ThanhTam Viết lách là cách tôi lựa chọn như một thói quen để hâm nóng cuộc sống bớt lạnh lùng, vô cảm! Là cách để tôi được sống là chính mình!

Ngôn ngữ nói quyết định tư duy của chúng ta

Đăng 6 năm trước

Thế giới được nhìn khác đi khi được miêu tả bởi những ngôn ngữ khác nhau.

Bài viết này là thông tin khoa học được chia sẻ ngắn gọn. Mình thấy nội dung này khá hấp dẫn và bổ ích. Khi chúng ta bắt đầu tiếp nhận những ngôn ngữ mới là lúc thế giới của chúng ta được thấu hiểu một cách trọn vẹn hơn!

Theo lí thuyết Whorf đã tuyên bố còn nhiều hạn chế: " Ngôn ngữ mẹ đẻ chế ngự tâm trí của chúng ta, hạn chế những tu duy, không kích thích bộ não phát sinh nhiều tư duy đột phá." Như chúng ta đã thấy, vẫn còn rất nhiều thiếu sót và mang tính nhìn nhận một chiều, tuy nhiên từ giả lập của ông đã làm nên móng cho những tìm hiểu ngôn ngữ học sau này. 

Bằng một cách nào đó, khi học các ngôn ngữ khác nhau ta rõ ràng có thể nhìn thấy được nhiều cách thức xắp đặc các hệ từ trong câu nói, việc đó khi được mặc đinh trong não bộ nhưng một ngôn ngữ " mẹ đẻ" giúp giải đáp những vẫn đề thắc mắt nông hay sâu tùy vào loại ngôn ngữ dùng diển đạt một chủ đề. Ví dụ Để bảo rằng: " Tôi sẻ đi ra ngoài vào tối nay". Trong tiếng Việt chúng ta cần xác định ngôn từ và chỉ việc lắp lại thành câu. nhưng trong tiếng Anh người nói cần chú ý đến thời gian ở Hiện tại- quá khứ- tương lai để phân thì, và chưa kể trật tự sắp xếp các từ tương đối phức tạp: I'll go out tonight. Hoặc " Tại sao thế giới được nhìn khác khi dùng một ngôn ngữ khác thì tiếng Anh lại là Why the world looks diferent in orther languages. Orther và Different đều có nghĩa là khác trong tiếng Việt như là hai từ độc lập và có những chức năng riêng. trong khi tiếng Việt lại khá đơn giản, hiểu từ và ráp ghép! 

Giả thuyết này được hiểu rõ hơn hết bởi các bạn sinh viên ở các trường ngoại ngữ. Cùng một khóa học, từ các lớp ngôn ngữ khác nhau và có những lối tư duy và đóng góp xã hội khác nhau. Ngôn ngữ nói làm nên nét văn hóa của từng công dân quốc gia đó. Bạn thử đứng trước gương và đọc ba ngôn ngữ khác nhau, bạ sẻ quan sát được rõ nhất sự thay đổi biểu cảm của chính mình. Từ đó, Ngôn ngữ góp phần hình thành nên những nên kinh tế khác nhau. 

Chưa kể trong các ngôn ngữ của người Đức, Tây ban Nha hay Pháp người ta thổi giới tính vào cả đồ vật, khiến người dùng phải tư duy tương thích để xác định, điều này không gặp ở tiếng Hoa, Nhật hay Việt Nam. 

Hay như vốn dĩ tiếng Việt đã thật sự đa dạng để diễn đạt, khi được thay bằng cách viết và phát âm của giáo sư Bùi Hiền thì sẽ thế nào. Chưa kể việc thay đổi ngữ nghĩa, riêng việc thay đổi phát âm đã khiến não bộ phản ứng tiêu cực rồi. Giả định điều này được duy trì và áp dụng, sau một thập kĩ tư duy daan tộc sẽ thay đổi. Hệ thống dân trí quốc dân sẽ thay đổi.

Đến đây chúng ta hiểu thêm tầm quan trọng của bộ môn ngôn ngữ học và vì sao tiếng anh được chọn làm ngôn ngữ quốc tế!

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn