Nhâm Thái Bình

Nhiếp ảnh cơ bản: NHẬP MÔN (phần 1)

Đăng 4 năm trước

Sơ lược về nhiếp ảnh: Khái niệm và lịch sử ngành nhiếp ảnh

I. Nhiếp ảnh là gì?

Nhiếp ảnh là quá trình tạo ra hình ảnh bằng tác động ánh sáng lên phim hoặc thiết bị nhạy sáng.

Quá trình này thực hiện bởi các thiết bị cơ- hóa học hay kĩ thuật số thường gọi là máy ảnh hay máy chụp hình

II Sơ lược về nhiếp ảnh thế giới

Vào thập niên 30 thế kỉ 19, Louis Jacques Mandé Daguerre- một nghệ sĩ, nhà vật lý học người Pháp đã phát minh thành công kĩ thuật chụp ảnh. Nhưng sự cố gắng ban đầu của ông để chế tạo một chiếc máy ảnh thực dụng đã không thành công

năm 1827, ông gặp Niépce- chủ nhân bức hình chụp mái nhà vào khoảng năm 1827, là hình ảnh xưa nhất trong lịch sử ngành nhiếp ảnh. Hai người cùng có chung mục đích là chế tạo máy ảnh. Hai năm sau họ đã trở thành đôi bạn thân và cộng tác với nhau. 

Họ đã dùng một miếng đồng, đánh bóng nó nhẵn như gương soi và phủ lên đó dung dịch Iot- bạc để khi cho bề mặt miếng đồng tiếp xúc đủ lâu với ánh sáng thì có thể thu được hình ảnh. Năm 1833 Niépce đột ngột qua đời. Daguerre kiên trì tiếp tục công trình nghiên cứu của mình và tới năm 1837 ông mới thành công trong việc phát triển một hệ thống thu nhận hình ảnh có giá trị thực dụng (máy ảnh Daguerre). Cách làm này đã trở nên phổ biến hơn 20 năm sau đó và được công bố bởi Học viện khoa học Pháp ngày 9/1/1839

Tới ngày 19/8/1839, chính phủ Pháp đã mua bản quyền phát minh này và tuyên bố là "món quà tặng miễn phí cho toàn thế giới" nhằm thúc đẩy sự phát triển của nhiếp ảnh.

Tuy nhiên, Daguerreotype là phương pháp xử lý ảnh đầu tiên trên thế giới được công nhận và công bố nhưng nó không phải là phương pháp tạo nên bức ảnh đầu tiên trên thế giới

Trước đó, ở thế kỉ 16, Gerolamo Cardano (người Ý) đã tiến một bước dài trong việc lắp thấu kính vào lỗ thủng hộp đen, mở màn cho việc phát minh máy ảnh hiện đại. Nhưng vì hình ảnh của nó chỉ được ghi lại nhưng không thể giữ lại nên chưa được coi là một máy chụp ảnh.

Theodore Willoam Schultz đã phát hiện một bước chuẩn bị đột phá của ngành nhiếp ảnh vào năm 1727, khi ông tìm ra hợp chất nitrorad-bạc có khả năng cảm ứng nhạy với ánh sáng. Mặc dù ông đã dùng nó để tạo ra một số hình ảnh có thể bảo lưu nhưng Schultz không đi sâu nghiên cứu thêm.

Daguerre tạo hình ảnh bằng việc thoa iot-bạc lên một miếng gỗ phẳng và đưa ra ánh sáng từ 15 tới 20 phút(!) là xong, tuy còn nhiều phiền phức nhưng nó đã trở thành thực dụng. Một số người khác đã đề xuất cải tiến chất iot bạc bằng cách cho thêm một ít brom bạc nhằm tăng phản ứng cảm quang. Từ đó máy ảnh ngày càng trở nên thực dụng.

1839, ít lâu sau khi phát minh của Daguerre được công bố thì William Henry Fox Talbot cho ra mắt phương pháp chụp ảnh cải tiến của mình, tương tự như cách chúng ta chụp ảnh hiện nay, đó là dùng âm bản. Một sự thật bất ngờ là Talbot hoàn toàn có thể đưa hệ thống nhiếp ảnh của mình vào thương mại trước Daguerre, nếu ông tập trung vào thực nghiệm về nhiếp ảnh của mình. Vào năm 1835 Talbot đã có bức ảnh đầu tiên của mình, nhưng do ông... bận với những công trình nghiên cứu khác nên đã không thể nhanh chóng tiến hành thực nghiệm.

Sau hai phát minh của Daguerre và Talbot thì kĩ thuật nhiếp ảnh đã có những bước nhảy lớn với phương pháp xử lý âm bản dạng ướt (tráng film) xử lý âm bản dạng khô (phơi film) rồi có những cuốn phim nhỏ, phim màu, điện ảnh, phiếp ảnh với đèn nháy flash và máy photocopy. Dù có nhiều người tham gia vào việc phát triển kĩ thuật nhiếp ảnh nhưng dư luận nói chung vẫn cho rằng Daguerre là người có cống hiến lớn nhất. Vì phát minh của ông là kĩ thật nhiếp ảnh đầu tiên có tính thực dụng và nhanh chóng được phổ biến rộng rãi; vả lại, phát minh của ông mang tính đại chúng hóa và tạo nên sự xúc tiến to lớn trong cuộc cánh mạng về nhiếp ảnh.

Daguerre mất ngày 10/7/1851 tại Bry-sur-Marne cách thủ đô Paris 12 km.

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn