GiangIMGs Mình thường xuyên chia sẻ các bài viết về công nghệ mới, marketing, những điều thú vị...
Tự do tại TP. HCM

Nhìn nó giống như bao thành phố, nhưng không hoàn toàn như vậy

Đăng 8 năm trước

Từ góc nhìn trên cao, Zaatari như bao thành phố khác bạn vẫn thường thấy trên báo chí. Tuy nhiên có thể bạn không biết rằng cách đây 5 năm nó không hề tồn tại.

Từ góc nhìn trên cao, Zaatari như bao thành phố khác bạn vẫn thường thấy trên báo chí. Tuy nhiên có thể bạn không biết rằng cách đây 5 năm nó không hề tồn tại.

Theo Liên Hợp Quốc, cuộc chiến ở Syria là cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất kể từ thảm họa diệt chủng tại Rwanda năm 1994, với hơn 93.000 người thiệt mạng. Hơn 1,8 triệu người Syria đã chính thức đăng ký xin tị nạn ở các nước láng giềng như Jordan, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ và Lebanon kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột tháng 3 năm 2011.

Đây là trại tị nạn Zaatari nằm cách Thủ đô Mafraq của Jordan chừng 10 km, cách biên giới Syria khoảng 8 km, mở cửa đón người Syria tị nạn hồi tháng 7/2012. Trại tị nạn này do Liên Hiệp Quốc và chính phủ Jordan thành lập và quản lý. Tính đến nay diện tích đã lên tới 3,3 km vuông và là trại tị nạn lớn thế 2 thế giới, sau trại tị nạn Dadaab ở đông bắc Kenya.

Từ trên cao, Zaatari như bao thành phố khác

Mô tả hình ảnh

Các trại được sắp xếp xen lẫn nhìn như những trường học, bệnh viện, khu đô thị... trong thành phố.

Mô tả hình ảnh

Chỉ có điều, những ngôi nhà ở đây là những cái lều, và cuộc sống của mọi người nơi đây không hề thoải mái.

Nếu tính theo dân số thì trại tị nạn Zaatari lớn thứ tư Jordan với khoảng 83.000 dân, ước tính đã có khoảng 430.000 người tới đây trước khi họ di chuyển đi nơi khác. Liên Hợp Quốc cung cấp cho họ 30.000 cái lều và nhà tin-roofed (loại nhà chỉ có mái, không có vách).

Ngoài ra LHQ cũng cung cấp lương thực, thực phẩm, các dịch vụ y tế và giáo dục tại đây. Gần 20.000 tỷ tấn bánh mì và 4,2 triệu lít nước được chở đến đây mỗi ngày. Mỗi tháng người dân được phụ cấp thêm khoảng 600.000 VND cho nhu cầu ăn uống.

Hằng ngày mọi người tập trung lấy nước như thế này

Mô tả hình ảnh

Ước tính có khoảng 28.000 trẻ em sống tại đây và mỗi ngày có thêm khoảng 13 đứa trẻ được sinh ra. Theo một thống kê của trung tâm phụ trách thai sản, cho đến nay họ đã trở thành nơi chào đời của hơn 3.000 em bé.

Mô tả hình ảnh

Mô tả hình ảnh

Mặc dù được Liên Hợp Quốc và các tổ chức từ thiện giúp đỡ rất nhiều nhưng nhìn chung cuộc sống tại đây không hề thoải mái chút nào.

Mô tả hình ảnh

Với dân số cao như vậy, việc xuất hiện những tệ nạn là điều đương nhiên. Từ 2012, đã có phản ánh của mọi người về tình trạng tội phạm, bạo lực xuất hiện ngày càng nhiều. Bênh cạnh đó các tệ nạn xã hội như chích hút, mại dâm cũng khiến cơ quan quản lý hết sức lo ngại. 

Để khắc phục chuyện này, các nhà chức trách đang tìm cách để chia nhỏ trại ra thành 12 quận và mỗi quận sẽ có đơn vị chịu trách nhiệm quản lý khu vực của mình.

Đây là cách người dân nấu ăn

Mô tả hình ảnh

Một số người có đầu óc kinh doanh cũng đã mở cửa hàng bán các loại quần áo, tạp phẩm, thậm chí cả điện thoại di động. Mặc dù còn tạm bợ, tuy nhiên các cửa hàng này mỗi tháng cũng đã tạo ra dòng tiền khoảng 8,4 triệu USD. Chính phủ Jordan đang có kế hoạch hợp pháp hóa các hình thức kinh doanh này.

Hình ảnh trẻ em đang nhận đồ chơi từ một tổ chức từ thiện 

Mô tả hình ảnh

Nhìn chung cuộc sống tại trại tị nạn Zaatari vẫn còn rất nhiều khó khăn, không phải ai đến đây cũng ở lại, có người đi tìm một nơi nào đó tốt hơn, có người lại chọn cách quay trở về quê nhà Syria của họ.

Lão Còi - Ohay TV

Theo Viralnova

Chủ đề chính: #Zaatari

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn