Ho Hoanganh Đi, nghe, nhìn, đọc và viết.

Mỹ có thể nổ súng với Trung Quốc ở biển Đông

Đăng 5 năm trước

Cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng John Bolton cảnh báo Trung Quốc rằng: “Quân đội Mỹ sẽ không bỏ qua các hành động đe dọa tàu chiến Mỹ trên vùng biển quốc tế” Ông cũng tiếp tục chỉ trích Bắc Kinh vì việc can thiệp vào cuộc bầu cử ở Mỹ và ăn cắp công nghệ của Mỹ. Bình luận về việc quấy rối của tàu chiến Trung Quốc với tàu khu trục tên lửa của Mỹ mới đây, ông Bolton cho biết: “Đây là hành đông không thể chấp nhận được. Các chỉ huy Hải quân có các nguyên tắc giao chiến cho phép bảo vệ tàu của họ.'

Món quà đầu năm của Nhà Trắng đến Bắc Kinh

Ông Bolton nói tiếp : ”Chúng tôi sẽ không tha thứ cho mối đe dọa đối với các thương nhân Mỹ và quyết tâm giữ cho các tuyến đường biển quốc tế mở. Đây là điều mà người Trung Quốc cần phải hiểu ! ”. Theo Hải quân Mỹ, cuối tháng 9/2018, tàu USS Decatur khi tiến hành tuần tra trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã có cuộc đụng độ nguy hiểm với tàu của Trung Quốc. Tàu chiến lớp Lữ Dương đã tiến hành áp sát, chặn đầu tàu khu trục Mỹ với khoảng cách chưa đầy 41 m, buộc tàu này phải đổi hướng để tránh va chạm.

Trả lới câu hỏi: Liệu Mỹ có nên kêu gọi các đồng minh trong khu vực như Philippine hay Nhật chống lại việc xây dựng các căn cứ quân sự trái phép trên biển Đông, ông Bolton nói: “Tôi nghĩ chúng ta cần phải làm nhiều hơn nữa. Trước hết, chúng ta phải làm rõ với Trung Quốc rằng chúng ta không thừa nhận bất kì chuyện nào trong số đó”.  

Đánh giá về sự nguy hiểm của Trung Quốc, ông nói thêm: “Bây giờ chúng ta có thêm sự tham gia của các đồng minh đang cùng chúng ta trên biển Đông, chúng ta sẽ làm việc đó nhiều hơn”. Ông Bolton cũng cho biết: “các đồng minh ở khu vực cũng bắt đầu khai thác các tài nguyên năng lượng dưới đáy biển ở biển Đông có hoặc có sự hợp tác của Trung Quốc” và “Đây không phải là một tỉnh của Trung Quốc”. 

Theo ông, nhiều hành động nguy hiểm của Trung Quốc đã không bị xử lý dưới Tổng thống tiền nhiệm Barack Obama, hoặc phớt lờ dẫn đến họ càng lấn tới một cách bất chấp. Và phản ứng của Tổng thống Donald Trump khiến người Trung Quốc chới với. Họ chưa bao giờ thấy một vị Tổng Thống Mỹ nào cứng rắn trước đây. Buộc họ phải điều chỉnh về các hành vi ứng xử trong thương mại, kinh tế, chính trị và quân sự. Và ông khẳng định rằng Trung Quốc đã lợi dụng tình hình trật tự thế giới quá lâu nhằm thao túng tình hình biển Đông theo cách của họ.

Trong khi đó, một nguồn tin cho biết Tổng thống Donald Trump đang chuẩn bị tiến hành các cuộc điều tra về tài sản của các quan chức Trung Quốc tại Mỹ.Và trong các đối tượng được nhắm tới có cả gia tộc của Giang Trạch Dân nguyên chủ tịch nước Trung Quốc. Nếu nguồn tin trên là sự thật thì rất có thể khối tài sản khổng lồ gần 500 tỷ USD của gia tộc họ Giang sẽ bốc hơi. 

Như vậy, ngoài những chiến dịch trừng phạt thương mại, bây giờ Mỹ có vẻ nặng tay hơn với Trung Quốc ở các lĩnh vực khác sau một thời gian họ đã để cho Bắc Kinh trỗi dậy mạnh mẽ trong hơn hai thập niên.

Tàu hải quân Mỹ áp sát Hoàng Sa

Tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường USS McCampbell của Hải quân Hoa Kỳ đã tuần tra gần các đảo đang có tranh chấp ở Biển Đông mà Trung Quốc gọi là hành động “khiêu khích,” theo hãng tin Reuters.Hãng tin Anh hôm 7/1 trích lời nữ phát ngôn viên của Hạm đội Thái Bình Dương Rachel McMarr gửi qua email cho biết, tàu USS McCampbell đã thực hiện hoạt động “tự do hàng hải” trong phạm vi 12 hải lý thuộc Quần đảo Hoàng Sa, “để thách thức các tuyên bố chủ quyền hàng hải quá mức.” 

Bà McMarr nói thêm rằng hoạt động tuần tra này không nhằm vào bất kỳ một quốc gia nào hay để đưa ra một tuyên bố chính trị nào.Tuyên bố được đưa ra khi các cuộc đàm phán thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đang diễn ra tại Bắc Kinh, vòng thảo luận trực tiếp đầu tiên kể từ khi cả hai bên đồng ý ngưng gia tăng cuộc chiến thương mại trong 90 ngày.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao TrungQuốc Lục Khảng nói rằng hành vi của tàu Hoa Kỳ đã vi phạm luật Trung Quốc và luật pháp quốc tế, và Trung Quốc đã lên tiếng “nghiêm khắc phản đối.” Ông Lục nói: “Chúng tôi kêu gọi Hoa Kỳ chấm dứt ngay hành động khiêu khích này,” và nói thêm rằng Trung Quốc đã cử các tàu và máy bay quân sự để xác định và cảnh báo tàu chiến Hoa Kỳ. 

Biển Đông trở nên chật chội

Đông đảo các hàng không mẫu hạm của các nước đồng minh với Mỹ sẽ tiên vào biển Đông trong năm 2019, tiêu biểu như:

Pháp:

Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly vừa qua tuyên bố rằng Pháp sẽ gửi hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle đến Biển Đông với lực lượng mạnh chưa từng có vào tháng 01/2019. Hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle vừa hoàn tất chương trình tu chỉnh định kỳ vào năm 2017, sẽ thực hiện chuyến tuần tra trên biển đầu tiên bằng toàn bộ khả năng tác chiến với gần 40 tiêm kích Rafale M. 

Charles de Gaulle cũng là hàng không mẫu hạm duy nhất của đồng minh nhận mọi loại chiến đấu cơ Mỹ tính từ F18 C/D đáp xuống và bay đi an toàn trong giới hạn 80 lượt cất cánh/ngày. Charles de Gaulle có lịch sử hoạt động khá ấn tượng và là một trong những hàng không mẫu hạm tham chiến nhiều nhất trên thế giới.

Năm 2001, tàu lần đầu tham chiến trong chiến dịch Tự do Bền vững do Mỹ dẫn đầu chống lại Taliban. Trong đợt triển khai đầu tiên này, Charles de Gaulle đã thực hiện 770 phi vụ chiến đấu. Chiếc tàu cũng đạt kỷ lục về tác chiến trên toàn thế giới, qua mặt cả các hàng không mẫu hạm Mỹ về số lượng tham chiến và số lượng bay và đáp, vì đã tham gia trực tiếp vào cuộc chiến Libya với hơn 1.400 phi vụ trên bầu trời Địa Trung Hải và Libya.Rafale M là chiến đấu cơ đa năng có tầm tác chiến bao trùm hơn 3.000 km và là loại chiến đấu cơ ngoại quốc duy nhất được phép hoạt động trên các hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ.

Anh:

Hai hàng không mẫu hạm HMS Queen Elizabeth R08 và HMS Prince of Wales R09 sẽ được điều đến Biển Đông. Hai hàng không mẫu hạm này chỉ có thể tiếp nhận máy bay F35 hoặc các drone không người lái. Cho đến nay, Lockheed-Martin chỉ mới giao cho Anh quốc 15 chiếc F35, và mới chỉ có 4 chiếc đầu tiên đã thực sự bay về Anh từ tháng 6/2018.

Anh phải chờ đến 2021 mới thật sự có thể triển khai sức mạnh của HMS Queen Elizabeth và HMS Prince of Wales ra biển lớn. Tuy nhiên, theo South Morning China Post thì Anh và Úc, tháng 7 vừa qua, đã phác thảo kế hoạch chung đưa HMS Queen Elizabeth đến Biển Đông vào đầu năm 2019 để có thể yểm trợ hỏa lực và làm bãi đáp hỗ trợ cho các F35 của Nhật và Mỹ khi cần thiết.

Nhật:

"Việc Nhật điều tàu khu trục đến Biển Đông còn có mục đích khác là phản ứng trước sự hung hăng ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông," Japan Times nhận định.Hải quân Hoa Kỳ cũng gửi tàu chiến đến Biển Đông như là một phần của chiến dịch đảm bảo tự do hàng hải tại khu vực này. 

Trong một diễn biến khác, tờ Nikkei Asian Review cho hay Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang cân nhắc chuyến thăm Úc vào tháng 11/2018.Chuyến hội đàm với người đồng cấp Malcolm Turnbull nhằm tăng cường hợp tác hướng tới mục tiêu Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở của Tokyo.Úc có truyền thống duy trì quan hệ chặt chẽ với Nhật, quốc gia đầu tư vào quặng sắt của Úc từ những năm 1960. 

Với hơn 56 chiếc tàu ngầm động cơ diesel và năm tàu ngầm hạt nhân, liệu Trung Quốc đủ tự tin về sức mạnh quân sự tại Biển Đông, Biển Hoa Đông và eo biển Đài Loan?                                          

Hồ Hoàng Anh tổng hợp từ Internet

Chủ đề chính: #Trung_Quốc

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn