Trần Thị Phương Lan

Người lính Nhật cố thủ 29 năm trong rừng vì không tin chiến tranh thế giới thứ 2 đã kết thúc.

Đăng 9 năm trước

Người lính Nhật cố thủ 29 năm trong rừng vì không tin chiến tranh thế giới thứ 2 đã kết thúc.

Tinh thần nước Nhật : Người lính Nhật cố thủ 29 năm trong rừng vì không tin chiến tranh thế giới thứ 2 đã kết thúc.

Câu chuyện của Onoda.

Hiroo Onoda sinh năm 1922 tại Wakayama -Nhật Bản, là một cựu thiếu úy của Lục quân Đế quốc Nhật Bản tham chiến trong Thế chiến thứ hai Philippines. Chỉ chấp nhận hạ vũ khí theo lệnh của thượng cấp ngày 9 tháng 3 năm 1974, 29 năm sau khi chiến tranh kết thúc, Onoda được coi là người cuối cùng của quân đội Nhật Bản thực hiện việc đầu hàng tại chiến trường

 Onoda sinh ra trong một gia đình Samurai, năm 1939,sau khi tốt nghiệp trung học, Hiroo Onoda bắt đầu làm việc cho công ty Tajima Yoko của  Nhật ở Vũ Hán. Năm 1942, ông được đào tạo để trở thành sĩ quan tại trường Nakano.

Thời trẻ ( người đứng)

Mô tả hình ảnh

Tháng 12 năm 1944, ông phục vụ cho Quân đội Nhật tai đảo Lubang, cách Manila 150km về phía Tây Nam.

 17.12.1944, thiếu tá Taniguchi rời đi và  hạ lệnh cho  Onoda cùng một số chiến binh khác tiến hành chiến tranh du kích chống lại quân Mỹ tại Lubang.

 “Chúng ta chỉ tạm thời rút lui. Các anh hãy vào rừng, làm lều, chuẩn bị kho vũ khí… Tôi cấm các anh tự tử hoặc đầu hàng. Có thể phải ẩn náu 3 năm, 4 năm hay 5 năm, nhưng tôi sẽ quay lại với các anh. Lệnh này chỉ có tôi mới được quyền thay đổi”.

Tháng 2 năm 1945, quân Đồng minh đẩy quân Nhật khỏi Philippines

Onoda chia binh lính cấp dưới thành nhóm nhỏ và lùi sâu vào rừng để lẩn trốn. Nhóm Onoda khi đó bao gồm thiếu úy Onoda (chỉ huy, 23 tuổi), hạ sĩ Shimada Shoichi (30 tuổi), binh nhì Kozuka Kinshichi (24 tuổi) và binh nhì Akatsu Yuichi (22 tuổi).

 Lúc này, họ không biết số phận của những nhóm khác ra sao,họ chỉ còn một ít lương thực, một khẩu súng cho mỗi người với cơ số đạn hạn chế. Nhóm Onoda sống sót  bằng dừa, chuối trong rừng, ăn trộm gạo và đồng thời giết gia súc của  của người dân trên đảo mà họ cướp được để làm thịt khô.
Năm 1945,  Onoda bắt đầu nhận được các truyền đơn do máy bay thả xuống đề cập tới việc quân đội Nhật hoàng đã đầu hàng ngày 15 tháng 8 năm 1945 ,kêu gọi họ hạ vũ khí, ra khỏi chỗ ẩn náu.

Tuy nhiên họ không tin và cho rằng đó chỉ là cái bẫy của đối phương.

Tháng 9/1949, Akatsu ra hàng.
Ngày 7 tháng 5 năm 1954, Shimada bị giết sau một cuộc chạm súng trên bãi biển Gontin.

Năm 1972, Kozuka chết trong một vụ đụng độ với lính tuần tra Philippines. Tin tức về cái chết của binh sĩ này gây chấn động cả nước Nhật vì không tin nổi việc còn có những người lính chiến đấu khi chiến tranh đã trôi qua gần 30 năm. Kể từ đó,một cuộc phát động tìm kiếm những người lính như Onoda bùng nổ.

Đầu hàng.

Ngày 20/2/ 1974, Norio Suzuki, một chàng trai trẻ đã bay tới Lubang để tìm hiểu câu chuyện , anh ta đã gặp được Onoda và tìm mọi cách thuyết phục ông già gàn này rằng chiến tranh đã kết thúc, nhưng Onoda không tin và tuyên bố chỉ đầu hàng khi có mệnh lệnh của thượng cấp.

Hết cách, Suzuki quay lại liên hệ với chính quyền Nhật và bắt đầu tìm kiếm Yoshimi Taniguchi.Họ quay lại Lubang, Yoshimi Taniguchi, trong trang phục của Lục quân đế quốc Nhật Bản xác nhận với  Onoda rằng chiến tranh thực sự đã kết thúc và ra lệnh cho Onoda chấm dứt nhiệm vụ.

Onoda đã chào cờ trước Quốc kỳ Nhật và trao thanh kiếm Samurai  cho chính quyền Philippines trong bộ quân phục từ gần 30 năm trước, cùng với súng và đạn dược.

Onoda đầu hàng

Onoda đầu hàng

Người dân Philippines hết sức phẫn nộ, khắp đất nước diễn ra những cuộc biểu tình đòi tống Onoda vào tù bởi vì những nợ máu mà ông ta đã gây ra, 30 người  chết và làm bị thương hơn 100 người trong suốt 29 năm.

Quay trở về nước Nhật, ông được chào đón như những người anh hùng và làm dấy lên một làn sóng hâm mộ Onoda.

Vẫn luôn sống trong khoảng thời gian của những năm 1945, khi quay về nước Nhật, ông bị cú sốc văn hóa của khoảng cách 30 năm. Ông ta không thể tin được sự phát triển của nước Nhật ở hiện đại, và không tin nổi khi nhìn thấy hình ảnh của Nhật Hoàng, người được tôn sùng như thần thánh được in cùng hình ảnh của những cô gái mát mẻ trên các tờ tạp chí.

Kết luận

Trước hết, vô cùng khâm phục ý chí và con người và niềm tin mãnh liệt của Onoda, đằng đẵng 29 năm sống chui nhủi trong rừng, không đủ thức ăn nước uống, và phải luôn chiến đấu không những với người mà ông ta cho là kẻ thù mà còn với thú dữ, rắn rết, bệnh tật.

Đến khi đầu hàng trước chính phủ Philippines, Onoda vẫn trong trang phục của quân đội Nhật từ 30 năm về trước, không rách rưới, bẩn thỉu, cùng với cây kiếm sáng soáng.

Quả thật là nghị lực phi thường.

Onoda có niềm tin mù quáng. Về sau có thông tin cho rằng ông ta đã ăn cắp được một cái đài và đã biết được thông tin Nhật hoàng đầu hàng Đồng minh  nhưng sự trung thành với Nhật Hoàng hoặc sự sợ hãi phải đối mặt với tội ác chiến tranh ngăn cản ông ta quay lại với xã hội. 

Đối với nước Nhật, Onoda là một anh hùng.

Còn đối với những ai đã từng biết đến sự tàn ác của quân đội Nhật trong thế chiến thứ II, như thảm sát Nam Kinh, Onoda là tội nhân, người phải bị trừng phạt bởi những tội ác của mình, chịu trách nhiệm cho sinh mạng của 30 người đã chết dưới tay.

Kết luận

viết sách


Onoda về già

Nhưng dù sao, Onoda cuối cùng vẫn sống rất tốt, ông sống trong một trang trại ở trong khu rừng rậm ở Brazil, viết sách kể về câu chuyện cuộc đời mình: No Surrender: My Thirty-Year War.

Hinoo Onoda trút hơi thở cuối cùng vào ngày 16/1/2014 tại Tokyo ở tuổi 91.

Chủ đề chính: #Hiroo_Onoda

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn