Form Your Soul Tải ebook mới nhất của mình Content Writing for Everyone tại đây nhé: https://bit.ly/37b1P4c

Nếu cứ mải mê thiết lập mục tiêu thì bạn đã mắc sai lầm vô cùng lớn

Đăng 7 năm trước

Bạn vẫn cần đặt ra mục tiêu nhưng sau đó, hãy quên nó đi và tập trung vào quá trình thực hiện.

Tất cả chúng ta đều có những thứ mà chúng ta muốn đạt được trong cuộc đời – có một thân hình đẹp hơn, kinh doanh thành công, gia đình hạnh phúc, viết được những cuốn sách "best-seller", trở thành nhà vô địch và vô số thứ đẹp đẽ khác.

Đa phần, con đường để đạt được những thứ này thường khởi đầu bằng việc thiết lập những mục tiêu cụ thể và có thể làm được. Ít nhất, đây cũng là cách mà tôi đã bắt đầu cuộc đời mình trong thời gian trước. Tôi đặt mục tiêu tham gia các lớp học, giảm cân và gặp gỡ những khách hàng quan trọng.

Tuy nhiên, dần dần, tôi nhận ra khi kể đến việc đạt được thứ gì đó và có những bước tiến thực sự trong những gì bạn muốn thì có một cách tuyệt vời hơn rất nhiều để thực hiện, chứ không đơn thuần chỉ là mục tiêu nữa.

Sự khác biệt rõ ràng giữa mục tiêu và hệ thống

Điều gì tạo nên sự khác biệt giữa mục tiêu và hệ thống?

  • Nếu là một huấn luyện viên, mục tiêu của bạn là giành được giải vô địchHệ thống của bạn đó là các thành viên trong đội cần luyện tập mỗi ngày.
  • Nếu là một nhà vănmục tiêu của bạn là viết một cuốn sáchHệ thống của bạn là một kế hoạch viết mà bạn sẽ bám sát mỗi ngày, mỗi tuần.
  • Nếu là một vận động viên điền kinhmục tiêu của bạn là chiến thắng trong cuộc thi chạy marathon. Hệ thống của bạn là một kế hoạch rèn luyện liên tục trong từng tháng.
  • Nếu là một người khởi nghiệpmục tiêu của bạn là xây dựng một công ty trị giá 1 triệu USD. Hệ thống của bạn là quá trình marketing và bán hàng.

Và bây giờ, đây mới là câu hỏi thực sự:

Nếu bạn hoàn toàn bỏqua các mục tiêu và chỉ tập trung duy nhất vào hệ thống thì liệu bạn có đạt đượckết quả không?

Chẳng hạn, nếu là một huấn luyện viên bóng rổ, bạn bỏ qua mục tiêu đạt được chức vôđịch và chỉ tập tập trung vào những gì mà đội của bạn luyện tập mỗi ngày thìliệu bạn có đạt được mong muốn?

Tôinghĩ là có đấy.

Chẳnghạn, tôi chỉ tính tổng số từ cho những bài báo mà tôi đã viết trong năm nay.Trong 12 tháng trước, tôi đã viết được hơn 115.000 từ. Một cuốn sách trung bìnhkhoảng 50.000 đến 60.000 từ nên năm nay, tôi có đủ thời gian để hoàn thành cảhai cuốn.

Tất cả những điều này quả thật đángkinh ngạc bởi vì tôi chưa bao giờ đặt mục tiêu cho việc viết lách cả. Tôi khôngđo lường sự tiến bộ của mình với một vài tiêu chuẩn ban đầu. Tôi chưa bao giờthiết lập mục tiêu số từ cho bất cứ bài bào cụ thể nào. Tôi chưa bao giờ nói: "năm nay, tôi muốn viếthai cuốn sách này".

Thứtôi đã tập trung đó là viết một bào báo vào mỗi thứ hai và thứ năm. Và sau khiđã bám sát kế hoạch đó trong khoảng 11 tháng, kết quả tôi đạt được là 115.000từ. Tôi tập trung vào hệ thống và quá trình làm việc. Cuối cùng, tôi có đượccùng (có lẽ tốt hơn) một kết quả đó.

Hãyđể tôi nói với bạn 3 lý do tại sao bạn nên tập trung vào hệ thống thay vì mụctiêu:

1. Mục tiêu làm giảm hạnh phúc hiện tại của bạn

Khi đang làm việc hướng về mục tiêu, về bản chất, bạn đang nói rằng: "Tôi vẫn chưa đủ tốt nhưng tôi sẽ tốt khi tôi đạt được mục tiêu".

Vấn đề đối với lối tư duy này đó chính là bạn đang tự nhủ với bản thân mình rằng luôn luôn nói "không" với thành công và hạnh phúc cho tới khi mốc tiếp theo đạt được. "Một khi tôi hoàn thành được mục tiêu thì khi đó, tôi sẽ hạnh phúc. Một khi tôi đạt được mục tiêu, khi đó, tôi sẽ thành công".

GIẢI PHÁP: Hãy toàn tâm toàn ý với quá trình, chứ không phải mục tiêu.

Lựa chọn đặt mục tiêu sẽ tạo ra gánh nặng vô cùng lớn cho đôi vai của bạn. Bạn tưởng tượng ra được nếu tôi đặt mục tiêu viết hai cuốn sách trong một năm thì sẽ như thế nào không? Chỉ viết câu này ra giấy thôi cũng đủ khiến tôi cảm thấy áp lực kinh khủng!

Tuy nhiên, chúng ta liên tục làm điều này. Chúng ta tự ôm lấy những căng thẳng không cần thiết khi muốn giảm cân hay thành công trong kinh doanh hay viết một cuốn tiểu thuyết gây tiếng vang lớn trước công chúng. Thay vì như vậy, bạn có thể duy trì sự đơn giản và giảm stress bằng cách tập trung vào những gì đang làm hàng ngày và bám chặt vào kế hoạch. Đừng lo lắng về những mục tiêu lớn hay có thể thay đổi cuộc đời bạn.

Khi tập trung vào thực tế thay vì kết quả, bạn có thể vừa tận hưởng khoảnh khắc hiện tại vừa cải thiện được những thứ đang làm hàng ngày.

2. Điều ngạc nhiên là mục tiêu thường mâu thuẫn với sự phát triển trong dài hạn

Bạn có thể nghĩ rằng mục tiêu sẽ giúp bạn duy trì động lực trong dài hạn nhưng điều này không luôn luôn đúng.

Hãy cân nhắc một vài hoạt động tập luyện cho cuộc thi chạy với cự li 21km (half-marathon) chẳng hạn. Nhiều người sẽ làm việc chăm chỉ trong vài tháng liền nhưng ngay khi kết thúc cuộc đua, họ dừng luyện tập. Mục tiêu của họ là chinh phục cự li 21km đó và bây giờ, họ đã hoàn thành. Thế nên, mục tiêu đó không còn tạo động lực cho họ nữa. Khi tất cả những nỗ lực hết sức mình được tập trung cho một mục tiêu cụ thể thì còn thứ gì khác sẽ đẩy bạn tiến xa hơn sau khi đã đạt được nó?

Điều này có thể tạo ra một loại hiệu ứng gọi là "yo-yo effect" – hiệu ứng ám chỉ những người không có bước đột phá trong công việc, cứ mãi trong vòng luẩn quẩn dù đã rất cố gắng. Vòng quay này rõ ràng sẽ rất khó giúp bạn phát triển trong thời gian dài.

GIẢI PHÁP: Hãy loại bỏ mong muốn đạt được kết quả ngay lập tức.

Tuần trước, tôi bắt đầu đến phòng tập gym và vừa mới chuyển sang bài tập clean and jerks (một dạng bài tập tạ). Khi thực hiện đến động tác đó, tôi cảm nhận được một cơn đau nhẹ ở chân, không quá đau hay đến nỗi bị thương và đó chỉ là một dấu hiệu của sự mệt mỏi cuối giờ tập. Trong khoảng một đến hai phút, tôi đã nghĩ về việc tập set cuối cùng. Sau đó, tôi nhắc nhở bản thân rằng tôi đã lên kế hoạch thực hiện việc này suốt đời và quyết định kết thúc buổi tập ngày hôm đó.

Trong tình huống trên, một trạng thái tâm lý lấy mục tiêu làm cơ sở sẽ nói với bạn kết thúc buổi tập và đạt được mục tiêu. Cuối cùng, nếu đã thiết lập mục tiêu và không đạt được nó, bạn sẽ có cảm giác đó là thất bại.

Tuy nhiên, với trạng thái tâm lý lấy hệ thống làm cơ sở, tôi không cảm thấy băn khoăn khi tiến về phía trước. Kiểu tư duy này chưa bao giờ khiến bản thân tôi bị gò bó bởi một con số cụ thể nào, nó là việc bám sát quá trình và không bỏ lỡ bất cứ buổi tập nào cả.

Chắc chắn, tôi biết rằng nếu tôi không bao giờ bỏ lỡ buổi tập nào thì tôi sẽ nâng được tạ có trọng lượng lớn hơn trong dài hạn. Và đó là lý do tại sao hệ thống có giá trị hơn mục tiêu. Mục tiêu là những kết quả trong ngắn hạn. Hệ thống là một quá trình dài hạn. Cuối cùng, quá trình sẽ luôn luôn chiến thắng.

3. Mục tiêu đề nghị rằng bạn có thể kiểm soát mọi thứ mà bạn không thể kiểm soát

Bạn không thể đoán trước được tương lai (Tôi biết, quả rất sốc).

Tuy nhiên, mỗi lần thiết lập mục tiêu, chúng ta lại cố gắng làm điều đó. Chúng ta lập kế hoạch về nơi chúng ta sẽ ở và khi nào sẽ được đặt chân tới đó. Chúng ta cố gắng dự đoán bản thân có thể tiến nhanh như thế nào mặc dù chẳng hề biết gì về những tình huống hoặc hoàn cảnh nào có thể xuất hiện trên quá trình đó cả.

GIẢI PHÁP: Xây dựng các vòng phản hồi (Feedback Loop).

Vào mỗi thứ 6, tôi dành 15 phút để điền vào một bảng tính dữ liệu nhỏ với các thông số quan trọng nhất trong công ty. Chẳng hạn, ở một cột, tôi tính toán tỷ lệ chuyển đổi (% khách ghé thăm website đăng ký nhận email miễn phí từ tôi mỗi tuần). Tôi hiếm nghi nghĩ rằng đó là một con số nhưng kiểm tra cột này mỗi tuần cung cấp cho tôi một vòng phản hồi mà sẽ nói với tôi nếu tôi làm đúng. Khi con số giảm xuống, tôi biết rằng tôi cần tập trung hơn vào việc cải thiện chất lượng traffic cho website của mình.

Các vòng phản hồi rất quan trọng cho việc xây dựng các hệ thống tốt bởi vì chúng cho phép bạn theo dõi những phần việc khác nhau mà không cảm thấy áp lực trong việc dự đoán điều gì sẽ xảy ra với tất cả các phần việc đó. Hãy quên việc dự đoán về tương lai đi và xây dựng một hệ thống có thể phát tín hiệu thông báo rằng bạn cần thực hiện các điều chỉnh.

Hãy "dành tình yêu" cho các hệ thống

Không có điều nào ở trên khẳng định mục tiêu không hữu ích. Tuy nhiên, tôi nhận thấy rằng mục tiêu có ích cho việc lập kế hoạch tiến trình và hệ thống có ích cho việc thực thi các tiến trình đó.

Mục tiêu có thể cung cấp phương pháp và thậm chí là đẩy bạn tiến về phía trước trong ngắn hạn. Tuy nhiên, cuối cùng thì một hệ thống có thiết kế tốt sẽ luôn chiến thắng. Có một hệ thống mới là điều quan trọng và cam kết bám sát tiến trình sẽ giúp bạn tạo ra sự khác biệt.


Theo James Clear

Chủ đề chính: #thiết_lập_mục_tiêu

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn