Yến Nhi

Nghĩ gì, làm gì để có đoạn mô tả sản phẩm chất lượng?

Đăng 6 năm trước

Chữ trong bài viết quảng cáo 'không chỉ đứng cho đẹp đội hình', mà thực sự phải 'ăn tiền' và thuyết phục người đọc

Theo bậc thầy quảng cáo Victor O. Schwab (tác giả của hiện tương trong ngành sách Marketing - Nghệ thuật viết quảng cáo), trình bày lợi ích sản phẩm (hay đoạn viết về mô tả sản phẩm) là bước thứ hai trong năm bước viết bài quảng cáo. Điều này đủ để chứng minh tầm quan trọng của đoạn mô tả sản phẩm trong một bài viết quảng cáo.

Suy cho cùng nếu như bạn có một đoạn "mời chào" cực kỳ lôi cuốn, hấp dẫn nhưng chỉ sau vài giây đọc một đoạn mô tả sản phẩm "sống sượng", với những thông tin "thô sơ", "đập thẳng" vào mặt người đọc thì công sức viết bài quảng cáo của bạn cũng trở nên vô nghĩa. Chữ trong bài viết quảng cáo "không chỉ đứng cho đẹp đội hình", mà thực sự phải "ăn tiền" và thuyết phục người đọc qua sự thấu hiểu sâu sắc về sản phẩm của một Copywriter "đỉnh cao". Tôi cần đầu tư những gì để có bài viêt quảng cáo "bán được hàng"? Lời khuyên dành cho bạn: Đầu tiên hãy brainstorm (động não) chút đã!

Bạn có đang brainstorm ĐÚNG CÁCH??

Brainstorm (động não), hay được dân viết quảng cáo gọi vui là quá trình "lúc lắc" đầu để não "đẻ" ra idea (ý tưởng). Idea, idea, idea,...một idea "chất", "thần sầu" là điều mọi Copywriter, dù mới vào nghề hay "từng trải" đều ao ước có được. Nhưng khoan vậy làm sao để có ý tưởng, và hơn hết là ý tưởng đó không chỉ khiến người đọc thấy thích thú mà còn khiến họ muốn "nhào ngay" vào để sở hữu sản phẩm bạn đang quảng cáo.  

Chắc chắn là việc "mơ theo trăng" và "vơ vẩn cùng mây" sẽ không giúp ích gì được nếu bạn không ít nhất đặt ra cho mình những câu hỏi để xác định được nhóm khách hàng mục tiêu và xây dựng ý tưởng từ việc thấu hiểu chính xác điều khách hàng cần, liên kết với điều sản phẩm mang lại. Nào chúng ta bắt đầu!

CÂU HỎI 1: Khách hàng của bạn là AI?

Lí do người viết bài quảng cáo KHÔNG THỂ bỏ qua bước này: ví dụ đơn giản, sản phẩm của bạn cần bán là khu căn hộ chung cư cao cấp ở trung tâm Thành phố , bạn đương nhiên không thể nhắm tới đối tượng học sinh, sinh viên, càng không thể bán cho những người ở Hà Nội. Thời gian và tiền mà doanh nghiệp bạn có thể lãng phí để quảng cáo đến những đối tượng "bất khả kháng" trong việc mua sản phẩm trên đây hoàn toàn có thể dùng vào việc khác có ích hơn! Bạn thấy sự cần thiết của việc nghiên cứu kĩ để "sàng lọc" nhóm đối tượng tiềm năng rồi chứ?

Những tiêu chí cơ bản để bạn phân loại khách hàng như: độ tuổi, giới tính, nơi sinh sống, nghề nghiệp (hay chính xác hơn là khả năng tài chính),.. ngoài ra một số người viết bài quảng cáo chuyên nghiệp hơn còn nhắm kĩ về hành vi tiêu dùng và sở thích cá nhân. 

CÂU HỎI 2: Trả lời câu hỏi khách hàng "Nó (sản phẩm) làm được gì cho tôi?"

Dưới lăng kính của tâm lý học, những cuộc nói chuyện thường ngày của chúng ta ít nhiều luôn chứa đựng những hàm ý cũng như những diễn biến ngầm phía sau, đơn cử như thái độ bảo vệ danh dự, lo sợ bị chê bai, khát khao được chú ý,.v..v...

Chọn ra được một yếu tố "ăn khớp" với tâm lý đám đông và phù hợp với hình ảnh sản phẩm doanh nghiệp mong muốn phát triển là cả một bài toán "thách thức" người viết bài quảng cáo. Nhưng một khi bạn đã chọn ra được một yếu tố thật ưng ý, và bắt đầu đi sâu vào nó, chẳng hạn chiếc đồng hồ bạn quảng cáo sẽ giúp thể hiện đẳng cấp của người mang, giúp họ gây ấn tượng với đồng nghiệp, bạn bè thì hiệu ứng lan tỏa của xã hội dành cho bài viết quảng cáo là "không thể tuyệt vời" hơn!

CÂU HỎI 3: Tại sao khách hàng KHÔNG NÊN mua sản phẩm của bạn?

Trong cuốn Hiệu ứng chim mồi, một ấn bản của Ecoblader ứng dụng về tâm lý học hành vi cho người làm Marketing, tác giả đã từng hài hước khuyên độc giả về việc không nên quá "giấu diếm" về những điểm trừ của sản phẩm. Sự thành thật (đương nhiên là phải "khôn khéo") sẽ giúp bạn lấy được "cảm tình" của những vị khách hàng khó tính. 

Hãy mạnh dạn trả lời câu hỏi trên và đương nhiên đi kèm với GIẢI PHÁP ví dụ như liệu những khuyết điểm thoạt nhìn qua của sản phẩm là đã được kiểm chứng hay cách bạn biến khuyết điểm thành ưu thế của sản phẩm như thế nào?...

3 câu hỏi trên chỉ mang tính chất tham khảo và gợi ý, việc bạn ứng dụng và thay đổi linh hoạt "bộ khung sườn" như thế nào là tùy cách bạn chọn lựa, để phù hợp với sản phẩm hay dịch vụ được đề cập. Và điều cuối cùng nên nhớ rằng, ai cũng biết "Khách hàng là thượng đế" và trong trường hợp của cả dân viết bài quảng cáo thì "khách hàng" ở đây không chỉ là người mua sản phẩm bạn bán mà còn là công ty cung cấp sản phẩm, dịch vụ (Client-side) nên hãy trả lời bằng cả tâm huyết để những bài viết quảng cáo của bạn, không chỉ hay mà còn chứa cái TÂM của người làm nghề!

Chủ đề chính: #content_marketing

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn