Châu Adela Mình là người theo chủ nghĩa tự lập, thích bay bỏng, cực thích nhiếp ảnh và du lịch, thích đến những nơi gần gũi với thiên nhiên cùng bạn bè.

Những áp lực mà học sinh ngày nay đang phải chịu đựng.

Đăng 5 năm trước

Mỗi người một khuôn mặt, một hình dáng, một tính cách khác nhau thế nhưng tại sao lại luôn cố bẻ gãy chính mình để đi theo một khuôn khổ mà người lớn (cha, mẹ, thầy cô...) cho là hoàn hảo nhất. Thế thì cái khuôn khổ hoàn hảo này là gì, đó chính là phải đạt điểm cao, phải đạt học sinh giỏi, phải thi vào được một trường đại học tốt, rồi sau này phải có một công việc tốt,...Chính những thứ này đã gây áp lực cực kì lớn cho giới trẻ ngày nay đặc biệt là học sinh.

1) Học sinh ngày nay bị đè nặng bởi việc học:   

- Thế hệ ngày xưa hay được biết như thời của ba mẹ chúng ta việc học không quá đè nặng như bây giờ, ngày học có một buổi thôi còn tất cả thới gian còn lại thì phụ gia đình hay đi chơi với đám bạn trong xóm.

- Ngày nay, học ngày học đêm vẫn chưa xong, về nhà vào lúc 8,9 giờ tối , hay đi ngủ vào lúc 1,2 giờ sáng là chuyện bình thường như cơm bữa. Học sinh ngày nay vừa tổng kết năm học xong là đã chuẩn bị lịch học thêm cho năm sau rồi. Mặc dù nói là có ba tháng hè để nghỉ ngơi nhưng cùng lắm chỉ được hai tuần thôi. Có một điều lạ là càng lớn thì cái cặp của bạn càng to ra và thời gian để nghỉ hè càng ngắn lại. Đây chính là thứ thể hiện một cách ẩn dụ về những thứ mà học sinh đang phải gánh gòng trên vai.

- Và một thứ nữa đó chính là kiến thức cần học quá nhiều nhưng sách giáo khoa lại làm cho nó quá dài dòng và khó hiểu, học sinh phải gòng mình vượt qua 13 môn với số điểm cao để được học sinh giỏi. Đây không phải điều dể làm vì chỉ cần sơ suất một chút là mọi thứ sẽ hỏng hết.

2) Nhiều đứa trẻ đang dần biến thành các con gà công nghiệp chứ không phải con người:

- Thực trạng ngày nay là học sinh chỉ hoc, học và học chứ không hề biết làm gì cả, chỉ biết lí thuyết chứ không áp dụng thực hành được. Và nhiều bậc phụ huynh cũng có những cách giáo dục không đúng, nhiều bậc phụ huynh chỉ cho con học các lớp về kiến thức nhưng lại quên mất là các lớp học kĩ năng mới quan trọng. Bởi thế có rất nhiều học sinh đã trở nên vô dụng trong mắt người khác. Và từ đây ảnh hưởng tới tâm lý của đứa trẻ đó, làm cho nó thấy thật khó để hòa nhập với người khác.

3) Áp lực từ bạn bè:

- Bất kì một người nào cũng muốn mình thật giỏi và không hề muốn chịu thua ai đặc biệt là bạn bè của mình. Đây là tâm lí chung của rất nhiều người chính vì thế nên học sinh ngày nay cho dù ghét học cỡ nào thì vẫn luôn cố chạy đua với bạn bè, nhiều học sinh ví mỗi tiết học chính là một trận chiến, chỉ cần bạn dừng lại thì sẽ có người khác vượt lên bạn ngay. Trường học giống như một xã hội thu nhỏ vậy, bạn muốn có được tiếng nói trong lớp thì hãy chứng minh mình là người thật giỏi, và những kẻ yếu hơn thì lúc nào cũng sẽ bị xem thường, có thể bạn làm rất nhiều việc tốt cho lớp nhưng mọi người sẽ xem nó là điều đương nhiên, nhưng khi bạn lỡ làm sai điều gì thì mọi người lập tức cho bạn các ánh mắt hình viên đạn ngay . Điều này có thể không thể hiện rõ nhưng không phải là không có. Nên nếu ai nói làm học sinh là sướng chứ,thì phải xem lại rồi vì khi làm học sinh bắt buộc phải đối mặt với rất nhiều thứ rắc rối.

3) Cha mẹ là người tác động lớn nhất đến một đứa trẻ:

-Cha mẹ phải là người đầu tiên an ủi, động viên, ủng hộ các quyết định của con mình chứ không phải đặt thêm áp lực cho con cái. Người làm cha, làm mẹ nào cũng muốn con mình thật tài năng, giỏi giang nhưng đừng vì thế mà bắt đứa trẻ làm những thứ nó không thích. Có rất nhiều sự việc đau thương bắt đầu từ sự thúc ép của gia đình để rồi cuối cùng thay vì tạo ra một cái kết hạnh phúc thì nó lại thành một câu chuyện buồn. Có rất nhiều học sinh đã chọn cho mình cái chết để giải thoát và rất nhiều bức thư nói rằng " con hận cha mẹ", " tại sao không bao giờ hiểu con", " con mệt rồi,con muốn nghỉ ngơi"... Vâng chính những bức thư đó sẽ tra tấn cha mẹ từng ngày. 

Đừng áp dụng những cách dại dột nào trong giáo dục để rồi phải trả giá đắt cho nó.

4) Áp lực khi suy nghĩ về tương lai:

- Khi bạn học trung học thì bạn phải đưa ra rất nhiều quyết định nào là việc chọn ban, thi trường đại học nào hay là đi làm... Tất cả những thứ này đã gây một áp lực cực kì lớn lên vai của nhiều học sinh vì họ sợ rằng mình chọn sai sẽ không đạt được kết quả tốt, sợ là buồn phiền cha mẹ, sợ mình sẽ phí mất nhiều năm cho những việc vô bổ, sợ định kiến từ bạn bè, xã hội. Chính những thứ này đã làm đau đầu rất nhiều học sinh rồi đó.

Cam ơn các bạn đã đọc hết.

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn