Đỗ Hoàng Vi Quân “Sứ mệnh của tôi là mang lại cuộc sống tự do tài chính, tự do thời gian và một tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người trên Trái Đất này” – QUAN DO

Ngộ nhận về sự sáng tạo

Đăng 8 năm trước

Có phải bạn đã từng thấy ai đó cũng có ý tưởng giống mình, chỉ khác là họ đang thực hiện nó, còn bạn thì chỉ biết tặc lưỡi tiếc nuối phải không?

Sự sáng tạo của con người là món quà tuyệt vời mà Thượng Đế đã ban tặng cho chúng ta. Nhờ vào “SỰ SÁNG TẠO”, con người đã bay được như những loài chim, có thể trò chuyện cùng nhau khi cách xa hàng ngàn km, ở trong những căn nhà mát lạnh dù đang trong mùa hè nóng nực.

Sáng tạo khác với ý tưởng

Thế nhưng, ở nhiều nước không chịu phát triển, “SỰ SÁNG TẠO” đang bị hiểu sai. Chúng ta cứ nghĩ “sáng tạo” đơn thuần là những ý tưởng mới lạ, độc đáo mà bỗng dưng mình chợt nghĩ ra. Chính vì sự ngộ nhận đó đã làm cho nhiều người (nhất là các bạn trẻ) nghĩ ra rất nhiều ý tưởng hay ho rồi chỉ dừng lại ở mức suy nghĩ.

Ý tưởng trên bàn giấy chỉ đáng giá 1 xu

Chúng ta nghĩ ra những điều rất vĩ đại rồi lại dễ dàng chùn bước khi thấy nó quá khó khăn. Có phải bạn đã từng nghĩ ra những chuỗi thương hiệu kinh doanh một sản phẩm gì đó, những cách thức đột phá để giới thiệu những đặc sản Quốc Gia cho bạn bè Thế Giới, phương pháp tạo công ăn việc làm và mang lại cuộc sống tự do cho mọi người, thậm chí cả những ý tưởng vĩ mô nhằm thay đổi cả nền giáo dục của Quốc Gia. Rồi bạn thấy ai đó cũng có ý tưởng giống mình, chỉ khác là họ đang thực hiện nó, còn bạn thì chỉ biết tặc lưỡi tiếc nuối mà thôi.

Phải chi mà mình làm trước họ

Chính vì những điều đáng tiếc đó mà chúng ta cần có một định nghĩa đúng đắn hơn về “SỰ SÁNG TẠO” qua một công thức sau:

SÁNG TẠO = Ý TƯỞNG + ĐỊNH HƯỚNG + RỦI RO

Đầu tiên hãy bắt đầu từ một ý tưởng nào đó (dù cho ý tưởng đó nghe có vẻ thật điên khùng). Bạn cũng có thể luôn đem bên mình một cuốn sổ nhỏ để ghi lại bất kỳ một ý tưởng nào đó bất chợt nảy lên trong đầu.

Sau đó, hãy định hướng cho ý tưởng của mình bằng cách đặt ra các câu hỏi: “Ý tưởng này sẽ phục vụ những ai?” (phân tích đối tượng nhắm tới), “Bạn sẽ thực hiện ý tưởng này như thế nào?” (lên kế hoạch hiện thực hóa ý tưởng), “Khi nào thì bạn sẽ thực hiện nó?” (neo mốc thời gian để tạo áp lực).

Cuối cùng là phân tích những rủi ro cần tính tới cũng bằng cách đặt ra các câu hỏi: “Ý tưởng này có vi phạm pháp luật không?”, “Ý tưởng này có gây nguy hiểm đến tính mạng của mình hay không? Và đây cũng chính là công đoạn đã khiến cho nhiều bạn trẻ khởi nghiệp chán nản và từ bỏ ngay giấc mơ của mình. Thưa các bạn, liệu có bất kỳ một thành quả ngọt ngào nào mà không đứng trước các rủi ro?

Chính vì vậy, khi phân tích các rủi ro trong ý tưởng của mình, các bạn hãy đặt ra các câu hỏi: “Thành tựu lớn nhất mà mình có thể đạt tới là gì?, “Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là gì?” và đặt chúng lên bàn cân. Nếu thành tựu lớn nhất có thể đạt được lớn hơn nhiều lần điều tồi tệ nhất có thể xảy ra thì bạn hãy thực hiện nó ngay đi!

Thành tựu > Rủi ro

Kết luận: liệt kê các ý tưởng, định hướng cho chúng, phân tích các rủi ro và HÀNH ĐỘNG. Đó mới gọi là SÁNG TẠO. Nếu không, bạn chỉ đang dừng lại ở mức ý tưởng. Chúc bạn thành công!

Chủ đề chính: #sáng_tạo

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn