nguyentin

Nguồn gốc của 'Tết Dương Lịch' (Tết Tây)

Đăng 5 năm trước

Vậy là sắp hết một năm nữa, không khí lại trở nên náo nhiệt hơn bình thường. Đối với những nước sử dụng m Lịch như Việt Nam, Tết Tây không phải là một ngày lễ lớn đối với dân Việt. Tuy nhiên rất nhiều quốc gia, các nền văn hóa trên thế giới đang trong bầu không khí của năm mới (những nước sử dụng Dương Lịch).

Bạn có biết rằng Tết Tây hay New Year’s Eve đã được hình thành từ hơn 4000 năm trước, những bữa tiệc sẽ bắt đầu được tổ chức từ ngày 31 tháng 12, tức là ngày cuối cùng của năm, cho đến những giây phút đầu tiên của ngày 1 tháng 1 năm sau, mọi người cùng nhau tụ tập, ăn những món ăn truyền thống, uống rượu và cùng xem pháo hoa.

Nguồn gốc

Lễ Năm mới được tổ chức những lần đầu tiên cách đây hơn 4000 năm tại vương quốc Babylon cổ xưa. Với người Babylon, mặt trăng đầu tiên sau ngày xuân phân là vào khoảng những ngày cuối tháng 3 (theo lịch Dương), vào dịp này, họ tổ chức một lễ hội tôn giáo lớn có tên là Atiku (theo tiếng Sumer có nghĩa là Lúa mạch, vì loại này thường thu hoạch vào mùa xuân) có liên quan đến một số nghi lễ đặc biệt trong vòng 11 ngày. Thêm vào đó, Atiku còn là ngày để ăn mừng chiến thắng của thần bầu trời Marduk trước nữ thần biển Tiamat và cũng để phục vụ một mục đích chính trị quan trọng: Một vị vua mới lên ngôi. 

Đối với một quốc gia và nền văn hóa cổ xưa họ lại có cách tính lịch khác nhau, dẫn đến ngày năm mới của mỗi vương quốc sẽ không giống nhau, ví dụ ở Ai Cập, ngày năm mới được chọn là ngày xảy ra trận lũ lớn trên sông Nile hay là lúc mà chòm sao Sirius nổi lên. Còn đối với Trung Quốc, ngày năm mới lại được tính là mặt trăng đầu tiên sau ngày Đông Chí.

Vậy tại sao ngày 1 tháng 1 được chọn làm ngày đầu năm mới ở nhiều nơi?

Theo lịch La Mã, mỗi năm gồm có 10 tháng là 304 ngày , với mỗi năm bắt đầu từ sau ngày Xuân Phân, theo như truyền thống, lịch này được tạo ra bởi Romulus, người đã thành lập nên đế chế La Mã, vào thế kỷ thứ VIII trước công nguyên Vua Numa Pompilius đã sửa lại bằng cách thêm vào 2 tháng có tên gọi là Januarius và Februarius. Trong nhiều thế kỷ, loại lịch này bắt đầu không còn khớp với các chu kỳ của Mặt Trời. Cho đến năm 46 trước công nguyên, Hoàng Đế Julius Caesar quyết định tìm cách giải quyết vấn đề, ông tham khảo nhiều ý kiến từ các nhà thiên văn và toán học nổi tiếng đương thời từ đó cho ra đời bộ lịch Julian. Lịch Julian là một bản giống nhất so với lịch Gregorian mà hầu hết các quốc gia sử dụng ngày nay (Dương Lịch).

Theo đó, Caesar đã xem ngày 1 tháng 1 là ngày đầu năm mới để tôn vinh tháng tuổi của Thần Janus, thần khởi đầu của La Mã, người La Mã ăn mừng ngày này bằng cách hiến tế lễ vật cho Janus, trao đổi quà với nhau và trang trí vòng nguyệt quế cửa nhà, tiệc rượu mừng. Đối với Châu Âu thời trung cổ, các lãnh đạo tôn giáo cũng lựa chọn ngày 1 tháng 1 là ngày đầu tiên của năm và ăn mừng vì nó gần với nhiều sự kiện lớn trong Thiên Chúa giáo như 25 tháng 12 là ngày Chúa Giáng Sinh, 25 tháng 3 là ngày Chúa Phục Sinh.

Thế giới đón năm mới

Ở nhiều nơi trên thế giới, việc ăn mừng Năm mới (Tết Tây) thường được tổ chức bắt đầu từ trưa chiều ngày 31 tháng 12 được gọi là New Year’s Eve kéo dài đến sáng sớm 1 tháng 1 năm sau. Mọi người sẽ tụ tập tại các bữa tiệc cùng với những người thân gia đình, bạn bè,...cùng vui chơi nhảy múa và thưởng thức các đồ ăn nhẹ, được cho là sẽ mang nhiều may mắn trong năm tiếp theo. 

Ở Tây Ban Nha và những nước nói tiếng Tây Ban Nha khác, người ta bỏ hàng tá nho vào trước nửa đêm như một biểu tượng cho hy vọng trong năm sau. Một số nước Châu Âu như Ý, họ tin rằng các loại đậu tương tự như các đồng tiền vàng thể hiện cho thành công tài chính trong năm sau. 

Lợn là biểu tượng cho sự sung túc thịnh vượng đối với một số nền văn hóa nên thịt lợn sẽ xuất hiện trên bàn ăn giao thừa tại một số nước như Cuba, Áo, Hungary, Bồ Đào Nha. 

Ở Hà Lan và Mexico có một loại bánh hình vòng thể hiện một năm trọn vẹn. Những hoạt động phổ biến khác là mọi người hát cùng nhau, bài Auld Lang Syne đối với những quốc gia nói tiếng Anh và cùng nhau xem pháo hoa. 

Đặc biệt tại Quảng trường Thời Đại (New York, Hoa Kỳ) có một hoạt động cực kỳ thú vị là thả một quả cầu to cho rơi tự do và quả cầu sẽ chạm đất vào đúng 0:00 hoạt động này đã diễn ra hằng năm kể từ năm 1907 đến nay.

Ca khúc Happy New Year của nhóm Abba

Đây là một ca khúc buồn với giải điệu sâu sắc diễn tả những giây phút cuối cùng sau khi bữa tiệc mừng năm mới đã kết thúc, mọi người chuẩn bị quay lại với cuộc sống bình thường trong năm tiếp theo.

Chủ đề chính: #tết_dương_lịch

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn