Xán

Nhật Bản - con hổ đơn thương độc mã tại viễn đông

Đăng 5 năm trước

Nhìn nhận chủ quan từ hậu thế chiến thứ 2

7/12/1941 : Nhật tấn công Trân Châu Cảng

Kể từ thời gian bắt đầu thế chiến thứ 2 đến nay đã được 80 năm. 80 năm trôi qua kể từ khi trục Berlin - Rome - Tokyo được ký kết. Phe Trục nổi lên từ những nỗ lực ngoại giao của Đức, Ý và Nhật Bản hồi giữa thập niên 1930 nhằm đảm bảo những quyền lợi cụ thể của riêng họ trong việc bành trướng lãnh thổ, khởi đầu là hiệp ước giữa Đức và Ý được ký vào tháng 10 năm 1936. Đến năm 1939, "Trục Rome–Berlin" trở thành một liên minh quân sự với ''Hiệp ước Thép'', và "Hiệp ước tam cường" ký kết năm 1940 đã đi đến sự thống nhất các mục tiêu quân sự giữa Đức và hai đồng minh của nước này. Nhưng điều đáng nói ở đây là liệu Nhật có đang một mình một ngựa tại viễn đông hay không?

Để trả lời cho câu hỏi này ta hãy xem xét lại các dữ kiện sau. 

Tại thời điểm đỉnh cao trong Chiến tranh thế giới thứ hai, phe Trục đã làm chủ phần lớn châu Âu, Bắc Phi, Đông Á. Không thấy xuất hiện các cuộc họp thượng đỉnh ba bên và sự phối hợp hay hợp tác là ít ỏi, có chăng là đôi chút giữa Đức và Ý. Động thái các nước phe Trục là thất thường, một số nước chuyển phe hoặc thay đổi mức độ can thiệp quân sự trong tiến trình chiến tranh. 

Vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, Nhật Bản tấn công căn cứ hải quân của Mỹ tại Trân Châu Cảng, Hawaii. Theo như điều khoản của Hiệp ước Ba bên, Đức Quốc xã chỉ phải đứng ra bảo vệ đồng minh của mình khi họ bị tấn công. Vì Nhật Bản là đối tượng ra tay trước, Đức và Ý không có nghĩa vụ phải hỗ trợ cho tới khi Mỹ phản công. Nhưng thật ra sự bành trướng của Đế quốc Nhật ở viễn đông hoàn tách rời với Trục cho đến khi Đức và Ý tuyên chiến với Mỹ sau trận Trân Châu Cảng. Trong khi Đức và Ý từ quân sự, kinh tế "trong ứng ngoài hợp" ở chiến trường Châu Âu, Bắc Phi thì Nhật Bản lại dường như đang "tự biên tự diễn" tại Viễn Đông. Điều này còn rõ ràng hơn ở việc Matsuoka Yosuke đã phát biểu với một nhóm các nhà kinh doanh Do Thái rằng ông ta là người "chịu trách nhiệm cho liên minh với Hitler nhưng trong đó tôi đã không hứa hẹn rằng tôi sẽ thi hành các chính sách bài Do Thái ở Nhật. Đây không đơn giản là ý kiến cá nhân của tôi, đây là ý kiến của Nhật Bản, và tôi không hối hận khi thông báo điều này ra toàn thế giới." 

Trong khi Mussolini có vẻ ''nhạy bén'' với Hitler hơn Nhật Bản - nếu không muốn nói là thần phục. Khi mà chiến tranh đang cao trào ở chiến trường Châu Âu và Bắc Phi thì cuộc phiêu lưu quân sự của Nhật ở Viễn Đông khá êm đềm cho đến khi thảm kịch Trân Châu Cảng diễn ra. Vậy? "Hiệp ước tam cường" Trục Berlin - Rome - Tokyo có thật sự phát huy tác dụng hay không ? Hay chỉ là văn kiện trên giấy tờ ?. Sự kiện Đức gây chiến ở châu Âu thúc đẩy Nhật nam tiến. Mỹ là cản trở chính đối với Nhật tại mặt trận Thái Bình Dương. Mỹ luôn gây sức ép để cản trở Nhật vươn tầm ảnh hưởng. Mỹ viện trợ cho Trung Quốc qua đường Đông Dương và Miến Điện để Nhật càng sa lầy tại Trung Quốc. Hitler lúc này vẫn chưa có động thái gì mặc cho các đại sứ Nhật ở Berlin liên tục gửi công điện đến văn phòng Quốc Trưởng nhưng đều bị Hitler phớt lờ, có lẽ với Franco - một kẻ đáng lẽ không nên được hưởng quá nhiều '' ưu đãi '' lại được Hitler chú tâm quá nhiều thay vì đồng minh Nhật Bản. Sự kiện Đức gây chiến ở châu Âu thúc đẩy Nhật nam tiến. Mỹ là cản trở chính đối với Nhật tại mặt trận Thái Bình Dương. Mỹ luôn gây sức ép để cản trở Nhật vươn tầm ảnh hưởng. Mỹ viện trợ cho Trung Quốc qua đường Đông Dương và Miến Điện để Nhật càng sa lầy tại Trung Quốc. Ngoài ra, Mỹ còn tăng gấp đôi lực lượng hải quân ở vùng này và tuyên bố Mỹ sẽ không để yên cho Nhật nam tiến. Để đối phó với chính sách xâm lược của Nhật, Mỹ ngày càng hạn chế xuất khẩu sang Nhật, gây khó khăn lớn cho chính sách nam tiến với hướng chính là Đông Dương và Indonesia. Phản ứng lại Nhật lập quan hệ đồng minh với Đức, Ý để nhằm vào Mỹ, đồng thời Nhật chuẩn bị phối hợp với Đức chiếm Singapore, thuộc địa của Anh, đồng minh thân cận của Mỹ. Nhưng vai trò của Đức và Ý khá mờ nhạt khi chỉ gửi chế tài, quân dụng ,đạn dược và với số lượng lính rất ít ỏi nên Nhật rất dễ bị Mỹ và Anh lấn át gây tổn thất nặng nề và liên tiếp bại trận. Có lẽ Nhật đành phải đánh cược vào ván bài Trân Châu Cảng. Tháng 11 năm 1940, Tư lệnh Hạm đội Liên hợp, đại tướng hải quân đô đốc Isoroku Yamamoto cùng Bộ trưởng Hải quân bàn kế hoạch đánh úp Trân Châu Cảng, một dự định tuyệt mật chỉ hai người này biết. Một việc mà trước khi hành động ông đã phải thừa nhận rằng '' Có lẽ chúng ta đã quá tự tin về mình hay không còn cách nào khác ''. Đó cũng là một thực tế cho thấy rằng nếu không tiến hành Trân Châu Cảng thì Nhật sẽ không thể nào làm chủ được Viễn Đông nơi mà Mỹ, Anh đang nắm lợi thế. Tuy nhiên vào tháng 5 năm 1942, sự thất bại trong nỗ lực có tính cách quyết định đánh bại Đồng Minh ở trận biển Coral, mặt dù chiếm ưu thế hơn về lực lượng, đã đưa đến kết cuộc thảm bại chiến lược cho Đế quốc Nhật Bản. Tiếp theo đó là một cuộc bại trận thảm khốc hơn nữa vào tháng 6 năm 1942 khi Nhật mất đến 4 hàng không mẫu hạm tại trận Midway.Trận Midway là một sự bại trận mang tính quyết định cho Hải quân Đế quốc Nhật Bản và là một bước ngoặt của cuộc chiến. Những cuộc bại trận trước Đồng Minh tiếp theo diẽn ra ở chiến dịch Guadalcanal vào tháng 9 năm 1942 và New Guinea năm 1943 khiến Đế quốc Nhật chuyển sang thế phòng thủ cho đến kết thúc cuộc chiến. Đến năm 1944 quân Đồng Minh đã chiếm hoặc chế ngự được nhiều căn cứ chiến lược của Nhật bằng những cuộc đổ bộ và oanh tạc quy mô. Thêm vào đó, tàu ngầm của Đồng Minh cũng gây thiệt hại nặng cho đường hàng hải Nhật nên bắt đầu làm tê liệt nền kinh tế Nhật và khả năng tiếp tế cho quân đội Nhật. Vào đầu 1945 thủy quân lục chiến Hoa Kỳ cố giành quyền kiểm soát quần đảo Ogasawa trong nhiều trận đánh sinh tử như trận Iwo Jima đã đánh dấu sự khởi đầu một loạt các đảo của Nhật bị thất thủ. Như vậy có thể thấy rằng tuy hiệp ước được ký kết nhưng chiến trường của Nhật vẫn hoàn toàn đơn phương trong thế chiến thứ hai.

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn