Hoàng Văn Long

Những thứ chứa nhiều vi khuẩn nhất mà bạn vẫn dùng hằng ngày

Đăng 9 năm trước

Hàng ngày, hầu hết chúng ta đều phải tiếp xúc với những thứ vật dụng tưởng chừng như vô hại những lại ẩn chứa những mối nguy hại với vô số vi trùng

Hàng ngày, hầu hết chúng ta đều phải tiếp xúc với những thứ vật dụng tưởng chừng như vô hại những lại ẩn chứa những mối nguy hại. những đồ vật rất gần gũi như điện thoại, lược chải đầu, bàn phím máy tính...hay thậm chí ngay cả tiền mà chúng ta sử dụng cũng đều là mối nguy hại, vì chúng đều chứa một số lượng lớn vi khuẩn mà chúng ta tưởng chừng như chúng rất sạch sẽ. bài viết này sẽ giới thiệu một số vật dụng chứa nhiều vi khuẩn mà chúng ta hay tiếp xúc hàng ngày nhất .

1. Tay.

Bàn tay không sạch sẽ là nơi dễ nhất để truyền nhiễm các mầm bệnh liên quan đến thực phẩm.

Mô tả hình ảnh


Một nghiên cứu mới đây nhất của Mỹ cho thấy 94% những người được phỏng vấn nói rằng họ đều rửa tay sau khi đi vệ sinh nhưng theo quan sát của nhân viên nhà vệ sinh công cộng thì chỉ có 68% dân chúng tuân thủ “nguyên tắc” rửa tay.

2. Điện thoại.

Phần thu tiếng của điện thoại có thể chứa khoảng 2.000 loại vi khuẩn khác nhau nhưng đa phần là vô hại.

Mô tả hình ảnh


Tuy nhiên, nếu 1 người đang bị vi trùng tấn công sử dụng điện thoại trước bạn thì khi bạn dùng, mồm và môi của bạn chạm vào ống nói, hoặc sau khi nghe/gọi xong điện thoại dùng tay lau miệng hoặc xoa mặt, vào mắt thì rất có thể vi trùng theo đó xâm nhập vào cơ thể bạn.

3. Bản chải đánh răng

Bạn không nên và không bao giờ dùng bản chải đánh răng của người khác, kể cả với người thân trong gia đình hoặc bạn bè thân thiết vì vi rút ở trong khoang miệng đều có thể lưu tồn lại trên bàn chải, đặc biệt là có một số loại vi rút có thể sinh tồn trên bàn chải 2 ngày, kể cả khi bàn chải khô ráo sạch sẽ.

4. Bồn cầu

Ngồi bồn cầu trong nhà vệ sinh, bạn có nguy cơ nhiễm bệnh đường ruột bởi nghiên cứu cho thấy 60% miếng đệm bồn cầu bị ô nhiễm vì các chất thải của cơ thể. Trong khi đó, đại đa phần các vi khuẩn dạ dày đường ruột được lây truyền qua con đường vòm họng – hậu môn.

Vì vậy, nếu sau khi tiếp xúc với bồn cầu, không rửa tay lập tức đi ăn cơm thì chắc chắn bạn đã “ăn” luôn cả vi khuẩn trên bồn cầu vào trong bụng.

Có những lúc chúng ta có thói quen là trước khi ngồi xuống bồn cầu thì lấy giấy vệ sinh ra lau bồn cầu xong mới ngồi, nhưng hành động này có thể làm cho vi khuẩn trên bồn cầu khuếch tán rộng ra thêm.

Các địa điểm “hot” mà các vi khuẩn khác thích tập trung ở trong nhà vệ sinh là: vòi nước, nắm đấm cửa, chậu rửa. Vì vậy sau khi từ nhà vệ sinh ra nhất định phải rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt là nhà vệ sinh công cộng, tốt nhất là lau khô tay bằng khăn tay của chính mình.

5. Bút

Mô tả hình ảnh


Dựa vào nghiên cứu của Rinstead-nhà chế tạo thuốc viêm loét khoang miệng, ngoài tác dụng để viết ra, 4 “tác dụng” lớn khác của bút là: dùng để gặm nhấm, gãi lưng hoặc gãi chân, khuấy cà phê hoặc trà, và dùng để thông máng nước. Vì vậy, khi bạn đang suy tư bất giác để bút lên miệng thì bạn hãy nên cẩn trọng.

Ngoài ra không nên mượn bút của bác sỹ. Theo nghiên cứu của một trường đại học ở Áo thì vi rút lây truyền từ bệnh nhân qua tay của bác sỹ, sau đó lại truyền đến bút của bác sỹ, vì vậy bút của bác sỹ đa phần đều bị lây nhiễm vi rút hoặc vi khuẩn ở nhiều dạng khác nhau, bao gồm lây nhiễm hệ thống tiết niệu và các bệnh về da.

6. Thớt

Bất cứ loại vi khuẩn nào ấn chứa trong thức ăn đều có khả năng lợi dụng thời cơ chuẩn bị thức ăn, “nhảy vọt” lên trên thớt chặt. Ví dụ: khuẩn que ẩn trong thịt sống, các loại trứng, rau xanh chưa rửa sạch và các chế phẩm từ sữa.

Một con đường lây nhiễm thường gặp đó là lây nhiễm qua giao thoa giữa thực phẩm chín và sống, vì vậy khi “xử lý” thịt sống, thịt chín hoặc rau quả, tốt nhất nên sử dụng dụng cụ dao chặt và thớt chặt khác nhau.

Nếu không khi xử lý các thực phẩm khác nhau cần phải dùng nước nóng hoặc nước rửa tẩy trùng triệt để các dụng cụ dao và thớt, đương nhiên kèm theo cả bàn tay cũng phải rửa sạch.

7. Ga trải giường 

Vi sinh vật ở ga trải giường sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, đó không phải là vi khuẩn hay vi rút mà là bụi sán. Bụi sán sẽ gây ra viêm mũi và hen suyễn do dị ứng.

Theo báo cáo của hiệp hội đồ dùng giường ngủ quốc gia Anh, bụi sán ký sinh ngay ở trên da người. Những tế bào da chết đi cùng hơi ẩm tỏa ra từ cơ thể chính là môi trường thuận lợi cho bụi sán phát triển. Chuyên gia kiến nghị, phương pháp tốt nhất để phòng chống bụi sán là:

- Mỗi ngày cần phải lưu thông không khí cho gian phòng

- Duy trì chăn ga sạch sẽ, thông thoáng, khi có ánh mặt trời thì nên đem ruột chăn ra phơi, dùng máy hút bụi để hút bụi bặm ở giường đệm và gối hàng tuần.

- Những người bị viêm mũi và hen suyễn do dị ứng có thể mua ga có chức năng phòng chống bụi sán.

8. Giẻ rửa bát.

Miếng giẻ rửa bát hàng ngày ta vẫn hay sử dụng chứa rất nhiều vi khuẩn dù chúng được dùng để rửa sạch bát đĩa. Để hạn chế phần nào vi khuẩn, sau mỗi lần rửa bát bạn nên dội nước sôi để tiệt trùng và nhớ thay những miếng bọt biển, những chiếc giẻ rửa bát đã quá cũ.

9. Bàn phím máy tính.

Mô tả hình ảnh


Có thể nhiều người không ngờ đến điều này, song sự thực là những nguy cơ đe dọa đối với sức khoẻ con người đôi khi lại nằm ngay trong những vật dụng tưởng chừng như vô hại nhất. Bàn phím máy tính chính là một trong những nơi trú ngụ lý tưởng của khá nhiều loại vi khuẩn có hại đối với sức khỏe con người mà chúng ta cần sớm được cảnh báo .

Loại vi khuẩn phổ biến nhất thường được phát hiện trên bàn phím máy tính là loại khuẩn E. coli và tụ cầu khuẩn. Tất nhiên chúng không tự nhiên xuất hiện trên bàn phím máy tính mà nguyên nhân là do chính người sử dụng máy tính. Khá nhiều người dùng máy tính không rửa tay sạch sẽ, đặc biệt một số người còn có thói quen vừa dùng tay bốc đồ ăn uống trong khi sử dụng máy tính...

Theo kết quả kiểm tra của các nhà vi sinh vật Anh, số lượng vi khuẩn trung bình tồn tại trên một bàn phím máy tính ở các công sở thậm chí còn nhiều gấp 5 lần số lượng vi khuẩn mà người ta phát hiện thấy trong nhà vệ sinh. Điều này thật đáng sợ, song nó lại là một sự thật mà ít ai ngờ tới. Kiểm tra 33 bàn phím trong các văn phòng làm việc của các nhân viên ở thành phố London, Anh, các nhà khoa học đã sửng sốt khi nhận thấy rằng bàn phím máy tính còn bẩn hơn cả một cái bệ bồn cầu. 

10. Tiền.

Có lẽ bạn sẽ bất ngờ khi biết rằng trong mỗi tờ tiền có chứa đến hàng chục nghìn con vi khuẩn (theo nghiên cứu của nhiều trường Đại học trên thế giới). Những loại vi khuẩn trên tiền mặt gây ra rất nhiều bệnh như: mụn trứng cá, tả, thương hàn…
Mô tả hình ảnh
Trong tất cả các loại tiền thì tiền giấy là bẩn nhất do đặc tính thấm hút và lưu giữ tạp khuẩn cao, các loại tiền xu và tiền polyme thì ít vi khuẩn hơn do chúng không thấm nước. Những tờ tiền được trao qua tay nhiều người và qua nhiều môi trường không đảm bảo vệ sinh như khi đi chợ và được trả lại bởi những người bán thịt, cá, rau củ… khiến chúng chứa cực kì nhiều vi khuẩn và có thể gây ra hàng loạt bệnh tật.

Vì tiền luôn phải luân chuyển, thông hành nên để giữ an toàn cho bản thân, bạn hãy cố gắng để tiền ít tiếp xúc nhất với môi trường ô nhiễm và nếu cần thiết thì nên rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn sau mỗi lần cầm tiền.

11. Lược.

Lược cũng là một vật dụng “siêu bẩn” mà chúng ta cần chú ý. Do phải tiếp xúc với chất nhờn trên da đầu nên các bề mặt răng lược rất dễ bám bụi. Nhiều bạn thường ngại không vệ sinh cho chiếc lược của mình nên khiến chúng bị cáu bẩn ở các răng lược. Thêm nữa, mỗi lần chải tóc bị bết, nhiều gàu hay cho những người xung quanh mượn cũng khiến lược bẩn hơn. Bạn nên vệ sinh cho chiếc lược của mình thường xuyên bằng cách cọ rửa sạch sẽ.


Chủ đề chính: #vi_khuẩn

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn