân. Nhưng Lý Thụ Sâm người chịu trách nhiệm về vụ án này của phòng 14 cục công an Bắc Kinh trong buổi phỏng vấn năm 2006 có từng nói cho phóng viên “Trong quá trình điều tra vụ án đã có kết luận” đồng thời “Vụ việc này tình tiết rất nhạy cảm”

4. Kết quả điều tra 

Tôn Duy, bạn cùng lớp cùng phòng với Chu Lệnh bị công an liệt vào đối tượng duy nhất có đủ tư cách để lấy được muối Thallium và có cơ hội tiếp cận người bị hại. Trải qua điều tra tỉ mỉ, phía công an đưa cô ta vào danh sách tình nghi phạm tội đầu độc. Tháng 3 năm 1997, gia đình Chu Lệnh lấy lý do sắp tốt nghiệp hết khóa sẽ khó có thể có nhân chứng nên đề nghị lên cục công an thành phố Bắc Kinh. Ngày 2 tháng 4 năm 1997, Tôn Duy bị phòng 14 cục công an Bắc Kinh đưa đi với tư cách kẻ tình nghi trong án Chu Lệnh, đồng thời ký tên đóng dấu trên giấy thẩm vấn nghi phạm. Sau 8 tiếng thẩm vấn liên tiếp, Tôn Duy được người nhà đón về. Ngoài ra, gia đình Chu Lệnh còn viết đơn trình mong cục công an bắc Kinh nhanh chóng phá án, nhưng thời gian cụ thể thì không nói rõ. 

Ngày 12 tháng 5 năm 1998, cơ quan công an tuyên bố kết thúc vụ án. Lấy lý do đã quá thời gian theo luật định để hủy bỏ việc cưỡng chế tạm giữ với đối tượng tình nghi Tôn Duy. Nhưng khó hiểu là phía công an không hề thông báo cho gia đình Chu Lệnh đã kết thúc vụ án, thông báo cho bố Chu Lệnh “ những phản hồi trước kia đều là đang trong quá trình điều tra.” Cho đến năm 2008 yêu cầu công khai tin tức mới biết được năm 1998 đã kết thúc vụ án rồi. Ngày 12 tháng 5 năm 2008, bố Chu Lệnh là Ngô Thừa Chi yêu cầu cục công an Bắc Kinh đưa ra kết quả vụ án Chu Lệnh trúng độc Thallium cấp tính, đồng thời được xử lý trong ngày hôm đó. Cục công an lấy lý do Pháp luật và quy định không cho công khai các tình hình khác để ban hành “Thông cáo tin tức chính phủ không công khai.” 

Tháng 4 năm 2013, bạn cùng lớp với Chu Lệnh là Vương Nhất Phong nổ phát súng đầu tiên, chỉ ra Tôn Duy có hiềm nghi lớn nhất. Tôn Duy từng có bài viết trên diễn đàn Thiên Nhai vào năm 2005 đã nói, mình không phải là người duy nhất có thể tiếp xúc với Thallium, nói dung dịch Thallium giúp giảng viên làm thí nghiệm là người khác pha sẵn đặt lên bàn. Vương Nhất Phong cũng chỉ ra có 7 người có cơ hội tiếp xúc với Thallium, bao gồm 2 giảng viên ( Lý Long Đệ và Đồng Ái Quân), 3 nghiên cứu sinh nữ ( khóa 87 Trần X, khoá 88 Triệu X, khoá 89 Chu X) và hai sinh viên khoa Hóa. Trong đó có sinh viên nam khoa 90 Ngô X, người còn lại là Tôn Duy. Phòng nghiên cứu sinh nữ ở tòa nhà khác, chỉ có Tôn Duy có khả năng tiếp cận đến các vật dụng sinh hoạt của Chu Lệnh. Từng có lời đồn đại là công an năm đó tìm thấy cốc cà phê của Chu Lệnh trong thùng đồ dưới giường Tôn Duy, hơn nữa đã từng tẩy rửa sạch sẽ. Tôn Duy lúc ấy đã biện minh “Chu Lệnh nằm viện sợ cốc dính bụi”. Có một người dùng ID “ Ánh nắng ấm áp” tự xưng là cùng phòng với Tôn Duy nói Tôn Duy nằm giường trên của KTX, phủ định việc Tôn Duy có thùng dưới gầm giường. Bên cạnh đó, dựa theo báo cáo của cục công an, sau khi Chu Lệnh trúng độc nằm viện, KTX từng bị mất trộm làm phá hoại hiện trường, trên sàn nhà là tiền rơi vung vãi. Một giáo viên nói với bố Chu Lệnh, đồ đạc của học sinh khác không mất, chỉ mất đồ tắm rửa của riêng Chu Lệnh và một chiếc cốc sắt lăn vào trong gầm giường. Dư luận bùng nổ có rất nhiều tin tức bắt đầu lộ ra

5. Người nhà khiếu nại bệnh viện 

Người nhà của Chu Lệnh cho rằng, bởi bệnh viện chẩn đoán sai sót nhầm lẫn dẫn đến việc Chu Lệnh trúng độc Thallium lỡ mất thời gian chữa trị tạo thành những di chứng nghiêm trọng. Tháng 12 năm 1996, một luật sư đề nghị hỗ trợ pháp luật, tiếp nhận lời ủy thác của gia đình Chu Lệnh khiếu nại bệnh viện Hiệp Hòa lên tòa án Thành Đông yêu cầu bệnh viện bồi thường tổn thất kinh tế và tinh thần 80 vạn tệ. Tháng 10 năm 1997, trung tâm kiểm định chẩn đoán chữa trị Bắc Kinh tuyên bố bệnh viện Hiệp Hòa không hề sơ sót, không thuộc sự cố trong chữa trị chẩn đoán. Ngày 2 tháng 4 năm 1999, tòa án tuyên bố bệnh viện Hiệp Hòa thắng kiện.

Tháng 12 năm 1999, luật sư miễn phí Dư Dung của phòng luật sư Hạo Thiên một lần nữa để nghị toàn án cấp hai thành phố Bắc Kinh tiến hành giám định, Ủy ban Pháp viện ủy thác cho phòng nghiên cứu giám định khoa học pháp lý thành phố Bắc Kinh tiến hành giám định, ý kiến của đơn vị này cho rằng : Bệnh viện Hiệp Hòa với những hành vi dẫn đến việc kiểm tra chẩn đoán của người bệnh Chu Lệnh bị sai lầm và kéo dài, vì vậy bệnh viện Hiệp Hòa có trách nhiệm nhất định trong việc trị liệu lần này.” Ngày 26 tháng 11 năm 2000, tòa án nhân dân cấp 2 thành phố Bắc Kinh tuyên bố bệnh viện Hiệp Hòa phải chi trả phí trị liệu cho Chu Lệnh 10 vạn tệ.

6. Sự việc tiếp diễn sau này.

Trước năm 2006, liên quan đến sự kiện Chu Lệnh, thi thoảng có báo chí nhắc đến, chủ yếu nói về cảnh ngộ bi thảm của Chu Lệnh, quá trình trị liệu dài đằng đẵng. Tháng 9 năm 1995, phóng viên tạp chí Phụ nữ Trần Đổng Tăng có phỏng vấn các nữ sinh cùng phòng với Chu Lệnh, bị người lạnh nhạt. Năm 2002, trên mạng có người cho biết, đối tượng tình nghi đầu độc Chu Lệnh là Tôn Duy. Đồng thời, Bối Chí Thành dùng tên thật trên diễn đàn New Threads phát biểu “ Một số chuyện trong vụ việc Chu Lệnh”, giới thiệu một vài chuyện trong cuộc. Ngày 30 tháng 11 năm 2005, trên diễn đàn Thiên Nhai, một người dùng có ID Skyoneline đăng tải bài viết “Trời xanh ghen ghét hồng nhan : Sự kiện hạ độc nữ sinh 10 năm trước ở Đại học Thanh Hoa”, dẫn tới sự chú ý và tranh luận. Ngày 30 tháng 12, một ID tên tiếng nói Tôn Duy đăng bài “tiếng nói Tôn Duy - Bác bỏ tin đồn từ vụ việc trúng độc của Chu Lệnh”, lấy danh nghĩa của Tôn Duy biện giải cho chính mình, dấy lên tranh luận của công chúng, đồng thời dẫn đến sự chú ý của cư dân mạng với vụ án này. Trên mạng, rất nhiều cư dân mạng lên án Tôn Duy là người hạ độc Chu Lệnh, một vài cư dân mạng còn tìm người nhà, địa chỉ, cơ quan của Tôn Duy. Ngoài ra còn tìm ra danh sách bạn bè cùng khóa với Tôn Duy và Chu Lệnh. Trung tuần tháng 1 năm 2006, Nhật báo Trung Quốc, Tin tức buổi sáng, Báo Pháp luật buổi sáng, Báo nhân vật phương Nam hàng tuần, Báo tin tức hàng tuần, Báo Thanh niên, Thời báo Hoa Hạ và rất nhiều cơ quan truyền thông đưa tin tức về những nội dung liên quan đến án Chu Lệnh. Ngày 22 và 23 tháng 1 năm 2007, kênh tổng hợp CCTV1 của đài truyền hình trung ương Trung Quốc đã phát sóng chương trình kí sự “Thời không Đông Phương” <12 năm của Chu Lệnh> gồm phần 1 và 2, đẩy độ quan tâm của vụ án lên một mức độ cao hơn. Dư luận cho rằng phía công an có trách nhiệm và nghĩa vụ trả lời làm rõ với công chúng. 

  •  Án Chu Lệnh đến giờ đã qua 19 năm chưa có kết quả, cuối cùng là vì sao?
  •  Lúc đó phía công an điều tra đã nắm được những chứng cớ gì?
  • Khúc mắc của vụ án ở đâu? 
  • Ban đầu thái độ của phía cảnh sát “cách chân tướng chỉ còn một cánh cửa” là thật hay giả, và chỉ đến kẻ tình nghi nào? 
  • Tại sao gia đình Chu Lệnh hỏi thăm tin tức vụ án lại bị che dấu, không được thông báo. 
  • Bức màn huyền bí về thông cáo “pháp luật, quy định và những điều liên quan đến việc không công khai các sự việc khác“ là như thế nào? 
  • Đặc biệt công chúng nghi vấn nhiều nhất là, vụ án năm đó có bị “can thiệp” bởi thế lực bên trên hay không

III. TÌNH HÌNH HIỆN TẠI CỦA NHÂN VẬT

Từ khi trúng độc vào năm 1994 đến nay, trải qua mười mấy năm trị liệu phục hồi, do bị trúng độc Thallium bị thương tổn khó mà hồi phục, Chu Lệnh mất đi trí lực, thị giác, cơ thể và khả năng ngôn ngữ, để lại những di chứng vô cùng nghiêm trọng. Cuộc sống của Chu Lệnh không có cách nào tự mình gánh vác, luôn cần có bố mẹ tuổi tác đang bước đến dốc bên kia của sinh mệnh ở bên cạnh chăm lo sinh hoạt.

Rất nhiều người quan tâm đến Chu Lệnh vào tháng 3 năm 2004 đã thành lập nên Quỹ quyên góp trợ giúp Chu Lệnh, xây dựng trang web liên quan đến Chu Lệnh, đến tháng 3 năm 2006, quỹ quyên góp nước ngoài đã đóng góp được 33000 USD, trong đó một phần đưa cho gia đình Chu Lệnh để chi trả chi phí trị liệu phục hồi cho cô. Ngày 10 tháng 3 năm 2006 , văn phòng luật sư Thiên Tân chịu ủy thác của thành phố Bắc Kinh, đưa ra sự trợ giúp pháp luật, cử luật sư Trương Tiệp và Lý Hải Hà cung cấp phục vụ về mặt pháp luật cho gia đình Chu Lệnh, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Chu Lệnh và gia đình.

Rất nhiều người quan tâm đến Chu Lệnh vào tháng 3 năm 2004 đã thành lập nên Quỹ quyên góp trợ giúp Chu Lệnh, xây dựng trang web liên quan đến Chu Lệnh, đến tháng 3 năm 2006, quỹ quyên góp nước ngoài đã đóng góp được 33000 USD, trong đó một phần đưa cho gia đình Chu Lệnh để chi trả chi phí trị liệu phục hồi cho cô. Ngày 10 tháng 3 năm 2006 , văn phòng luật sư Thiên Tân chịu ủy thác của thành phố Bắc Kinh, đưa ra sự trợ giúp pháp luật, cử luật sư Trương Tiệp và Lý Hải Hà cung cấp phục vụ về mặt pháp luật cho gia đình Chu Lệnh, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Chu Lệnh và gia đình. 

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn