Linhmiho Lớp ĐH Báo chí K5 Trường ĐH VH-NT Quân Đội

NGHỀ BÁO - Nghề chỉ dành cho người bản lĩnh

Đăng 6 năm trước

Số lượng nhà báo của nước ta đang có xu hướng tăng lên không ngừng qua mỗi năm. Trong công việc và nhiệm vụ của mình, nhà báo luôn phải đối đầu với rất nhiều khó khăn, thử thách. Điều đó yêu cầu ở mỗi người làm báo phải xây dựng cho mình những bản lĩnh vững vàng nhất, nếu không sẽ khó trở thành một “người đưa tin” chân chính, thậm chí không thể tiếp tục đi theo con đường này.

Làm nghề báo là phải đi

       Phần đông công chúng cho rằng nghề báo là nghề “hót”, không phải lao động chân tay, được ngồi trong phòng máy lạnh,lướt mạng rà thông tin, tay gõ lên bàn phím máy vi tính mà viết nên những bài báo. Đây là một quan điểm, tư duy thiếu sót vì làm báo là phải đi, đi hàng giờ,hàng ngày để quan sát, phát hiện những cái mới đang diễn ra hàng giờ, hàng ngày trong cuộc sống. Mấy ai biết, để có những tác phẩm báo chí đi vào lòng người,là cả một hành trình vất vả, mồ hôi và nước mắt, thậm chí xương máu của mình. Muốn cập nhập thông tin, nhà báo không thể nghe qua người khác mà phải tự mình đi tìm, thu thập, nghiên cứu rồi từ đó sáng tạo thành tác phẩm để truyền đạt thông tin nhanh nhất đến với công chúng. “ Nhanh” là một kĩ năng quan trọng của một nhà báo. 

        Việc thường xuyên phải di chuyển khắp nơi , đi công tác nước ngoài trong một thời gian dài là một thử thách lớn. Đối với mọi người nhìn vào, ai cũng nghĩ rằng đây là điều tuyệt vời, họ nghĩ đó là đi du lịch, hưởng thụ mà không nghĩ đấy là công việc tác nghiệp của nhà báo. Nhà báo là những người có thời gian “ đi nhiều hơn ở nhà”, “ ăn cơm quán nhiều hơn cơm nhà” nên khó khăn đầu tiên chính là xa nhà thường xuyên, kể cả những ngày lễ, khi người người xuôi ngược tìm về đoàn tụ bên gia đình thì khi đó nhà báo lại đang đi chụp những bức ành, thu thập thông tin ở một nơi khác. Khó khăn này lại càng nhân lên gấp bội với cái nhà báo nữ. Như nhà báo Thu Hương, Báo Quân Đội Nhân Dân đã từng chia sẻ : “ Cái được lớn nhất của nghề báo đó là được đi nhiều, biết nhiều, tiếp xúc nhiều, mở rộng mối quan hệ từ đó mở rộng tầm hiểu biết trong xã hội. Thế nhưng, so với các đồng nghiệp nam, các nhà báo nữ chịu nhiều áp lực hơn. Ví dụ, như khi còn độc thân, tôi có thể bay nhảy với những chuyến đi tác nghiệp kéo dài cả tuần lễ. Nhưng sau khi lấy chồng, sinh con, hàng trămthứ việc không tên của người vợ, người mẹ đã khiến công việc làm báo càng trở nên vất vả gấp bội.” Do đó, phải có bản lĩnh nhà báo mới có thể liên tục xa gia đình, vượt qua nỗi nhớ người thân, sự tủi thân để mà đi, để mà tác nghiệp.

Nghề báo là một nghề nguy hiểm

      Chính vì việc phải tự mình ra tận hiện trường để tìm hiểu, đưa tin nên nhà báo luôn phải đối mặt với rất nhiều nguy hiểm.Tác nghiệp trong môi trường thời tiết khắc nghiệt, có mặt tại những điểm nóng nhằm đưa thông tin chính xác, kịp thời, tính chất công việc đòi hỏi nhà báo xông pha vào cuộc sống. Vừa qua chúng ta đều đã biết đến câu chuyện đau lòng của nhà báo Đinh Hữu Dư hi sinh khi đang tác nghiệp về trận lũ quét ở Mù Cang Chải đầu tháng 8/ 2017. Câu chuyện đó chính là sự minh chứng trong hiện thự cvề sự nguy hiểm của nghề báo cũng như sự nhiệt huyết, dũng cảm của một nhà báo chân chính. Nhà báo với một trong những nhiệm vụ quan trọng là vạch trần cái sai, cái xấu của xã hội nên việc “động chạm” đến một số cá nhân hay tổ chức cụ thể cũng là một sự đe dọa lớn. Có những trường hợp nhà báo phải dấn thân, cải trang, tác nghiệp bí mật để xâm nhập thực tế lấy thông tin.  Có trường hợp lúc phóng viên phục kích quay phim, bị đối tượng phát hiện truy sát, nếu không được đồng nghiệp, người dân giải cứu kịp thời,thì khó toàn tính mạng…Có trường hợp phóng viên bị “xử” ngay nơi tác nghiệp. Nếu phóng viên khôn khéo thoát được, khi tác phẩm báo chí phát hành ra cộng đồng xã hội, các tổ chức, cá nhân, nơi xảy ra vụ việc không tốt thuê xã hội đen hành hung nhà báo. Trên đường tác nghiệp, đã có không ít phóng viên bị tai nạn giao thông, tử vong hoặc phải sống trong cảnh tàn tật suốt cuộc đời. Việc nhà báo, phóng viên bị xã hội đen bắt cóc, hành hung, đe dọa đã trở thành vấn đề không còn lạ. Bên cạnh đó, người thân, gia đình của họ cũng gặp nguy hiểm không kém.Những ví dụ điển hình có thể kể đến như nhà báo Ngọc Quang (Phát thanh - truyền hình Thái Nguyên) bị côn đồ truy sát khi đang trên đường tới cơ quan, cho đến nay vẫn chưa tìm ra hung thủ hay vụ hai phóng viên VOV bị đánh ở Văn Giang (Hưng Yên) khi đang ghi nhận thực tế cưỡng chế giao đất....

       Trong bối cảnh việc cản trở hoạt động báo chí và đe dọa, thậm chí hành hung nhà báo tác nghiệp có chiều hướng gia tăng, ngày 5-1-2018, Hội Nhà báo TP Hà Nội đã tổ chức hội thảo“Kỹ năng tự bảo vệ của phóng viên khi tác nghiệp”. Từ nhiều góc tiếp cận khác nhau, các đại biểu tham dự hội thảo đã cùng tập trung thảo luận 3 vấn đề gồm:Cơ chế bảo vệ nhà báo khi tác nghiệp; Kỹ năng tự bảo vệ nhà báo khi tác nghiệp; Mối quan hệ giữa việc cơ quan báo chí bảo vệ nhà báo và nhà báo tự bảo vệ khi tác nghiệp.

      Với những phóng viên chiến trường,tính mạng lại càng bị đe dọa hơn cả. Phải là những người có trái tim nóng, có ý chí sắt đá mới có thể xông pha nơi chiến trường để tác nghiệp giữa mưa bom, bão đạn, họ cũng như là những người chiến sĩ bên chiến tuyến của chính nghĩa. Ở những nước chiến tranh như Iraq, Libya, Syria, Afghanistan… nhiều nhà báo bị chết vì bom đạn hay bắt làm con tin. Không ít nhà báo bị Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS giết chết một cách dã man.

Bản lĩnh trong đạo đức và tư tưởng - chính trị

      Người ta vẫn nói nhà báo là người có thể “đổi trắng thay đen” bởi lẽ những thông tin họ đưa ra sẽ ảnh hưởng đến thái độ, quan điểm của hàng trăm ngàn, thậm chí hàng triệu người. Bởi vậy,  có không ít những cá nhân, tổ chức sai phạm pháp luật đã dùng tiền bạc, của cải “đút lót” các nhà báo để họ bỏ qua hay viết tốt lên. Thực tế là đã có không ít nhà báo vì mù quáng với tiền tài mà thoái hóa biến chất. Chính vì những “con sâu làm sầu nồi canh” này mà dư luận vẫn có những quan điểm không tốt về nghề báo: “(…) nhà báo nói phét”. Là nhà báo, bạn sẽ phải chịu tất cả trách nhiệm về những thông tin bạn đưa. Bởi vậy, bạn phải luôn trung thực với thực tế và giữ vững sự kiên định trước những cám dỗ. 

        Báo chí nước ta là nền báo chí vô sản,đứng dưới sự lãnh đạo của Đảng, là công cụ đắc lực của Đảng và Nhà nước, do đó báo chí không thể tách rời tư tưởng của chủ nghĩa xã hội.  Là người cầm bút, nhà báo phải nhận thức được những điều mình sẽ viết, bản lĩnh chính trị luôn phải vững vàng để không lung lay trước cám dỗ, không vì lợi ích nhỏ trước mắt mà xuyên tạc về đường lối, hoạt động của Đảng và Chính phủ, làm tổn hại đến danh dự, niềm tin của nhân dân với chính quyền với các thông tin sai lệch, không chính thống. Để làm được điều đó,nhà báo không chỉ cần bản lĩnh chính trị vững chắc mà còn cần có hệ thống kiến thức, lí luận đầy đủ.Thế giới từng liệt nghề làm báo là một trong những nghề “nguy hiểm” nhất, ở nước ta có lẽ cũng không ngoại lệ. Chính vì vậy mỗi một sinh viên báo chí khi đã xác định theo nghề thì ngoài niềm đam mê, yêu thích, mỗi chúng ta phải có sự chuẩn bị kĩ càng về tinh thần, kỹ năng và kiến thức để đối mặt với những hiểm nguy khi bước chân vào nghề mà trước hết đó là một bản lĩnh “thép”,  cái “ bản lĩnh gấp nhiều lần bản lĩnh”.

Một binh sĩ giương nòng súng đe dọa một nhà báo quay phim tại khu vực Palestine - Israel. (Nguồn : Internet)

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn