Lagom

Muốn là một người ứng xử thông minh trong mắt nhà tuyển dụng? Hãy áp dụng 4 cấu trúc tư duy sau đây !

Đăng 6 năm trước

4 cấu trúc ' tối giản' mở ra cánh cửa thành công trong sự nghiệp.

 Chúng ta luôn phải ứng khẩu nhanh gọn  trong suốt buổi phỏng vấn xin việc hoặc khi giới thiệu bản thân. Vậy nên, câu hỏi cốt yếu:" Cần giải thích nhanh chóng điều gì vào lúc ấy ?". 

 Tôi sẽ chỉ cho bạn thấy, thực tế có rất nhiều cách đơn giản để giải quyết vấn đề này. Tác giả của cuốn sách "Hãy nói thật to và ngưng lo sợ: 50 kĩ thuật thể hiện bản thân đầy tự tin và cuốn hút", Matthew Abrahams đã nói rằng nếu bạn nhận được câu hỏi phỏng vấn, đừng rối trí mà hãy chỉ nghĩ đến 2 câu hỏi sau: Nói cái gì và nói như thế nào. 


 Dưới đây là 4 cấu trúc "tối giản" trong phỏng vấn. Bạn cần theo sát chúng để trở thành một người ứng xử thông minh trong mắt nhà tuyển dụng .Cấu trúc " tối giản" là gì ?Cấu trúc này cung cấp cách tối giản để xây dựng tư duy và truyền đạt thông tin đến nhà tuyển dụng. Điều này ngăn chúng ta " đông cứng" trong buổi phỏng vấn.Hãy cùng bắt đầu xem xét 4 cấu trúc " tối giản". 

 1. Cấu trúc "Cái gì ? Như thế nào ? Làm gì ?"

  • Cái gì ? : Cái rõ nét nhất xuất hiện trong đầu.
  • Nó như thế nào? :Tại sao nó lại quan trọng hay bài học mà bạn rút ra từ nó là gì ?
  • Làm gì? : Dự định của bạn để đạt được nó.

2. Cấu trúc "Thách thức/ cơ hội - Giải pháp - Lợi ích" 

 Abrahams tiết lộ đây là cấu trúc hữu dụng nhất khi bạn cố gắng thuyết phục người khác( nhà tuyển dụng, ...)

  • Thách thức / cơ hội: Điều này thể hiện ở đâu ?
  • Giải pháp: Bước tiếp theo để đạt được nó là gì ?
  • Lợi ích: Lợi ích đem đến cho tổ chức của họ là gì ?

3. Cấu trúc ADD:

Abrahams minh hoạ kỹ năng tiếp cận tối giản nhưng đem đến sự hài lòng cho nhà tuyển dụng trong suốt buổi phỏng vấn.

A ( Answer) Câu trả lời ngắn ( cô đọng thông tin trong vòng 10 từ )

D ( Detail) Cụ thể câu trả lời qua ví dụ ( minh hoạ ví dụ qua ẩn dụ, so sánh chẳng hạn) 

Ví dụ: Thời kì kinh tế "bong bóng" 1986-1990 khiến Nhật Bản phát triển ì ạch 

D ( Describe) Diễn đạt giá trị cốt lõi của câu trả lời đến nhà tuyển dụng.

 Ví dụ: Theo quan điểm cá nhân, tôi cho rằng Việt Nam phù hợp với giải pháp sát nhập những ngân hàng tốt về tài chính với nhau. Việc phải ưu tiên là " cải cách cơ cấu" trước khi thực hiện đòi bẩy giám sát.

4. Cấu trúc "TAKE":

  • T ( Thank)  Cảm ơn chân thành vì sự lắng nghe của nhà tuyển dụng. Bạn nên bắt tay nhà tuyển dụng vào cuối buổi phòng vấn.
  • A ( Acknowledge) Công nhận sự đánh giá của nhà tuyển dụng với sự chân thành. Hãy tỏ ra quan tâm đến những gì nguời phỏng vấn nói. Hãy đáp lại bằng cách mỉm cuời, gật đầu và nói những câu khẳng định như " Tôi biết" hay "Điều này rất hay.."
  •  K ( Keep) Giữ vững động lực và tư duy tích cực dù buổi phỏng vấn không được như mong đợi.
  • E ( End) Kết thúc với tâm thế tích cực. Hãy tự tin và đàng hoàng cho ngay cả khi buổi phỏng vấn kết thúc. Đừng bao giờ bạn cảm thấy cuộc phỏng vấn quá căng thẳng và bộc lộ thái độ, cử chỉ tiêu cực ngay khi đứng dậy khỏi ghế.
Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn