Form Your Soul Tải ebook mới nhất của mình Content Writing for Everyone tại đây nhé: https://bit.ly/37b1P4c

Nếu muốn được thăng chức, hãy nói điều đó với sếp!

Đăng 7 năm trước

Nếu không nói ra, sếp sẽ chẳng bao giờ biết. Không ai có trách nhiệm tìm hiểu mong muốn của bạn cả. Nhiệm vụ của bạn là phải thể hiện nó và chứng tỏ bạn là người xứng đáng.

Jason – tổng giám đốc của một công ty thuộc danh sách Fortune 100 – đã làm việc rất chăm chỉ. Hoạt động kinh doanh của anh rất thuận lợi, phát đạt và cả team ai cũng thích làm việc với anh. Vì những thành công đã đạt được trong năm ngoái, Jason hy vọng rằng anh sẽ sớm được thăng tiến lên vị trí phó chủ tịch (Vice President – VP). Công ty của anh thường đưa ra thông báo về kế hoạch thăng tiến lên vị trí phó chủ tịch vào tháng 9 và tháng 2. Nhưng đến tháng 9, không phải Jason mà là một người khác được đưa vào vị trí đó. 

Trái ngược lại với hoàn cảnh của Jason là trường hợp của Bohdan. Bohdan được xem xét là nhà lành đạo có tiềm năng cao – một nhân viên mà tất cả các CEO đều rất phấn khởi. Sự nghiệp của anh dường như là một quỹ đạo hướng lên với tương lai rộng mở phía trước.

Bohdan chính xác là kiểu ứng viên mà mọi công ty đều muốn săn về nên anh cùng với 30 nhà lãnh đạo có tiềm năng cao khác đã được mời tham gia một buổi Retreat (một buổi họp có sự tham gia của các thành viên nhằm thắt chặt mối quan hệ, định liệu về mục đích, động cơ và thảo luận về kế hoạch cho một hoặc vài mục tiêu cụ thể nào đó) kéo dài 3 ngày với các CEO và thành viên thuộc nhóm C-Suite (những chức danh quản lý điều hành cấp cao). Trong buổi họp, Bohdan đã hỏi các CEO (giám đốc điều hành) và CMO (giám đốc marketing) rằng: “Anh có bất cứ phản hồi nào cho tôi về cách chuẩn bị để trở thành phó chủ tịch vào một ngày nào đó không?”

Sau khi các thành viên tham gia rời khỏi cuộc họp, những nhà điều hành khác và tôi ngồi xuống thảo luận về họ. Khi thảo luận về Bohdan, một vị CEO mỉm cười và nói: “Thật hài hước. Bohdan hỏi tôi liệu tôi có phản hồi nào cho anh ta về việc sẽ trở thành phó chủ tịch. Anh ta vừa mới là tổng giám đốc thôi mà nay đã nghĩ đến việc sẽ trở thành VP đấy”.

Một vài nhà điều hành khác cũng có phản ứng tương tự. Các bình luận của họ cho thấy rằng họ rất thích Bohdan. Bohdan đã đạt được một loạt các thành công và được các thành viên trong team cũng như đồng nghiệp trong công ty yêu mến. Tuy nhiên, họ cũng nghĩ rằng còn quá sớm khi Bohdan yêu cầu lời khuyên để được đưa lên vị trí phó chủ tịch. 

Tuy nhiên, sau hai năm, Bohdan được thăng tiến lên vị trí phó chủ tịch. Anh đã xây dựng được một đòn bẩy có tính quyết định trong buổi họp “định mệnh” đó. Anh đã hỏi: “Nó sẽ đưa tới điều gì?” Câu hỏi trực tiếp này chuyển tới các lãnh đạo cấp cao - những người mà anh biết đang thảo luận về sự nghiệp của anh và có quyền quyết định những bước tiếp theo của anh, rằng anh quan tâm tới việc thúc đẩy sự nghiệp và cống hiến cho tổ chức.

Cả Bohdan và Jason đều làm việc chăm chỉ để chứng minh các khả năng của mình và tạo ra những kết quả kinh doanh đáng kinh ngạc. Sự khác biệt đó là Jason chưa bao giờ hỏi ông chủ về điều mà anh ta cần làm để được thăng tiến.

Bạn có thể nghĩ rằng hiển nhiên Jason muốn được thăng chức. Không phải tất cả chúng ta đều muốn có sự thăng tiến trong sự nghiệp hay sao? Không nhất thiết là vậy. Một vài người sẵn sàng chấp nhận vị trí hiện tại và vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ bởi vì họ không muốn chịu áp lực ở các vị trí cao hơn. Số khác không muốn dịch chuyển sang phòng ban khác (vì đôi khi đó là điều cần thiết để thăng tiến). Tuy nhiên, số khác lại muốn tiến lên với tốc độ chậm hơn cho tới khi họ đã tích lũy được nhiều kỹ năng hơn và hiểu hơn về môi trường doanh nghiệp. 

Các nhà lãnh đạo nhóm C-suite không hề biết vị trí hiện tại của bạn nếu bạn không nói với họ. Vì họ làm việc theo một kế hoạch liên tục nên họ rất háo hức giúp bạn thành công. Ở điều kiện lý tưởng, họ muốn có một đội hình phalanx (đội hình được tuyển chọn kỹ, sẵn sàng chiến đấu thời Hy Lạp cổ) gồm các-nhà-điều-hành-thuộc-danh-sách-chờ nên tổ chức có thể phát triển nhanh hơn trong dài hạn. Hiểu được bạn là một người nào đó đã tạo ra những kết quả xuất sắc và có hoài bão vươn lên là sự kết hợp mạnh mẽ mà họ đang tìm kiếm và điều này sẽ khiến họ sẵn sàng hơn để đầu tư vào bạn. 

Blake Irving, CEO của GoDaddy đã chia sẻ với tôi trong một buổi phỏng vấn qua email rằng: “Các CEO, hội đồng quản trị và ban lãnh đạo cấp cao nói chung luôn lên kế hoạch để đảm bảo rằng họ có một đội hình dự bị để kiểm soát tất cả chiến lược mới và lập kế hoạch liên tục là một phần của điều đó. Trong khi tôi tin các thành viên điều hành (và thực tế là bất kỳ một nhân viên nào khác) nên tập trung vào làm tốt việc của mình ở vai trò mà họ đã được giao thì họ cũng phải để cho các lãnh đạo trong công ty hiểu được họ khao khát được đảm nhận thêm nhiều nhiệm vụ hơn nữa, và khi khả năng đã được công nhận thì sẽ sẵn sàng để tiến về phía trước. Tôi chưa bao giờ tin vào việc tự được thăng tiến hiển nhiên, nhưng tôi tin rằng bạn phải để cho sếp của bạn biết được bạn đã sẵn sàng cho thứ gì đó lớn hơn so với hiện tại”.

Điều gì khiến bạn chùn bước trước việc đòi hỏi điều bạn muốn? Có lẽ bạn nghĩ rằng những người khác sẽ nhìn thấy bạn khi bạn cực kỳ phấn khích, một kẻ thích được chú ý đầy hoài bão và táo bạo. Sự thật là, bạn sẽ gặp rủi ro với những nhận xét đầy tiêu cực đó nếu làm việc quá chăm chỉ để thuyết phục ban quản lý cấp cao về việc tại sao bạn nên được thăng chức. Tuy nhiên đơn giản là đặt câu hỏi và sau đó, chứng minh yêu cầu của bạn với một bảng thành tích xoay quanh trọng tâm là bạn và những mong muốn của bạn đối với sự phát triển thịnh vượng của công ty sẽ tốt hơn. 

Thế nên bạn sẽ bắt đầu từ đâu nếu bạn muốn làm cho mọi người biết rằng hoài bão của bạn bao gồm cả việc được thăng chức?

Đầu tiên, hãy trình bày các mục tiêu sự nghiệp chung với quản lý của bạn ít nhất một lần mỗi năm. Khi yêu cầu phản hồi, hãy chắc chắn là nó có bao gồm sự thích hợp của bạn cho vị trí cao hơn vị trí hiện tại hoặc vị trí tiếp theo mà bạn mong ước. Bạn cũng nên chắc chắn rằng không chỉ quản lý của bạn mà còn là cấp trên và một vài người bạn cùng cấp của vị quản lý đó biết rõ mục tiêu của bạn và cung cấp cho bạn những lời khuyên hữu ích.

Giao tiếp một cách rõ ràng với quản lý để họ hiểu rõ chiến lược của bạn nhằm chắc chắn họ không bất ngờ khi bạn yêu cầu phản hồi và lời khuyên. Cuối cùng, hãy hỏi về một loạt các kinh nghiệm mà bạn cần tích lũy để người ra quyết định có thể đưa ra cho bạn một loạt các sự lựa chọn về vị trí muốn tiến tới. Điều này có lẽ bao gồm việc cho họ biết liệu bạn có sẵn sàng khi làm việc ở những vị trí địa lý hoặc các bộ phận khác.

Các nhà điều hành cần những người mà muốn lãnh đạo. Thăng tiến không phải chỉ là một đặc quyền, đó là một trách nhiệm. Hãy trình bày việc bạn sẵn sàng đảm nhận tất cả các thử thách sẽ phải đón lấy khi được thăng chức và các nhà lãnh đạo của công ty nhiều khả năng sẽ đón chào bạn bước vào hàng ngũ của họ.


Theo HBR

Chủ đề chính: #thăng_tiến

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn