John Tran ''Sự khoan dung là món quà lớn nhất của tâm hồn; nó đòi hỏi nỗi lực của bộ não cũng nhiều như khi bạn phải giữ thăng bằng khi đi xe đạp''. - Hellen Keller

Nhật Bản xưa qua ống kính của nhiếp ảnh gia người Italia - Felice Beato

Đăng 5 năm trước

Felice Beato (1832 - 29 tháng 1 năm 1909), còn được gọi là Felix Beato, là một nhiếp ảnh gia người Anh-Ý (Người Ý sống ở vương quốc Anh) . Ông là một trong những người đầu tiên chụp ảnh ở Đông Á và là một trong những nhiếp ảnh gia chiến tranh đầu tiên.

Những chuyến đi của Beato đã cho ông cơ hội để ghi lại hình ảnh của các quốc gia, con người và các sự kiện không quen thuộc và xa xôi với hầu hết mọi người ở châu Âu và Bắc Mỹ lúc bấy giờ.

Ông cũng đã có tầm ảnh hưởng đến các nhiếp ảnh gia khác, đặc biệt là ảnh hưởng của ông tại Nhật Bản, nơi ông đã dạy và làm việc đặc biệt sâu sắc và lâu dài với nhiều nhiếp ảnh gia và nghệ sĩ khác.

Felice Beato sinh năm 1832 ở Venice (Italy). Beato đã đi qua rất nhiều nơi như Hy Lạp, Jerusalem trước khi đưa tin về Chiến tranh Crimea. Năm 1858, ông đến Ấn-Độ, Ai-Cập và trải qua cuộc Chiến tranh Nha phiến lần thứ hai ở Trung Quốc.

Dưới đây là những bức ảnh trích trong bộ ảnh về người Nhật Bản giai đoạn 1864-1867, là một trong những tư liệu lịch sử hiếm hoi và quý giá.

Những bức ảnh hiếm hoi về đất nước Nhật Bản có tuổi đời hơn 152 năm là một trong những bộ ảnh màu đầu tiên trên thế giới, ghi lại thời kỳ Edo nổi tiếng trong lịch sử đất nước này.

Trong ảnh là hai người thợ cắt tóc cho khách. Lúc này những người đàn ông, võ sĩ của xứ sở "Hoa Anh Đào" vẫn để kiểu đầu truyền thống của thời Giang-Hộ (Edo).

Hiện đang thuộc sở hữu của công ty Gelerie Verdeau, Pháp, bộ ảnh này đang được trưng bày tại triển lãm nhiếp ảnh London, thu hút sự chú ý của rất nhiều độc giả trong cũng như ngoài ngành nhiếp ảnh. 

Những tác phẩm về cuộc sống Nhật của nhiếp ảnh gia Felice Beato có thể coi là một trong những bộ ảnh có màu đầu tiên của nhân loại, ngay cả tác giả của chúng, ông Felice cũng được coi là phóng viên ảnh đích thực đầu tiên. Tất cả những tấm ảnh này được chính Felice tô lại màu thực bằng tay.

Nhiếp ảnh gia người Italy Felice Beato đã chụp những bức ảnh về cuộc sống ở Nhật Bản giai đoạn 1864-1867, cho thấy thế giới bí ẩn của các Samurai, Geisha và các tầng lớp xã hội đương thời. Trong ảnh là hình một phụ nữ Nhật Bản trang điểm trước gương, chụp năm 1865.

Sống tại thành phố Yokohama từ năm 1863, Felice đã cố gắng ghi lại cuộc sống của người dân Nhật Bản một cách chân thực nhất, các nhân vật trong tác phẩm của ông thuộc đủ các ngành nghề, tầng lớp trong xã hội. Felice sống tại Nhật đến năm 1877 thì trở về Anh, sau đó lại đi tiếp tục chu du khắp thế giới để chụp ảnh. Felice Beato mất tại Miến Điện năm 1906 nhưng không ai biết địa điểm cụ thể.

Trước Beato, người nước ngoài bị hạn chế đến thăm Nhật Bản. Ông đã đến được những khu vực mà rất ít người phương Tây có thể đặt chân đến. 

Ông là một trong những nhiếp ảnh gia phương Tây đầu tiên được phép bước chân đến Nhật Bản trong giai đoạn nước này bắt đầu mở cửa hoà nhập với thế giới vào những năm 1850.Beato quyết định đi khắp nước Nhật để ghi lại hình ảnh của con người, phong tục và cảnh vật ở đây. Ông lấy cảm hứng từ các bản in gỗ Nhật Bản và hợp tác với một số nghệ sĩ màu nước địa phương để tạo ra những tác phẩm độc đáo. Hình một cô gái Nhật Bản trong bộ trang phục mùa đông.

Trong ảnh là các Samurai của tộc Satsuma , trong thời kỳ chiến tranh Boshin (1868–1869).

Beato quyết định đi khắp nước Nhật để ghi lại hình ảnh của con người, phong tục và cảnh vật ở đây. Ông lấy cảm hứng từ các bản in gỗ Nhật Bản và hợp tác với một số nghệ sĩ màu nước địa phương để tạo ra những tác phẩm độc đáo.

Gần đây, một nhà xuất bản đã công bố những bức ảnh của Beato về Nhật Bản xưa. Trong đó, ấn tượng nhất là những bức ảnh tái hiện truyền thống, nghi lễ trà cổ, phụ nữ, sinh hoạt đời thường và những Yakuza (những nhóm tội phạm nhỏ trong thời kỳ Edo) với hình xăm kín người...

Một nhóm phu khiêng kago, một loại kiệu nhỏ của Nhật Bản. Ảnh chụp năm 1865.

Thầy thuốc xem bệnh cho khách nữ. Thầy thuốc ở Nhật Bản thời kỳ này có quyền mang hai thanh kiếm và không cần bằng cấp để hành nghề.

Hình ảnh uy nghiêm của một vị quan (yakunin).

Một gian hàng giải khát với một bếp than nhỏ để pha trà và một ít đồ ăn.

Một phụ nữ ngồi trong kago và được samurai mang hai thanh kiếm tháp tùng. Ảnh chụp năm 1865.

Ngoài bức ảnh nữ tu sĩ khất tực, ảnh chụp hiếm hoi của Beato còn tiết lộ các nghề thủ công truyền thống từ thời kỳ Edo, bao gồm: dệt vải, làm tẩu thuốc, kéo xe cho thấy cuộc sống của các tầng lớp khác nhau trong xã hội Nhật Bản thế kỷ 19.

Trong ảnh là một nhóm tướng lĩnh phục vụ cho một vị hoàng tử ở phía bắc Nhật Bản.

Ngựa - một trong những phương thức di chuyển của giao thông Nhật Bản lúc bấy giờ.


Vẻ đẹp của phụ nữ Nhật Bản thời xưa là một trong những chủ đề phổ biến nhất trong các bức ảnh của Beato. 

Chính sách cô lập của Nhật Bản, gọi là Kaikin, cấm tiếp xúc với các nước bên ngoài, được thực thi từ năm 1641-1853 bởi chế độ Mạc phủ Tokugawa, nhưng vẫn có mối quan hệ thương mại và ngoại giao, tuy rất hạn chế với Trung Quốc, Triều Tiên, quần đảo Ryukyu (nay thuộc tỉnh Okinawa và Kagoshima) và Hà Lan.

Một nhóm phụ nữ chơi các nhạc cụ truyền thống của Nhật Bản: Samisen, Tsudzumi và Taiko. Trong giai đoạn cô lập, văn hoá Nhật Bản phát triển mà không chịu sự tác động từ thế giới bên ngoài.

Người dân uống bia làm từ gạo nếp của một người bán rong.

Người hành hương lên núi Phú Sĩ trên đảo Honshu của Nhật Bản.

Một phụ nữ Nhật đang mặc Kimono, quấn quanh eo bằng thắt lưng obi dài.

Nhiếp ảnh gia người Felice Beato là nhiếp ảnh gia đầu tiên đã chụp những bức ảnh về cuộc sống và con người ở các nước Đông Á. 150 năm trước, ông đã đặt chân đến Nhật Bản và chụp những bức ảnh tuyệt đẹp về đất nước và con người nơi đây. Trong ảnh là những võ sỹ Samurai oai vệ được nhiếp ảnh gia này chụp lại. 

 Việc học thành thạo và luôn nâng cao khả năng đàn, hát và múa là việc bắt buộc đối với một geisha.

Một phụ nữ đang ngồi dệt vải. Đây là một trong những chủ đề được chụp nhiều nhất trong các album về Nhật Bản thế kỷ 19 vì đây là hoạt động hàng ngày rất dễ bắt gặp trong thời kỳ này.

Một geisha đang chơi nhạc cụ truyền thống. Có nhiều sự hiểu lầm về nghề geisha, đã số người nước ngoài cho rằng đây là hình thức mại dâm. Tuy nhiên, geisha là danh từ chỉ các cô gái tinh thông ca múa nhạc và có khả năng trò chuyện. Mặc dù nhiệm vụ của geisha thường bao gồm cả tán tỉnh và đùa cợt khêu gợi, nhưng họ không bao giờ nảy sinh quan hệ tình dục với khách hàng.

Chèo thuyền trên sông Sumida là một trong những trò tiêu khiển trong thời kỳ Edo.

Hai người đàn ông xăm kín lưng, hình ảnh khiến chúng ta liên tưởng đến phong tục xăm mình của băng đảng Yakuza (những nhóm tội phạm nhỏ trong thời kỳ Edo với hình xăm kín người...).

Một bức ảnh cho thấy hai người phụ nữ đang may vá trong khung cảnh truyền thống. Nội thất cổ như ấm đun nước và tranh vẽ xung quanh đã tiết lộ điều đó.

Một phụ nữ đang tô phấn trắng lên khuôn mặt và để lộ một bên vai trần. Đây là biểu tượng gợi cảm đã thu hút rất nhiều du khách ở Nhật Bản vào cuối thế kỷ 19.

Hình ảnh này, lấy cảm hứng từ bức tranh khắc gỗ màu, cho thấy một khung cảnh cổ điển của bến phà trên sông Sumida.

Một trong những nghề truyền thống được chụp lại từ thế kỷ 19 là nghề làm tẩu thuốc có tên gọi "kiseru".

Công viên Ueno là một trong những điểm đến ưa thích ở Tokyo vì phong cảnh hữu tình của hồ, đền thờ, bảo tàng và hoa anh đào vào mùa xuân.

Một bức ảnh hiếm của Kiyomizu-dera hay còn được biết đến là "Đền nước tinh khiết" vào thế kỷ 19. Ngày nay, ngôi chùa này là một phần của Di sản văn hóa cố đô Kyōto theo UNESCO.Những bức ảnh của Felice Beato là những tư liệu quý giá đối với không chỉ riêng Nhật Bản mà còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng với toàn thế giới, loạt ảnh giúp chúng ta hiểu hơn về lịch sử, hình dung được không gian văn hóa nói chung và văn hóa phương Đông nói riêng cách đây gần hai thế kỷ.

Martin Trieu - Ohay.tv(Tổng hợp)

Chủ đề chính: #ảnh_lịch_sử

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn