Mắt cá nâu Mong muốn cung cấp những bài viết thú vị cho bạn đọc

Những bất cập bi hài trong nền giáo dục hiện tại ở Việt Nam (P1)

Đăng 8 năm trước

Hãy cùng mình khám phá một số bất cập bi hài của nên giáo dục Việt Nam qua một số hình ảnh hài hước sau đây.

Trong những thập kỷ qua, nền giáo dục Việt Nam có những bước phát triển, có những thành tựu đáng ghi nhận, góp phần quan trọng vào nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực cho công cuộc xây dựng, bảo vệ và đổi mới đất nước. Nhưng đồng thời nền giáo dục đang ẩn chứa rất nhiều yếu kém, bất cập. Hãy cùng khám phá một số bất cập đó qua một số hình ảnh hài hước mà tôi thu thập được từ các trang mạng xã hội.

1.Học thì nhồi nhét rất nhiều kiến thức nhưng thực tế lại chẳng áp dụng được là bao.

Dù có nhồi nhét đầy tri thức trong đầu, nhưng không thể ứng dụng vào thực tế thì cũng vô nghĩa
Fukuzawa Yukichi


bất cập hài hước về giáo dụcChương trình giáo khoa hiện nay quá nặng, lối dạy học và thi cử hiện nay quá hình thức, khoa trương chữ nghĩa, xa rời thực tế, làm khổ cả thầy lẫn trò, dẫn tới tình trạng “dạy giả”, “học giả” tràn lan chưa từng có. Đó là lý do vì sao trong khi chúng ta sản xuất ra rất nhiều thí sinh đoạt giải cao trong các kỳ thi quốc tế, thành tích vượt xa các nước láng giềng như Philipine, Thái Lan, Malaysia, Singapore, v.v., nhưng lại thua xa các nước này về nghiên cứu khoa học, đặc biệt là nghiên cứu ứng dụng trong thực tế.

Tuy Bộ giáo dục và đào tạo đã và đang thực hiện quá trình “giảm tải” nhưng nhìn kỹ thì đó chỉ là sự giảm tải hình thức – giảm số tiết học; thay vì giảm tải thực chất – giảm tải chương trình như học sinh mong muốn. Kiểu “giảm tải” hiện nay chỉ càng làm cho thầy và trò khổ hơn, vì phải dạy và học vẫn chương trình nặng nề đó trong một số tiết ít hơn.

Cái gì nó cũng có mặt tốt mặt xấu. Không thể phủ nhận sự phát triển của đất nước, sự cống hiến của những con người hết lòng vì tổ quốc hết lòng vì xã hội. Nhưng những vấn đề mắt thấy tai nghe sờ sờ ra đó ảnh hưởng tới cả một thế hệ tương lai mà vẫn cứ để làm ngơ rùi trách rằng tại sao?

2. Quá trình biên soạn sách giáo khoa nhiều bất cập

Quy trình biên soạn chương trình, sách giáo khoa thiếu tính khoa học, chưa đảm bảo tính liên thông, thống nhất giữa các cấp học, môn học; việc chuẩn bị các điều kiện để triển khai còn thiếu tính đồng bộ, không đáp ứng được yêu cầu dạy học… Sự thiếu khoa học trong quy trình biên soạn tất yếu dẫn đến sự bất cập, vừa thiếu, vừa thừa trong nội dung của chương trình sách giáo khoa.

Dưới đây là một số hình ảnh về nội dung biên soạn trong sách giáo khoa mà chắc chắn bạn đọc khi xem sẽ phải “giật mình hoảng hốt” và “ngán ngẩm”.

bất cập bi hài của giáo dục Việt Nam

Trên đời này loại có loại bánh xe nào xì hơi mà xuống được 1m cơ đấy.

bất cập bi hài của giáo dục Việt Nam

Nếu có trong thực tế thì chắc chắn đây sẽ là “cặp bố mẹ trẻ nhất hành tinh”

bất cập bi hài giáo dục Việt Nam

Đây là trích đoạn trong một câu chuyện cổ tích dành cho trẻ em, “ngạc nhiên chưa?”

3. Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục tiên tiến nhất thế giới, quả thật không nước nào lại lập được thành tích đáng ngưỡng mộ như vậy và thật đáng tự hào.

bất cập bi hài nền giáo dục Việt nam

4. Bên cạnh sự thiếu ý thức học tập của học sinh thì cũng có nhiều giáo viên giảng dạy (đặc biệt là môn văn) nhàm chán, thiếu cuốn hút nên mới được phong tặng chức danh “giáo sư gây mê”.

bất cập bi hài nền giáo dục Việt Nam

Các em học sinh cứ như là robot ghi âm lại những gì cô giáo nói, chép chép ra vở từng ít một không thiếu chữ nào lời giảng của giáo viên. Giáo viên dạy lại chủ động quá thành ra các em học sinh lại vô cùng bị động. Khi mà giáo viên cứ giảng theo một giáo án soạn sẵn là trong bài thơ này tác giả sử dụng biện pháp ẩn dụ, hoán dụ ở chỗ này nhằm mục đích gi, tại sao tác giả lại dùng câu cảm thán ở đây? ngụ ý là gì? Cứ thế giáo viên giảng theo một khuôn mẫu, học sinh cứ ngồi chép thôi, tới lúc thi các em chỉ cần học thuộc cô dạy chỗ này vì sao nhà thơ dùng ẩn dụ này, và gần như không có chút cảm xúc cũng như thái độ của chính bản thân mình. Bảo sao tiết học lại nhàm chán!

bất cập bi hài nền giáo dục Việt Nam

Chưa kể là một bộ phận không nhỏ những giáo viên dạy văn ngày càng ít đọc, không cập nhật thông tin, không quan tâm đến xu thế trào lưu văn học trong và ngoài nước, chỉ chăm chú vào sách giáo khoa và sách hướng dẫn, có khi bộ giáo án đó được soạn nhiều năm liền mà thầy cô cứ dập khuôn dạy đi dạy lại không chút sửa đổi. Bên cạnh đó là thói quen “định hướng cảm thụ” của giáo viên khiến trò ỷ lại, dựa dẫm trong quá trình tiếp cận tác phẩm. Hầu hết các tác phẩm văn học đều là những văn bản tiêu biểu về cả nội dung lẫn nghệ thuật. Lâu nay, trong quá trình dạy học, thay vì giáo viên nên tổ chức cho học sinh tiếp nhận từ góc nhìn của chính các em, phân tích các giá trị theo cảm thức của chính trái tim các em thì giáo viên thường “nói hộ”, “cảm thụ giùm” cho học sinh.

Lâu dần thành quen, dẫn đến tình trạng tiếp thu một chiều mà không có thói quen phản biện. Chính vì vậy, có quá nhiều cách cảm thụ theo “lối mòn” cho những tác phẩm văn học từ thế hệ này sang thế hệ khác khiến học sinh chán ngán.

Các bạn có thể xem các bài viết khác của mình tại đây

Cảm ơn bạn đọc đã dành thời gian theo dõi bài viết! Nếu thấy hay thì vote “like” và chia sẻ giúp mình nhá!


Chủ đề chính: #giáo_dục_Việt_Nam_bất_cập

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn