Đặng Tiến Hưng đẹp trai, tài năng, vui tính, ga lăng, khỏe mạnh, lắm tiền, chơi thể thao giỏi v v..................................mỗi tội hay nói phét

Những bất cập trong trong việc xét tuyển đại học năm 2015. Trách nhiệm thuộc về ai?

Đăng 8 năm trước

Những ngày qua cả nước đang xôn xao về việc xét tuyển đại học năm 2015. Việc xét tuyển khiến các thí sinh và gia đình rối như tơ vò.

Mô tả hình ảnh

Những ngày qua cả nước đang xôn xao về  việc xét tuyển đại học năm 2015. Việc xét tuyển khiến các thí sinh và gia đình rối như tơ vò. Nhà nào có con cái thi đại học là vất vả và căng thẳng như đang lâm trận. Vậy ai là người có trách nhiệm trong vụ việc này

1.Trách nhiệm đầu tiên phải kể đến tất nhiên là thuộc về bộ giáo dục và đào tạo:

Năm nay là năm đầu tiên thực hiện việc xét tuyển đại học nên bộ giáo dục khó có thể tránh khỏi những sai sót bỡ ngỡ, nhưng không thể vì thế mà bỏ qua trách nhiệm của mình.

Nếu như các năm trước các thí sinh sẽ đăng kí trường mình muốn thi trước sau đó mới thi vì thế các em có thể xác định được số lượng thí sinh đăng kí giống mình và chỉ phải chọi với những thí sinh đăng kí cùng trường cùng ngành với mình.Nhưng năm nay sau khi các thí sinh thi xong các trường mới tiến hành xét tuyển do đó các thí sinh không thể biết được có bao nhiêu người sẽ đăng kí giống mình vì vậy nếu không may các thí sinh đăng kí vào những trường có rất nhiều thí sinh đăng kí thì sẽ phải chọi với rất nhiều người.

Nói dễ hiểu thì giả dụ có một trường rất nổi tiếng, như mọi năm trường này sẽ có một số lượng các thí sinh tham gia nhất định và các thí sinh trong đó sẽ chọi với nhau, nếu trường này lấy khoảng 24 điểm thì chỉ những thí sinh đạt 24 điểm trở lên mà đăng kí vào trường này sẽ đỗ, còn với năm nay vì sau khi có điểm các thí sinh mới đăng kí nên dẫn đến việc những trường có tiếng sẽ thu hút nhiều thí sinh đăng kí nghĩa là hầu như những thí sinh đạt 24 điểm trở lên trên cả nước sẽ đang kí vào trường nổi tiếng kia dẫn đến việc số lượng thí sinh đạt 24 điểm trở lên đăng kí vào trường sẽ nhiều hơn rất nhiều nên điểm chuẩn để vào trường phải tăng lên là điều tất nhiên vì chỉ tiêu tuyển sinh là có hạn, đây là nguyên nhân khiến nhiều thí sinh điểm khá cao vẫn có nguy cơ trượt. 

Vì vậy bộ giáo dục cần một cơ chế xét tuyển hoàn thiện hơn để đỡ vất vả cho các thí sinh, đỡ phải chạy loạn để nộp và rút hồ sơ liên tục, hoang mang ko biết nên đăng kí vào đâu

2.Trách nhiệm thứ hai chính là bản thân các thí sinh và gia đình:

Tại sao tôi lại nói trách nhiệm thuộc về các thí sinh và gia đình, có câu “Tiên trách kỉ hậu trách nhân” phàm là bất kể việc gì phải ngẫm lại bản thân trước rồi mới trách người khác.Tôi chưa từng thấy ở đâu mà thi cử lại vất vả như ở Việt Nam, thí sinh thì áp lực đủ kiểu, phụ huynh thì dầm mưa dãi nắng chờ con đi thi, việc học tập đúng là rất quan trọng, việc thi cử cũng quan trọng , là cha mẹ ai cũng muốn con cái mình thành công nhưng nên nhớ học tập là một trong những con đường tốt nhất để dẫn đến thành công chứ không phải con đường duy nhất.

Người ta nói “Quan tâm quá ắt loạn” và quả thật bây giờ nó loạn thật, nhiều gia đình muốn con làm bác sĩ, kĩ sư mà không biết con mình có năng khiếu có khả năng hay không, có thích hay không, con mình không có năng khiếu toán học nhưng lại bắt nó thi khối A, khối B, cứ bắt “Cá leo cây” thì làm sao mà làm được. Các gia đình phải định hướng rõ ràng cho con cái phải biết con mình có khả năng gì, muốn làm gì, thích làm gì để  ủng hộ giúp đỡ nó phát huy hết khả năng của mình, nếu nó có năng khiếu toán học, tư duy logic thì cho làm bác sĩ kĩ sư, có tâm hồn bay bổng thích thơ văn thì cho làm nhà văn nhà báo, thích ca nhạc hoạ thì cho theo nghệ thuật, nhạy bén với thị trường thì cho kinh doanh, thích nhảy nhót cho làm vũ công, thậm chí chơi game giỏi thì cho nó theo con đường game thủ chuyên nghiệp cũng được, nên nhớ bất cứ làm gì chỉ cần bạn có khả năng có đam mê thì bạn sẽ thành công “Nhất nghệ tinh thì nhất thân vinh”. Nói chung phải có định hướng rõ ràng đừng chạy theo xu thế bắt con học thêm học nếm đua nhau đăng kí vào các trường điểm trường có tiếng.

Thêm vào đó các thí sinh cũng phải có trách nhiệm với chính bản thân mình phải tìm tòi học hỏi khám phá khả năng của bản thân có mục tiêu của riêng mình, có trách nhiệm với mình và xã hội biết mình thích làm gì muốn làm gì, đừng cứ hờ hững để mặc dòng đời xô đẩy, đời nó không đẩy các em đâu mà nó sẽ nhấn chìm các em đấy

3.Trách nhiệm thứ ba cũng là trách nhiệm lớn nhất đó là cả hệ thống giáo dục, cả xã hội:

Ở đây tôi không muốn nói đến về mặt kiến thức mà muốn nói về mặt ý thức, hệ thống giáo dục vẫn chưa chú trọng về mặt giáo dục ý thức, hệ thống giáo dục của nước ta chưa giáo dục cho các em có ý thức tự lập, giáo dục cho các em có ý thức  về trách nhiệm đối với bản thân và xã hội,giáo dục cho mỗi người đều có định hướng rõ ràng.

Trước hết là trong gia đình ba mẹ không biết cách định hướng cho con cái lúc nào cũng kêu con cái học  hết cái này đến cái kia học tràn lan mà mà thậm chí đứa con không biết học để làm gì, gia đình cũng không cần biết con mình có thích hay không, thấy thiên hạ học thì mình cũng cho nó học mà quên rằng mỗi người chúng ta không ai giống ai đều có sở trường sở đoản riêng, vì thế thay vì bắt con cái học một cách vô thức thì phải hướng dẫn cho nó có ý thức tự lập  đầu tiên ,sau đó thì mới dần dần quan sát phát hiện khả năng của con mình và định hướng cho con, cũng giống như bạn dạy con tập đi vậy  khi nó đã vào guồng rồi thì bạn có thả tay ra thì nó cũng đi băng băng rồi dần dần nó cũng tự chạy vù vù có khi bạn còn chả đuổi kịp.



Tiếp đến là giáo dục tại trường lớp đừng chỉ chú trọng vào các kiến thức, giáo viên không chỉ lên lớp giảng xong giáo án là thôi, giaó viên không phải chỉ dạy kiến thức mà còn phải dạy cách làm người nữa lý tưởng nhất là mỗi giáo viên đều nên phải học thêm tâm lí học nột cách nghiêm túc, các buổi hoạt động ngoại khóa ,giáo dục hướng nghiệp phải diễn ra thường xuyên trong trường thậm chí nếu cần thiết phải cho thời lượng ngang với học kiến thức, bắt các em vất vả học những thứ như tích phân đạo hàm làm gì khi mà chỉ dùng nó để thi đại học xong rồi khéo cả đời chẳng bao giờ sờ đến nữa, mấy thứ đó nên dành cho cấp cao hơn dành cho các em yêu thích và theo đuổi đam mê khoa học muốn nghiên cứ chuyên sâu về khoa học.

Suy cho cùng nước ta là một nước đang phát triển vì thế vẫn còn cần nhiều thời gian để có thể thay đổi hệ thống giáo dục nhưng chúng ta nên bắt đầu thay đổi tư duy của chính mình ngay từ bây giờ.Tôi muốn thấy một ngày nào đó việc thi đại học không còn quá quan trọng nữa, mỗi người đều tìm được con đường để tự do phát triển khả năng của mình.Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết này nếu thấy nó hay và có ý nghĩa hay chia sẻ nó.

Chủ đề chính: #giáo_dục_việt_nam

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn