Chút chít Hòa đồng, nhiệt tình, tưng tửng ^^

Những bài học được truyền cảm hứng từ Steve Jobs

Đăng 7 năm trước

Steve Jobs là doanh nhân và nhà sáng chế người Mỹ. Ông là đồng sáng lập viên, chủ tịch và cựu tổng giám đốc điều hành của hãng Apple. Với một người thành công như vậy, chúng ta có thể học được những gì.

Sẽ luôn dễ dàng hơn để học các bài học cuộc sống bằng cách bước theo những bước chân của người khác, đặc biệt là những người thành công. Gần đây khi xem bộ phim "Jobs" dựa trên cuộc đời Steve Jobs, người đồng sáng lập hãng “Apple”, tôi nhận ra rằng có khá nhiều điều đáng để học.

1. Đừng giới hạn việc học của mình trong các lớp học hoặc các chương trình học bắt buộc.

Hãy có một kiến thức toàn diện. Hãy tìm và trải nghiệm những điều khác nhau trong cuộc sống.

“ Tôi không loại bỏ giá trị của giáo dục đại học.Tôi chỉ đơn giản nói rằng nó đến cùng “ chi phí của kinh nghiệm ”.

Theo đạo diễn bộ phim " Jobs ", Joshua Michael Stern, Steve Jobs cảm thấy rằng những trải nghiệm đời sống là rất quan trọng để sáng tạo. Stern đã đưa vào trong phim những cảnh Steve Jobs khi còn trẻ có tham dự khóa học về thư pháp và thăm Ấn Độ cùng với người bạn Daniel Kottke. " Hấp thu văn hoá, nghệ thuật và lịch sử là vô cùng quan trọng đối với Jobs. Ông tin tưởng vào việc lấy kinh nghiệm cuộc sống và sử dụng nó để tạo ra sản phẩm ", Stern nói. Đây là một trong những nguyên tắc thành công nhất mà chúng ta có thể học hỏi được từ Steve Jobs: một loạt các kinh nghiệm cuộc sống là điều cần thiết để sáng tạo và phát triển.

2. Đừng sợ thách thức người khác.

Ngay đầu phim, chúng ta có thể thấy rằng một Jobs trẻ không ngại đẩy giới hạn của chính mình và cả người khác lên cao hơn. Ông không hề bận tâm về cảm xúc mà chỉ để tâm tới những mục tiêu mà các nhà thiết kế trò chơi điện tử đang hướng tới. Nhất là khi ông thách thức đội ngũ Macintosh dẫn đầu, hồi sinh một dự án đã chết trước đây. Nếu có điều gì đó không đúng xung quanh bạn, hãy làm cho nó được biết đến và thực hiện các thay đổi cần thiết. Nếu ai đó đang làm gì sai trái hoặc không thực hiện những điều đã hứa, với vai trò là một nhà lãnh đạo, bạn cần phải thách thức họ để họ điều chỉnh lại mình một cách đứng đắn.

3. Học cách thương lượng.

Đàm phán là việc xảy ra hàng ngày trong cuộc sống của bạn, cho dù bạn nhận ra nó hay không. Biết đàm phán để bạn không bị “hớ’’ là một kỹ năng vô cùng quý giá nhưng thường không được giảng dạy. Tạo ra một tình huống đôi bên cùng có lợi trong một cuộc đàm phán sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp về bạn trong tâm trí đối tác và tăng cơ hội hợp tác về sau.

4. Làm những công việc khó khăn.

Trong khi thách thức thái độ và đạo đức công việc của Daniel Kottke, Jobs khẳng định rằng ông đã thực hiện hơn 200 cuộc gọi điện thoại và bị từ chối. Hai trăm! Đó là một ví dụ về người thành công như Steve Jobs đã từng làm để có được thành công sau này.

5. Kiên trì!

“ Đôi khi cuộc đời sẽ đánh bạn vào đầu bằng gạch. Đừng mất lòng tin.”

Điều quan trọng là bạn phải nhận ra rằng thành công trong cuộc sống không phải là đích đến, mà là cả một quá trình, một quá trình có thể bao gồm những công việc bình thường. Bạn có thể phải thực hiện 200 cú điện thoại và bị từ chối tất cả chỉ để tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm ở cuộc gọi thứ 201. Đừng bỏ cuộc! Bạn sẽ học được nhiều bài học quý giá trong quá trình đó. Thomas Edison đã cố gắng và cũng từng thất bại trên 10.000 lần trong việc tạo ra bóng đèn!

6. Tiếp thị bản thân một cách hiệu quả.

Biết giá trị của bản thân và đừng ngồi yên.  

“ Nếu bạn chưa tìm thấy, hãy tiếp tục tìm kiếm. Đừng ngồi yên. Hãy làm theo những gì trái tim mách bảo, bạn sẽ biết khi nào bạn tìm thấy ’’  

Điều cần thiết trong cuộc sống là biết chính xác những gì bạn cần và miêu tả nó một cách đúng đắn. Cách này áp dụng trong cả công việc và đời sống cá nhân của bạn, dù là xin việc hay là lần hẹn hò đầu tiên. Đánh gía thấp bản thân sẽ hạn chế tiềm năng của bạn, ngược lại đề cao khả năng và gía trị bản thân sẽ khiến bạn ám ảnh.

7. Yêu cầu sự hoàn hảo từ những người xung quanh bạn.

“Hãy là thước đo chất lượng. Một vài người sẽ không quen với một môi trường nơi luôn tồn tại sự hoàn hảo’’.     

Trong hành trình hướng tới thành công của bạn, bạn có thể thấy được một vài người không có cùng động lực và quyết tâm. Hãy yêu cầu ​​những người xung quanh không tự mãn và loại bỏ những người không phù hợp. Yêu cầu sự hoàn hảo là một cách hiệu quả để khiến họ chạm đến giới hạn tiềm năng của chính mình.

8. Phân công nhiệm vụ.

Hãy là một nhà lãnh đạo chứ đừng là một chuyên gia.

“Sáng kiến giúp phân biệt một nhà lãnh đạo và một người đi theo’’.  

Ngay cả trong giai đoạn đầu của Apple, Steve Jobs đã hành động với nhận thức: mặc dù ông có một ý tưởng và tầm nhìn tuyệt vời, ông không thể hoàn thành bất cứ điều gì một mình. Bằng tầm nhìn của mình, Steve Jobs đã tuyển những người sẵn sàng giúp đỡ và những người tốt nhất cho từng công việc cụ thể. Bằng cách này, hiệu quả công việc đạt được là tốt hơn so với những gì ông làm một mình, và ông cũng có thời gian để tập trung vào những ý tưởng mới và tiếp tục hoàn thiện những ý tưởng cũ. Các nhà thiết kế, ban giám đốc, giám đốc quan hệ công chúng và CEOs có thể làm tốt hơn ở lĩnh vực của họ, nhưng chính Steve Jobs với tầm nhìn của mình mới là lý do và động lực cho họ đến làm việc mỗi ngày. Trong cuộc sống, với cương vị là một nhà lãnh đạo, điều quan trọng là không đánh mất các chi tiết nhưng vẫn giữ được bức tranh toàn cảnh.

9. Đam mê với những việc mình làm.

Bạn phải có đam mê với những gì bạn làm nếu không bạn sẽ không có đủ kiên trì để hoàn thành nó. Bạn phải tìm những gì bạn yêu thích. Công việc sẽ lấp đầy phần lớn cuộc đời của bạn và cách duy nhất để thực sự hài lòng là làm những gì bạn tin là hoàn hảo. Và cách duy nhất để làm được điều đó là yêu thích những gì bạn làm. Nếu bạn chưa tìm thấy, hãy tiếp tục tìm kiếm theo những gì trái tim mách bảo. Đừng bỏ cuộc!.

Bạn đã học được những bài học nào khác về cuộc sống hay tài lãnh đạo từ bộ phim “Jobs” hay cuộc đời của Steve Jobs. Hãy chia sẻ nhé!

Nguồn: lifehack.org

Chủ đề chính: #Steve_Jobs

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn