H2T Một người thích viết, thích chia sẻ... đơn giản thế thôi!

Ngắm 30+ áp phích tuyệt đẹp của các kỳ Thế vận hội Mùa hè

Đăng 7 năm trước

30+ tấm áp phích tuyệt đẹp của Thế vận hội Mùa hè từ năm 1908 đến năm 2016 sẽ cho bạn cái nhìn toàn diện hơn về sự kiện thể thao quốc tế này.

Thế vận hội Olymic hay Thế vận hội mùa hè là một sự kiện thể thao quốc tế được tổ chức được tổ chức bởi Ủy ban Olympic quốc tế, bốn năm một lần với nhiều môn thể thao. Mặc dù không có lượng người xem lớn bằng World Cup nhưng đây là sự kiện thể thao danh giá cao nhất trên thế giới. 

Từ một giải đấu với chỉ 42 sự kiện thể thao với khoảng 250 vận động viên, thế vận hội mùa hè đã mở rộng tới hơn 10.000 vận động viên tham dự từ 202 quốc gia. 

Dưới đây là tổng hợp 30+ tấm áp phích của các kỳ Thế vận hội Olympic.

Olympic London 1908. Sân vận động trong ảnh là sân vận động Olypic tại Shepherd’s Bush.

Olympic Stockholm 1912.

Áp phích này đại diện cho cuộc diễu hành của nhiều quốc gia, mỗi vận động viên phất lên một là cờ. Hình ảnh khỏa thân gợi nhớ những vận động viên cổ xưa.  Thời điểm đó áp phích này được đánh giá “táo bạo” và không được sử dụng ở một số nước.

Olympic Paris 1924. Áp phích vẽ các vận động viên bán khỏa thân, cũng gợi nhớ tới các vận động viên cổ, họ đang chào kỳ Olympic.

Olympic Amsterdam 1928. Áp phích vẽ một vận động viên điền kinh đang cầm một nhánh nguyệt quế biểu tượng cho chiến thắng.

Omlypic Berlin 1936.

Một cuộc thi đã được tổ chức để chọn Poster cho sự kiện này, nhưng không ai được chọn. Cuối cùng các nghệ sĩ đã bàn công khai và chọn tác phẩm poster của Würbel.

Thế vận hội Mùa hè 1940 hay còn gọi là Thế vận hội thứ XII.

Thế vận hội Mùa hè 1940 hay còn gọi là Thế vận hội thứ XII, ban đầu dự định được tổ chức từ ngày 21 tháng 9 tới 6 tháng 10 năm 1940 tại Tokyo, Nhật Bản, đã bị hủy bỏ do Chiến tranh thế giới lần hai. Và chỉ trở lại vào Thế vận hội ở London năm 1948.

Áp phích Thế vận hội mùa hè 1948.

Sau 12 năm gián đoạn bởi Chiến tranh thế giới lần thứ 2, đây lần đầu tiên Thế vận hội Mùa hè được tổ chức kể từ Thế vận hội Mùa hè 1936 được tổ chức tại Berlin.

Áp phích với hình ảnh phía sau là tòa tháp đồng hồ Big Ben, kim đồng hồ được chỉ lúc 4 giờ, thời gian mà các môn thi sẽ bắt đầu. Phía trước là bức tượng lực sĩ ném đĩa (xuất sứ từ Hy lạp cổ đại), ở dưới là các vòng tròn olympic.

Melbourne 1956.

Melbourne được chọn đăng cai khi vượt qua các ứng cử viên khác Buenos Aires, Mexico City và 6 thành phố khác của Hoa Kỳ vào ngày 28 tháng 4, 1949 tại kỳ họp lần thứ 43 của IOC tại Roma, Ý.

Đây là Thế vận hội đầu tiên được tổ chức tại Nam bán cầu cũng như là lần đầu tiên tổ chức bên ngoài châu Âu và Bắc Mỹ.

Olympic Tokyo 1964.

Đây là kỳ thế vận hội đầu tiên được tổ chức tại châu Á, và là lần đầu tiên Nam Phi bị ngăn cản tham gia do có hệ thống kỳ thị chủng tộc trong thể thao.

Có tới 4 poster được thiết kế bởi Yusaku Kamekura. Nó có biểu tượng chính thức của Olympic và phía trên là là lá cờ Nhật bản.

Olympic Rome 1960. Áp phích được tạo từ biểu tượng con Sói cái của thành phố Roma, nó đã nuôi dưỡng hai người thành lập thành phố là Remus và Romulus.

Bên dưới là một vận động viên chiến thắng được trao vương miện, xung quanh là những người cổ vũ.

Olympic Mexico 1968.

 Một loạt áp phích cho các môn thể thao của ba nghệ sĩ: Pedro Ramirez, Eduardo Terrazas và Lance Wyman (Mỹ).

Số quốc gia tham gia là: 112. Vận động viên 5.516 (4.735 nam, 781 nữ). Sự kiện thể thao: 172 nội dung trong 18 môn thể thao.

Olympic Munich 1972. Nhiều áp phích cho các môn thể thao cũng được thiết kế. Thiết kế chính không cho thấy một sự kiện nào cụ thể, nhưng nó bao quát toàn bộ Munich.

Nó được cho là thể hiện tinh thần của các môn thể thao, đồng thời thiết kế gợi lên những kiến trúc hiện đại của các điểm thi đấu. Sử dụng màu sắc đơn giản, tinh khiết, ở giữa có tháp Olympic nổi tiếng.

Thế vận hội Mùa hè là lần thứ 2 được tổ chức tại nước Đức, sau khi được tổ chức tại Berlin năm 1936 dưới chế độ Nazi. Được sự quan tâm của chính phủ, chính phủ Tây Đức muốn tổ chức 1 kỳ thế vận hội để giới thiệu về 1 đất nước Đức mới mẻ, dân chủ và lạc quan với toàn thế giới và đã đưa ra khẩu hiệu "the Happy Games."

Olympic Montreal 1976.

Olympic Moscow 1980.

Olympic năm 1980 lần đầu tiên được tổ chức tại Đông Âu. Hoa Kỳ và 64 nước khác tẩy chay tham dự Olympic trên, một số vận động viên khác từ những nước tẩy chay trên tham dự Olympic 1980 dưới lá cờ Olympic. 

Và đây là Olympic đầu tiên Việt Nam tham dự, sau chiến tranh Việt Nam.

Olympic Los Angeles 1984.

Tại kỳ thế vận hội này, nhằm đáp trả hành động tẩy chây Olympic 1980 tại Moskva, Liên Xô của Hoa Kỳ và 62 nước đồng minh, Liên Xô và 16 nước XHCN đã quyết định không tham dự kỳ Olympic lần này.

Olympic Seoul 1988.

Đây cũng là áp phích đầu tiên sử dụng kỹ thuật đồ họa máy tính. 

 Đây là Thế vận hội Mùa hè lần thứ hai được đăng cai bởi một quốc gia châu Á, sau Thế vận hội Mùa hè 1964 tại Tokyo, Nhật Bản. Tuy nhiên, do các đoàn lớn đã từng tẩy chay 3 kỳ Thế vận hội trước như Liên Xô, Mỹ, Đông Đức, Tây Đức vẫn tham gia nên Thế vận hội Seoul 1988 đã được ghi nhận là kỳ Thế vận hội có nhiều đoàn tham dự nhất tính đến thời điểm đó.

Olympic Barcelona 1992. Có 9.356 vận động viên tranh tài ở 286 nội dung thi đấu thuộc 32 môn thể thao.

Logo thể hiện một người đang chạy (hoặc nhảy). Màu đỏ và vàng là màu sắc đặc trưng của Tây Ban Nha, còn màu xanh liên tưởng tới Biển Địa Trung Hải.  Việc sử dụng kiểu chữ Times Demi Bold (New Roman) là tham khảo theo kiểu chữ Romaness, Latin Ness cổ.

Olympic Atlanta 1996. Atlanta được chọn tổ chức sự kiện này vào tháng 9 năm 1990 tại Tokyo, Nhật Bản, đánh bại các ứng cử viên khác là Athens, Belgrade, Manchester, Melbourne và Toronto.

Chú ý tới số 100 bên dưới 5 vòn tròn Olympic vì năm 1996 kỷ niệm 100 năm ngày ra đời Thế vận hội thể thao Olypic (1896) tại Athens.

Olympic Sydney 2000. là thế vận hội Mùa hè lần 27, diễn ra tại Sydney, Úc ngày 15 tháng 9, kết thúc ngày 1 tháng 10 năm 2000.

Áp phích là hình ảnh đại diên cho một vận động viên, được ghép bằng các hình dạng và màu sắc đặc trưng. Hình ảnh Boomerangs, và các màu sắc của mặt trời, cảng biển.

Quốc gia tham gia:199. Vận động viên: 10.651 (6.582 nam, 4.069 nữ). 28 môn thể thao với 300 nội dung.

Olympic Athen 2004. Áp phích là hình ảnh một vòng hoa từ cây Oliu tượng trưng cho chiến thắng và lòng cao thượng.

Olympic Bắc Kinh 2008. Áp phích gợi lên hình ảnh người đang chạy, gợi nhớ kiểu chữ tượng hình của người Trung Quốc.

Năm linh vật của Olympics 2008 là năm Bé Phúc (福娃), mỗi linh vật tượng trưng cho 1 màu sắc trên vòng tròn olympic và cũng là biểu tượng của văn hoá Trung Hoa. Khẩu hiệu "Cùng một thế giới, chung một ước mơ" (One World, One Deam) kêu gọi toàn thế giới đoàn kết lại trong tinh thần Olympic.

Tổng cộng 37 khu thi đấu được sử dụng để tổ chức các sự kiện thể thao, trong đó bao gồm 12 công trình được xây mới. 

Olympic London 2012. Áp phích không chỉ là một kiểu chữ Graffiti (số 2012) mà nó cũng thể hiện một người đang vẫy tay.

Thế vận hội Mùa hè thứ 30, diễn ra tại Luân Đôn từ ngày 27 tháng 7 đến 12 tháng 8 năm 2012. Khoảng 10.500 vận động viên từ 205 ủy ban Olympic quốc gia đăng ký tham gia thi đấu.

Đây cũng là logo đầu tiên sẽ được sử dụng cho cả Olympic và Paralympic Games. Và là lần đầu tiên biểu tượng của thế vận hội sẽ được sử dụng nhiều hơn 1 màu.

Olympic Rio 2016.

Thế vận hội mùa hè Rio 2016 sẽ có tất cả 306 bộ huy chương sẽ được trao, trong 42 phân môn trong 28 môn thể thao. 

Có 208 quốc gia và vùng lãnh thổ cùng góp mặt ở Brazil vào tháng 8/2016, với 10,500 vận động viên tham gia tranh tài.  

Hành trình thi đấu các môn tại Olympic 2016 sẽ diễn ra trong 19 ngày kể từ 3/8-21/8.

Chủ đề chính: #thế_vận_hội_olympic

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn