toan pham

Một số biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy nhà dân trong các khu dân cư.

Đăng 5 năm trước

Thời gian qua, công tác phòng cháy, chữa cháy đã được Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền quan tâm chỉ đạo và đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, tình hình cháy, nổ tại khu dân cư, hộ gia đình vẫn diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng cả về số vụ lẫn thiệt hại

      Thời gian qua, công tác phòng cháy,chữa cháy đã được Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền quan tâm chỉ đạo và đạtđược nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, tình hình cháy, nổ tại khu dân cư, hộgia đình vẫn diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng cả về số vụ lẫn thiệthại. Theo thống kê, trong 05 năm gần đây cả nước xảy ra khoảng 15.000 vụ cháy;trong đó, trên 50% số vụ xảy ra tại khu dân cư, hộ gia đình; đặc biệt nhiều vụcháy gây thiệt hại lớn về người, tài sản, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và đờisống an sinh của người dân.

       Một số vụ cháy nhà dân gây thiệt hại lớn trong năm 2018:

       Vào 1h45 sáng 19/7, một ngôi nhà 4 tầng trongngõ 41 phố Vọng, Hai Bà Trưng (Hà Nội) chìm trong biển lửa đã khiến 2 mẹ con tửvong.

       Vào khoảng 16giờ ngày 30/11, hai vợ chồng anh Lý Văn Hải đi cắt cỏ cho đàn gia súc, ở nhàchỉ còn 2 cháu nhỏ và mẹ anh Hải ở nhà. Do không để ý, 2 cháu nhỏ đã nghịch đốtlửa ở đống rơm gần nhà. Do đống rơm to, gặp gió thổi mạnh nên ngọn lửa nhanhchóng lan vào ngôi nhà, làm cháy hoàn toàn căn nhà sàn 3 gian, diện tích 120 m2và 1 căn bếp 3 gian, diện tích 56 m2 và toàn bộ tài sản, đồ dùng sinh hoạt củagia đình. Ước tính tổng thiệt hại vụ cháy trên 100 triệu đồng; rất may không cóthiệt hại về người.

       Rạng sáng nay (4/12), vụ hỏa hoạn đặc biệt nghiêm trọng đã xảyra tại căn nhà cấp 4 năm sâu trong hẻm 161 đường Lạc Long Quân, Phường 3 (Q.11,TP.HCM) khiến 3 người chết, hai người nhập viện cấp cứu.

         Tình hình trên có nhiều nguyên nhân, trong đó cónguyên nhân khách quan do: Nhiều khu dân cư, chung cư, tập thể đã cũ, xuống cấpđược xây dựng từ trên 20 năm thiếu các điều kiện an toàn phòng cháy, chữa cháy;điều kiện cơ sở hạ tầng về giao thông, nguồn nước tại nhiều nơi còn bất cập. Vềchủ quan do: Một số nơi chính quyền địa phương còn buông lỏng, chưa làm hếttrách nhiệm trong việc quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy đối với khudân cư, hộ gia đình; chưa huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chínhtrị và toàn dân tham gia phòng cháy, chữa cháy. Nhận thức, ý thức của một bộphận người dân về phòng, chống cháy, nổ còn hạn chế; vi phạm quy định của phápluật về phòng cháy, chữa cháy còn phổ biến, nhất là tại các nhà chuyển đổi côngnăng vừa ở, vừa sản xuất, kinh doanh, làm kho tàng hoặc cho thuê trọ... nhưngkhông đảm bảo các điều kiện an toàn phòng cháy, chữa cháy. Phương tiện chữacháy và cứu nạn, cứu hộ chưa được quan tâm đầu tư, trang bị. Công tác “bốn tạichỗ” (lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ, chỉ huy tại chỗ)chưa thực sự hiệu quả; hoạt động của lực lượng dân phòng nhiều nơi còn mangtính hình thức. Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, kỹ năngphòng cháy, chữa cháy, thoát nạn chưa sâu rộng, hiệu quả nên chưa tạo được ýthức thường trực về phòng cháy, chữa cháy trong nhân dân. Hệ thống tiêu chuẩn,quy chuẩn về phòng cháy, chữa cháy đối với loại hình nhà ở đơn lẻ, liên kế, khudân cư còn thiếu, chưa đồng bộ.

       Nhận thứcđược sự nguy hiểm đó, công tác đảm bảo an toàn PCCC tại các nhà dân được Đảngvà Nhà nước ta rất quan tâm. Ngay khi ban hành luật PCCC ngày 04/10/2001 Quốchội đã đưa ra trách nhiệm PCCC trong đó có trách nhiệm của chủ hộ gia đình vàtrách nhiệm của cá nhân, đây là những yêu cầu, quy định của pháp luật về PCCCđối với mỗi nhà dân cần phải thực hiện. Cùng với đó là các văn bản chỉ đạo vềcông tác PCCC như : Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25/6/2015, Quyết định số1635/QĐ-TTg gày 22/9/2015 của Thủ tướng chính phủ, gần đây nhất là Chỉ thị số32/CT-TTg ngày 05/12/2018 về việc “Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy tạikhu dân cư”. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, xây dựng phong trào toàn dântham gia PCCC cũng không ngừng được tăng cường và triển khai đến từng khu dâncư, từng hộ gia đình, đã triển khai xây dựng mô hình “cụm dân cư an toàn vềPCCC”; tổ chức cho 201096 cơ sở, cá nhân, hộ gia đình ký cam kết bảo đảm antoàn PCCC.Trước tìnhhình cháy nhà dân trong các khu dân cư diễn biến ngày càng phức tạp , cùng vớiđó là sự biến đổi khí hậu toàn cầu, khô hanh, nắng nóng, hạn hán... đã tác độngđến công tác PCCC&CNCH nói chung và công tác đảm bảo an toàn PCCC tại cácnhà dân trong các khu vực dân cư nói riêng. 

      Do đó, để giảm thiểu số vụ cháy, nổxảy ra tại các nhà dân trong các khu dân cư, trong  thời gian tới cần tập trung một số nội dungsau:

      Một là, đối với Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH :

      Cần tập trung bám sát và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các văn bảnchỉ đạo, Chỉ thị của Đảng, Nhà nước, của Thủ tướng Chính phủ trong công tác đảmbảo an toàn PCCC, tham mưu cho Chính phủ ban hành các văn bản chỉ đạo cụ thểđến công tác PCCC đối với nhà dân tại các khu dân cư.    

      Tham mưu cho UBND các cấp, tổ chức hộithi, hội thao tìm hiểu pháp luật về PCCC, các kiến thức và kỹ năng về PCCC chocác khu dân cư, tổ dân phố thi, tìm hiểu với nhau. Từ đó nâng cao nhận thức, ýthức chấp hành các quy định của pháp luật về PCCC cho mỗi người dân.

      Tăng cường công tác tuyên truyền, xâydựng phong trào toàn dân tham gia PCCC đến từng nhà dân trong các khu dân cư,tiếp tục nhân rộng mô hình các khu dân cư an toàn về PCCC để mỗi cá nhân trongmỗi nhà dân đều là những hạt giống nòng cốt trong công tác PCCC tại nơi mìnhđang sinh sống.Lực lượng Cảnh sát PCCC là lực lượng nòng cốt trong công tác quản lý nhànước về PCCC trên địa bàn quản lý, cần tích cực xây dựng tin bài, phóng sự, cáckhuyến cáo... nhằm đảm bảo an toàn PCCC đối với các nhà dân, khu dân cư.

       Phối hợp với UBND các cấp và cơ quan,ban ngành có liên quan tăng cường công tác kiểm tra liên ngành về công tác đảmbảo an toàn PCCC tại các nhà dân trong các khu dân cư, đặc biệt là các nhà dâncó kết hợp với sản xuất, kinh doanh các chất, hàng có nguy hiểm về cháy nổ. 

       Tích cực nghiên cứu khoa học, cácchuyên đề, đề tài xoay quanh việc đảm bảo an toàn PCCC đối với nhà dân từ đólàm cơ sở lý luận vững chắc, đồng thời đưa ra các giải pháp có tính thực tiễncao. Qua đó, tham mưu, ban hành các văn bản chỉ đạo công tác PCCC tại các nhàdân đạt được hiệu quả.    

       Tìm hiểu, ứng dụng kịp thời các côngtrình nghiên cứu khoa học, các phát minh, sáng kiến khoa học trong nước và trênthế giới đối với công tác chữa cháy tại các nhà dân, để kịp thời tiếp cận đámcháy, nhanh chóng dập tắt ngay từ khi mới phát sinh.          

        Hai là, đối với UBND các cấp trongcông tác đảm bảo an toàn PCCC đối với các nhà dân tại khu dân cư.       

        Xây dựng lực lượng dân phòng, lựclượng PCCC tình nguyện là lực lượng nòng cốt trong công tác đảm bảo an toànPCCC tại khu vực, địa bàn quản lý, Các khu đan cư trên địa bàn quản lý trong đócần khuyến khích mỗi nhà dân đều có các thành viên nằm trong đội dân phòng, độiPCCC tình nguyện.    

       UBND các cấp cần nâng cao trách nhiệmcủa mình trong công tác đảm bảo an toàn PCCC đối với các nhà dân trên địa bànmình quản lý; chú trọng phối hợp với cảnh sát PCCC địa phương tăng cường côngtác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức và kỹ năng về PCCC đến các khudân cư, tổ dân phố trên địa bàn quản lý.  

       Xây dựng kế hoạch công tác hàng năm,kịp thời có các văn bản chỉ đạo công tác PCCC trên địa bàn quản lý nói chungtrong đó các nội dung tăng cường công tác PCCC đối với các nhà dân trên địa bànquản lý. Chú trọng mở rộng đường giao thông đi lại, quy hoạch xây dựng các trụnước, nguồn nước đảm bảo phục vụ công tác chữa cháy khi có cháy, nổ xảy ra.Đồng thời trong quy hoạch xây dựng nhà dân, các khu dân cư cần đảm bảo đườnggiao thông cho xe chữa cháy có thể tiếp cận khi có cháy xảy ra và cần đảm bảokhoảng các PCCC.   

       Kịp thời khe thưởng các cá nhân, hộgia đình tích cực trong công tác đảm bảo an toàn PCCC trên địa bàn quản lý.   

       Ba là, đối với mỗi nhà dân trong khudân cư:    

      Chấp hành nghiêm các quy định của phápluật về PCCC, đặc biệt là trong việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, các thiếtbị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt, chất sinh lửa, sinh nhiệt. Có thể kể đến như:việc thắp hương, đốt vàng mã cần đúng nơi quy định, nghiêm cấm việc trẻ emnghịch lửa trong các nhà dân, khu dân cư, nghiêm cấm câu, móc điện trái phép....    

      Thường xuyên kiểm tra hệ thống điệnbằng cách sử dụng các thiết bị đo như Ampe kế... nếu phát hiện thấy quá tải thìcần thay thế hoặc có sự điều chỉnh ngay. Bên cạnh đó cần lắp đặt các thiết bịbảo vệ như cầu chì, áp tô mát... để bảo vệ các thiết bị điện trong nhà.   

      Không bố trí các chất cháy như: vải,quần áo... xung quanh các ổ điện, bếp đun nấu, đường dây điện. Trang bị cácphương tiện PCCC như bình chữa cháy xách tay, mặt nạ phòng độc... để đề phòngkhi có sự cố cháy, nổ xảy ra, kịp thời ngăn chặn không để xảy ra cháy lớn, gâythiệt hại nghêm trọng.

      Tích cực tham gia các hoạt độngPCCC được tổ chức tại nơi đang cư trú.  

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn