Saimon Tobi

Mỹ đưa người lên mặt trăng - trò bịp hay sự thật?

Đăng 9 năm trước

Neil Amstrong có phải là người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng ? Phải chăng đây là một trò bịp của Mỹ nhằm phô trương thanh thế? Cùng tìm hiểu các bạn nhé

Neil Amstrong có phải là người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng? Phải chăng đây là một trò bịp của Mỹ nhằm phô trương thanh thế? Cùng tìm hiểu các bạn nhé

Ngày nay, ngày càng có nhiều người tin vào giả thuyết chính phủ Mỹ đã có một cú lừa ngoạn mục khi phao tin rằng họ là quốc gia đầu tiên đưa người lên mặt trăng thành công. Theo dư luận, nguồn tin trên thực chất chỉ là trò bịp để chứng minh thành quả vượt bậc của nền công nghiệp vũ trụ ở Mỹ so với nước Nga, một đối thủ nặng cân lúc bấy giờ.

Những cuộc điều tra gần đây cho thấy khoảng 20% người Mỹ tin rằng: thực chất nước này chưa bao giờ đặt chân lên mặt trăng.Sau khi sứ mệnh của tàu Apollo kết thúc, tại sao chúng ta không hề nghe tin tức gì thêm từ việc đổ bộ lên mặt trăng? Trong danh sách sau, tôi sẽ trình bày một số bằng chứng cụ thể để chứng minh rằng việc nước Mỹ đưa người lên mặt trăng có thể là một cú chơi khăm không hơn không kém. Kèm Theo đó, tôi đã cố gắng đưa vào những lời giải thích của NASA để sự việc mang tính khách quan hơn.

10. Lá Cờ Phấp Phới      

Mô tả hình ảnh

Những nhà lý luận đã chỉ ra rằng, Việc tàu Apollo đổ bộ lên mặt trăng đã được ghi hình trực tiếp trên sóng quốc gia và người xem có thể dễ dàng nhận ra lá cờ tung bay khi Neil Amstrong và Buzz Aladin cắm nó xuống. Hình ảnh từ TV cho thấy những làn gió nhẹ đã làm lá cờ phấp phới. Tuy nhiên, rõ ràng là mặt trăng không hề có không khí, vậy thì gió từ đâu ra? Vô số bằng chứng đã được tung ra để bác bỏ sự thật rằng việc lá cờ bay trong gió là bất bình thường. NASA giải thích rằng lá cờ được cất trong một cái ống nhỏ ọp ẹp, vì thế khi cắm trên mặt trăng, sở dĩ có những nét gợn sóng là vì người ta chưa làm phẳng nó!. Nhiều lập luận khác liên quan đến sự phản ứng của Cực nhôm, nơi các phi hành gia đang đứng đã tạo nên một lực làm rung lắc nhè nhẹ hiện trường, điều này có thể thấy rõ ràng trong video

9. Dấu vết hạ cánh của phi thuyền

Mô tả hình ảnh

Một câu hỏi được đặt ra rằng: Liệu NASA đã thực sự đưa người lên mặt trăng hay không khi mà việc đáp phi thuyền xuống mặt trăng phải để lại một cái hố lớn. Trái lại, cảnh đổ bộ của những phi hành gia trong bất cứ video hay hình ảnh nào cũng cho thấy rằng, địa hình ở khu vực đó chỉ hơi ghồ ghề, tuyệt nhiên không thấy bất cứ hố lớn nào?. Bề mặt của mặt trăng được phủ bởi những lớp bụi rất nhỏ và mịn, điều này có thể thấy rõ trong những tấm hình ghi lại thời khắc quan trọng ấy. Tuy nhiên, giống với giả thuyết lá cờ phấp phới, lập luận cũng được NASA giải thích rất cặn kẽ. Họ cho rằng các mô đun cần một lực trọng trường thấp hơn so với trái đất để tạo ra một miệng hố, mà bề mặt của mặt trăng lại được cấu tạo từ đá rắn nên việc xuất hiện một 'miệng núi lửa khổng lồ' là không thể, cũng giống như việc máy bay sẽ không để lại một cái hố nào khi nó đáp xuống bề mặt bê tông.

8. Đa dạng các nguồn sáng

Mô tả hình ảnh

Trên mặt trăng, chỉ có một nguồn ánh sáng mạnh duy nhất chính là mặt trời . Vì thế, bóng của các vật phải đổ về một phía. Nhung điều này lại không hề đúng trong những video ghi lại quá trình hạ cánh. Rõ ràng là bóng của các vật đổ về nhiều hướng khác nhau. Nhiều giả thuyết cho rằng thực chất có nhiều hơn một nguồn sáng trong các video đó, và rất có khả năng cảnh quay được ghi lại ở một phim trường!. NASA đã cố gắng đổ lỗi cho cảnh vật không bằng phẳng với những cái bứu mặt trăng và những ngọn đồi nhỏ chạy dọc khắp địa hình tạo nên một sự ảo thị về bóng của các vật. Cách giải thích này hoàn toàn không thuyết phục được các nhà lý luận: Tại sao cảnh quan lại tạo ra một sự khác biệt lớn tới như vậy?. Trong hình trên, bóng của phi thuyền nghiêng hẳn 45 độ so với bóng của những viên đá cuội.

7. Vành đai bức xạ Van Allen

Mô tả hình ảnh

Để đến được mặt trăng, các phi hành gia phải đi qua một thứ gọi là vành đai bức xạ Van Allen. Vành đai này được thiết lập trong từ trường trái đất và tồn tại mãi mãi ở đó. Nhiệm vụ của phi thuyền Apollo trên mặt trăng đánh dấu nỗ lực đầu tiên của Mỹ để đưa con người vượt qua vành đai ấy. Nhiều Lý thuyết mang tính âm mưu cho rằng độ tuyệt đối của bức xạ sẽ nấu chảy các phi hành gia trên đường đến mặt trăng, dù đã có các lớp sơn nội thất và ngoại thất bằng nhôm để bảo vệ. NASA đã phản đối lập luận này bằng cách nhấn mạnh các phi hành gia chỉ cần một thời gian rất ngắn vừa đủ để điều khiển phi thuyền đi qua vành đai – nghĩa là họ vẫn nhận được nhiệt phóng xạ, nhưng với một lượng không đáng kể.

6. Vật thể không rõ ràng

Mô tả hình ảnh

Sau khi những hình ảnh của cuộc đổ bộ lên mặt trăng được tung ra, các nhà lý luận đã nhanh chóng nhận thấy một vật thể bí ẩn ( hình trên ) trong hình ảnh phản chiếu qua lớp kính trên mũ bảo vệ của một phi hành gia từ tàu Apollo 12. Vật thể xuất hiện với tư thế như được treo trên một sợi dây thừng từ trước và không có lý do gì khiến một vật như thế - với sợi dây trên không, xuất hiện trên mặt trăng. Điều này khiến một số người cho rằng đó là một thiết bị phát sáng thường thấy trong trường quay phim ảnh. Vì bức ảnh được chụp với chất lượng kém nên không ai biết liệu rằng đó có chắc chắn là một vật thể xuất hiện trên không trung hay không. Những bức ảnh khác về phi thuyền Apollo cho thấy hình dáng phi thuyền không hề giống với vật thể ở trên, vì thế cho đến ngày nay, bí ẩn này vẫn chưa có lời giải đáp

5. Hiệu ứng di chuyển chậm và những sợi cáp được giấu kín

Mô tả hình ảnh

Để chứng minh cho lập luận rằng tất cả chỉ là một bộ phim được dàn dựng kỹ lưỡng trong phim trường , những nhà lý luận đã giải thích về việc trọng trường rất thấp trên mặt trăng, thứ đã được NASA bắt chước một cách tuyệt vời trong đoạn phim. Người ta nói rằng, nếu bạn xem lại những cảnh quay của cuộc đổ bộ và tăng tốc độ lên 2.5 , sẽ dễ dàng nhận thấy rằng các phi hành gia lúc này đang di chuyển với một tốc độ giống hệt với lúc họ ở trái đất. Còn với những cú nhảy cao ấn tượng của phi hành gia , họ cho rằng điều đó hoàn toàn không thể thực hiện dưới lực hấp dẫn của Trái đất , dây cáp và dây điện ẩn đâu đó trong trường quay đã khiến những cú nhảy ấy có phần cao hơn thực tế. Trong một số hình ảnh chưa được chỉnh sửa của sự kiện này, người ta phát hiện một thứ gì đó giống như sợi cáp được ẩn giấu rất kỹ bên những tảng đá, mặc dù rất khó để nhận biết điều này

4. Các Ngôi Sao Ở Đâu ?

Mô tả hình ảnh

Một luận cứ thuyết phục khác chính là trong bất kỳ tấm ảnh hay video nào có liên quan đến sự kiện này, người ta không thể tìm được dù chỉ là một ngôi sao nhỏ. Trên mặt trăng không hề có mây, vì thế chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy những ngôi sao sáng một cách dễ dàng so với nhìn qua lớp khí quyển của trái đất. Điều đáng nói ở đây là NASA đã không thể vạch ra một bản đồ vị trí các ngôi sao để hoàn thiện trò chơi khăm này hơn, thay vào đó họ lại vịn vào cái cớ chất lượng ảnh không tốt dẫn đến việc không thể nhìn thấy những ngôi sao trong các tài liệu xác thực. Một vài bức ảnh có chất lượng cao nhưng vẫn không thể thấy được bất cứ vệt sáng nhỏ nào chứng tỏ sự xuất hiện của ngôi sao. Thật kỳ lạ, khi bạn chụp ảnh các ngôi sao từ trái đất, dù chất lượng ảnh không tốt nhưng ta vẫn thấy chúng trên ảnh.

3. Viên đá chữ C

Mô tả hình ảnh

Một trong những bức ảnh nổi tiếng nhất từ cuộc chinh phục mặt trăng cho thấy có một tảng đá kỳ lạ ở phía trước, với hình ảnh một thứ giống chữ “C” được khắc nổi trên bề mặt. Chữ cái này đối xứng nhau rất hoàn mỹ, khó có thể do tự nhiên tạo thành. Người ta đồn rằng viên đá chỉ là một đạo cụ phim trường với chữ “C” chính là một ký hiệu cho phân cảnh phim nào đó. Một người nào đó có thể đã sơ suất quên xoay mặt chữ “C” vào trong, vô tình viên đá lọt tầm ngắm vào máy quay.NASA đã đưa ra những lời giải thích xung đột cho viên đá kia. Một mặt đổ lỗi cho những thợ chụp ảnh đã thêm vào những thứ này như một trò chơi, mặt khác nói rằng đó chính là .. sợi tóc của một người nào đó vô tình rơi trúng viên đá trong quá trình quay phim !?

2. Con trỏ chữ thập

Mô tả hình ảnh

Những máy ảnh được sử dụng bởi các phi hành gia có một thiết bị để chống rung và định hướng gọi là con trỏ chữ thập. Chúng được in trên đầu mỗi tấm ảnh. Tuy nhiên, với một số bức ảnh, những dấu chữ thập này lại quá rõ ràng, điều đó ám chỉ việc bức ảnh đã có thể bị chỉnh sửa bởi một người nào đó. Những bức ảnh ở trên không phải là trường hợp duy nhất. Nhiều vật khác vẫn nằm trước dấu chữ thập ấy, bao gồm lá cờ phất phới trong một số bức ảnh khác. Những nhà lý luận cho rằng NASA đã cố tình dùng những phông nền nhân tạo để lồng ghép vào một bức ảnh mặt trăng được chụp từ vệ tinh nhằm tạo nên trò bịp mang tên “công cuộc đưa người lên mặt trăng”

1. Phông nền bị sao chép

Mô tả hình ảnh

Dễ thấy hai hình ảnh của tàu Apollo 15 ở trên có phông nền giống hệt nhau. Dù đã công bố bức ảnh được chụp từ xa hàng nghìn dặm, NASA vẫn không tránh khỏi việc bị nghi ngờ với lập luận trên. Một bức ảnh đã chỉ rõ vị trí của con tàu. Thế nhưng, ở một bức ảnh khác, nó lại biến mất mặc dù vị trí con tàu vẫn không bị xê dịch ? Tất cả các bức ảnh đều được chụp sau khi con tàu hạ cánh, vậy thì tại sao nó lại có thể xuất hiện ở tấm ảnh này và biến mất ở tấm ảnh khác ? Vâng, nếu bạn là một nhà lập luận chặt chẽ và logic, sẽ dễ dàng để bạn nhận thấy rằng NASA đã sử dụng cùng một phong nền như thế để quay những cảnh khác nhau của mặt trăng trong video. Giải thích cho việc này,NASA tuyên bố rằng :mặt trăng nhỏ hơn trái đất rất nhiều vì nó chỉ là 1 vệ tinh quay quanh trái đất, vì thế đường chân trời trong mắt một người là gần hơn so với ở trái đât. Mặc dù vậy, việc 2 ngọn đồi trong bức ảnh cách nhau một vài dặm hoàn toàn không đúng

Sau tất cả những dẫn chứng trên, bạn nghĩ Mỹ đưa người lên mặt trăng là trò bịp hay sự thật?

Nguồn :Listverse.com

Dịch : Saimon Tobi - Ohay TV

Chủ đề chính: #hoa_kỳ

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn