NGUYỄN VIỆT ĐỨC

Nhìn nhận về sự sợ hãi

Đăng 5 năm trước

Trong mỗi người chúng ta, luôn luôn tồn tại yếu tố cảm xúc. Tùy theo quan điểm mỗi người mà cách nhìn nhận về cảm xúc là khác nhau. Với tôi, cảm xúc chính là sự nhìn nhận thái độ của mình đối với thế giới xung quanh, đôi khi với chính bản thân mình. Vui, buồn, lo lắng... là các cảm xúc như thế. Thông thường, con người ta thường muốn hướng đến những điều tích cực và tránh xa những điều tiêu cực. Vậy, đối với những cảm xúc tiêu cực tiêu biểu là sự sợ hãi, liệu có phương pháp nào điều chỉnh không?

1. Sợ hãi là gì?

 Sợ hãi là cảm xúc tiêu cực xuất hiện từ việc nhận thức các mối đe dọa. Khi con người có những biểu hiện lo lắng về một vấn đề nào đó mà mình không chắc chắn, xu hướng sợ hãi thường xuất hiện. Nhìn chung, khi một người gặp phải một vấn đề khiến họ sợ hãi, biểu hiện ra bên ngoài của họ thường bao gồm các dấu hiệu như: tim đập nhanh, tay chân run rẩy, ra mồ hôi, cảm giác ngộp thở...

Tác hại của sự sợ hãi

Khi con người ta gặp phải một vấn đề khiến bản thân sợ hãi, trước hết về mặt sinh lý có thể khiến chúng ta gặp một số triệu chứng như mất ngủ, kém ăn, suy giảm khả năng miễn dịch, do đó sợ hãi trước hết có những ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe của chúng ta. Ngoài ra, khi cảm giác sợ hãi xuất hiện, con người ta thường bị hạn chế đi khả năng bình tĩnh để giải quyết vấn đề để rồi khi sự việc xảy ra không được như mong muốn, kéo theo rất nhiều cảm giác mang tính tiêu cực khác như: hối hận, tiếc nuối và đôi khi là cả sự giận dữ nữa. Vậy, có cách nào khắc phục được sự sợ hãi chăng? 

2. Làm sao để loại bỏ sự sợ hãi

Một vị tiếnsĩ đã từng nói:"Cảm xúc là kẻ thù số một của thành công". Và theo tôi, sự sợ hãi làmột cảm xúc như thế. Nói đến sợ hãi, có lẽ sẽ có nhiều người cho rằng nó chỉ cóthể là một cảm xúc tiêu cực.Tuy nhiên với tôi không phải sự sợ hãi nào cũngmang ý nghĩa tiêu cực. Có những sự sợ hãi là cần thiết và đôi khi nó làm động lựcđể chúng ta phát triển. Ví dụ như sợ thi trượt nên học chăm chỉ để vượt qua kỳthi hay sợ bệnh tật nên chăm chỉ thể dục, ăn uống điều độ để cơ thể khỏe mạnh…Đó là những nỗi sợ mà tôi nghĩ là cần thiết trong quá trình phát triển bảnthân. Tuy nhiên, không phải mọi sự sợ hãi nào cũng đều mang ý nghĩa tích cựcnhư thế. Thậm chí đôi khí chúng ta còn sợ hãi vì những thứ không có thật hoặccó rất ít khả năng xảy ra. Vậy , làm sao để vượt qua nỗi sợ hãi tiêu cực. Vớitôi, sau khi đã được đọc một số cuốn sách hay về chủ đề này khi đối mặt với sựsợ hãi tôi thường áp dụng các cách sau: 

 a. Thừa nhận về sự sợ hãi 

 Sợ hãi là một cảm xúc và con ngườithì không thể sống thiếu cảm xúc. Và khi gặp một vấn đề nào đó mà ta cảm thấykhó khăn, sự sợ hãi sẽ xuất hiện. Vì vậy thay vì phủ nhận sự tồn tại của nó,tôi thừa nhận là có sợ hãi, sau đó sẽ tìm cách giải quyết. Bởi lo lắng và sợhãi không giúp chúng ta giải quyết vấn đề. Và sự phủ định hoàn toàn tôi không sợhãi với tôi thậm chí còn làm sự sợ hãi tăng lên. Vì vậy, thay vì chối bỏ cảmgiác sợ hãi, hãy từ từ nhìn nhận nó rồi bình tĩnh giải quyết vấn đề. 

b. Cho bản thân được thư giãn trướckhi giải quyết vấn đề 

 Để giảm bớt phần nào sự căng thẳng màsự sợ hãi hay lo lắng mang lại, tôi thường thực hiện một số cách như hít thởsâu, uống nước chậm, tìm một không gian thoáng mát… Nó không giúp tôi xóa bỏ sựsợ hãi hoàn toàn nhưng ít nhất nó giúp tôi bình tĩnh hơn. Khi đó tôi mới có tựtin để giải quyết vấn đề của mình. 

 c. Hành động 

 Một diễn giả đã từng nói: Sợ thì sợ,làm cứ làm. Tôi thấy câu nói này rất hay và đúng với mình. Vì vậy, khi gặp mộtvấn đề khiến tôi sợ hãi, tôi cố gắng thực hiện những hành động có thể giúp tôivượt qua nó, và nếu như làm được thì nó sẽ giúp tôi tăng sự tự tin thực hiện nhữnghành động tiếp theo. Còn trong trường hợp vấn đề đó quá lớn với tôi để giải quyết,tôi có thể sẽ nhờ tới sự giúp đỡ của những người khác. Khi đó, ít nhất thì tôiluôn tự nhủ :ít nhất thì mình cũng đã dám làm gì đó với những thứ mà ngay cảtrước kia thậm chí đối mặt với chúng tôi cũng không thể.Trên đây là cách mà tôi thường áp dụngkhi sự sợ hãi xuất hiện. Với tôi nó khá hiệu quả, tuy vậy tôi cũng phải thừa nhậnkhông phải lúc nào tôi cũng áp dụng được vì đôi khi sự sợ hãi quá lớn khiến tôimất bình tĩnh. Mặc dù vậy, khi viết bài này cũng như một lời cam kết với các bạnrằng tôi sẽ cố gắng áp dụng nó một cách thường xuyên và nếu có thể sẽ tìm cáchcải thiện các biện pháp này sao cho hiệu quả hơn.Còn bạn, khiđối mặt với sự sợ hãi bạn thường làm gì? Cùng chia sẻ để cùng nhau tiến bộ nhé bạn.

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn