TranTuyetHan

Những bí mật chưa từng hé lộ của “Tây du ký” 1986

Đăng 9 năm trước

Để tạo nên một tác phẩm “kinh điển” trong thời gian nhân lực cũng như vật lực có hạn, đoàn làm phim Tây du ký đã trải qua rất nhiều gian khổ.

Gần ba thập kỷ trôi qua, Tây du ký 1986 đã trở thành một phần tuổi thơ cũng như ký ức không thể quên của nhiều thế hệ khán giả Việt. Dù năm nào phim cũng được phát lại trên truyền hình nhưng vẫn khiến người ta phải chăm chú dõi theo từng bước chân bốn thầy trò Đường Tam Tạng đi Tây Trúc thỉnh kinh.

Để tạo nên một tác phẩm “kinh điển” trong thời gian nhân lực cũng như vật lực có hạn, đoàn làm phim Tây du ký đã trải qua rất nhiều gian khổ.

1. Vật chất thiếu thốn, cơm ăn không đủ no

Những năm 80 còn nghèo nàn, điều kiện của đoàn làm phim cũng chẳng khá hơn. Tính ra họ chỉ được cấp 6 hào cho mỗi bữa cơm, nên chỉ cần đến một số vùng phí dụng cao như Quảng Châu, sẽ không đủ tiền mua thức ăn. Một bát bánh chẻo 6 cái giá 2 đồng rưỡi, căn bản không đủ ăn với một người sức dài vai rộng. Do đó, đạo diễn Dương Khiết phải bỏ tiền túi ra để thành viên đoàn làm phim được ăn no.

Mô tả hình ảnh

2. Nhiều lần gặp nạn khi quay thực cảnh

Để có thể tìm được những cảnh thật phù hợp yêu cầu, đạo diễn Dương Khiết và đoàn làm phim phải rong ruổi trên khắp đất nước Trung Quốc, đi qua hơn 26 tỉnh thành, khu tự trị. Ai cũng đôi ba lần suýt mất mạng, như đạo diễn Dương Khiết suýt nữa rơi từ trên vách núi xuống, hay Ngựa Bạch Long không may rớt xuống mương máng, Tôn Ngộ Không đứt cáp khi quay phim.
Mô tả hình ảnhĐoàn phim Tây du ký tác nghiệp tại khu vực núi Trường Bạch.

Mô tả hình ảnhHậu trường đoàn Tây du ký trong hành trình tác nghiệp trên khắp Trung Quốc.

Xe của đoàn cẩn thận đi qua đoạn đường bị nước lũ bủa vây. Khó khăn lắm xe mới đến được một thôn trang nhỏ có tên Nhị Đạo Hà Tử. Con sông cắt thôn thành hai mảnh. Nhà cửa hai bên sông đều ngập trong nước lũ đỏ ngầu, chỉ duy một cây cầu gỗ nhỏ để qua đã bị nước lũ "ngoạm" còn lại xơ xác. Giờ làm sao đoàn Tây du ký có thể qua sông trong khi cầu đã bị hỏng nặng? Muốn quay trở lại cũng không được bởi trời sắp tối, đường đi lại khá nguy hiểm. Người dân trong làng thấy xe của đoàn dừng lại liền háo hức đến vây quanh xem. Khi biết đoàn gặp khó khăn, dân làng đã nhiệt tình nghĩ cách giúp. Trong khi nhà của họ còn đang ngập trong nước nhưng thấy đoàn có ý muốn sửa cầu để qua, dân làng vội chạy về nhà kiếm gỗ, gậy gộc. Hành động trên khiến nhân viên đoàn Tây du ký vô cùng cảm động.

Mô tả hình ảnhĐoàn Tây du ký trèo đèo, lội suối, qua sa mạc cùng sự trợ giúp của dân chúng địa phương.

Mô tả hình ảnhĐoàn Tây du ký luôn nhận được tình cảm ủng hộ và yêu mến của đông đảo công chúng.

Mô tả hình ảnhNhờ tinh thần của đoàn cũng như sự trợ giúp của người dân địa phương, đoàn Tây du kýđã vượt qua mọi khó khăn khi tác nghiệp ở các tỉnh.

Đạo diễn Dương Khiết xúc động nói: "Khai đường mở núi, qua lấp vá cầu, việc này đúng là chỉ có tinh thần vì phim Tây Du Ký của đoàn chúng ta mới làm được". Sau khi trải qua hai "kiếp nạn" từ mưa lũ, gần nửa đêm đoàn Tây du ký cũng đã đã đến được thành phố Cát Lâm. Những thành viên còn lại của đoàn xuất phát muộn hơn, sau hai ngày đã tập trung đông đủ. Theo lời kể lại của những thành viên trên, họ đã phải đi đường vòng khá xa. Trên đường đi họ cũng gặp nhiều trở ngại, khó khăn nhưng cũng phải cố gắng hết sức khắc phục để đến được điểm tập kết. Những ngày tháng 8/1985 đã trở thành khoảng thời gian không thể nào quên đối với đoàn phim Tây du ký.

Mô tả hình ảnhĐạo diễn Dương Khiết luôn tâm niệm, chỉ có tinh thần cao độ vì thành công của Tây du ký mà thành viên đoàn phim luôn đoàn kết và hăng say lao động hết mình, khắc phục mọi khó khăn.

Mô tả hình ảnhTrong đoàn phim Tây du ký 1986 không hề có phân chia vai vế, diễn viên chính cũng như diễn viên phụ đều lãnh tiền ăn trưa bằng nhau. Vì vậy, Lục Tiểu Linh Đồng, Mã Đức Hoa cũng phải làm tạp vụ, chung sức với anh em khi xe bị sụp hố.

Mô tả hình ảnhPhim truyền hình hiện nay được quay nhiều máy nhưng ngày xưa, mấy chục tập của bộ phim Tây du ký 1986 chỉ do duy nhất nhà quay phim Vương Sùng Thu đảm trách. Cùng với vợ - nữ đạo diễn Dương Khiết, một mình ông vác máy ròng rã suốt 6 năm trời, trèo đèo, lội suối, nhiều lần bị tai nạn khi thực hiện những cảnh bay nhảy.

3. Dây cáp treo, dây thừng được trưng dụng đến mức tối đa

Quay phim Vương Sùng Thu và đạo diễn Dương Khiết là vợ chồng, họ cùng đoàn làm phim Tây du ký ra bắc vào nam chừng 6 năm, không có thời gian chăm nom con gái mới 12 tuổi. Kinh phí sản xuất phim eo hẹp, họ phải tận dụng dây cáp treo, dây thừng đến mức tối đa, nên có thể nói một trong những vận dụng nguy hiểm nhất đoàn làm phim là dây cáp treo. Một lần, “Sa Tăng” Diêm Hoài Lễ nặng 85kg đang treo mình trên không thì dây cáp bỗng bị đứt, rơi trúng người quay phim Vương Sùng Thi, khiến ông bị ngất, náo loạn cả đoàn làm phim.

Mô tả hình ảnhTất cả những cảnh kỹ xảo, bay nhảy trong Tây du ký 1986 đều được thực hiện thủ công, tự chế sau khi nữ đạo diễn Dương Khiết sang Hong Kong học hỏi kinh nghiệm.

Mô tả hình ảnh

Mô tả hình ảnh

Hơn nữa, những năm 1982 Trung Quốc chưa có người biết về kỹ thuật cáp treo, mọi người trong đoàn làm phim phải sang tận Hong Kong để học tập. Đối với một bộ phim cần “bay trên trời” nhiều như Tây du ký, dây cáp treo được mài nhỏ đến mức tối đa, nên vô cùng nguy hiểm. Vì vậy, mỗi lần Tôn Ngộ Không và Trư Bát giới đặt chân xuống đất an toàn, cả đoàn làm phim lại vỗ tay chúc mừng.

4. Nhân lực thiếu thốn, một người nhiều vai

Với một tác phẩm đồ sộ như Tây du ký, số lượng diễn viên cần để quay đủ các tập phim, từ vai chính đến vai phụ, vai quần chúng đều rất nhiều. Tuy nhiên, thời điểm sản xuất phim, kinh phí eo hẹp, nhiều diễn viên đã được trưng dụng để đóng thêm… nhiều vai khác. Kỷ lục phải kể đến nhà sản xuất Lý Hồng Xương, mình ông từng đóng 7 vai khác nhau, gồm ngư ông, hắc hổ tinh, yêu quái nhiều mắt, rết tinh, đại thần, thương gia và Phật tổ, nên còn được khán giả gọi đùa là “đào kép vạn năng”.

Mô tả hình ảnhNghệ sĩ Diêm Hoài Lệ tuy đã qua đời cách đây gần 5 năm nhưng hình ảnh Sa Tăng vẫn sống mãi trong ký ức nhiều thế hệ khán giả yêu thích bộ phim truyền hình kinh điển này.

Xuất thân từ sân khấu kịch nói nên Sa Tăng là thử thách đầu tiên của Diêm Hoài Lễ trên lĩnh vực phim ảnh, bởi thế trên phim trường Tây du ký 1986, ông là diễn viên chăm chỉ nhất dù nhân vật Sa Tăng không nhiều lời thoại. Nữ đạo diễn Dương Khiết kể: "Dù bước chân vào đoàn phim anh ấy đã 50 tuổi nhưng thể lực rất cường tráng, không nề hà bất cứ việc gì, ai cần giúp đỡ là có mặt ngay". Mặc dù nhận cát-xê chỉ duy nhất vai Sa Tăng, song do thiếu diễn viên nên Diêm Hoài Lễ (cũng như hầu hết các diễn viên khác) tình nguyện đóng thêm 7 vai khác. Có thể nhắc đến là Ngưu Ma Vương, Tây Hải Long Vương, Thái Thượng Lão Quân, Thiên Lý nhãn, Ngự mã giám…

Mô tả hình ảnhĐể tiết kiệm chi phí tối đa, đoàn phim đã tận dụng tất cả nhân viên sẵn có, kể cả ông Phó chủ nhiệm Lý Hồng Xương. Ông đã tham gia đóng 7 vai, trong đó vai lớn nhất là con rết tinh.

Mô tả hình ảnhCác vai diễn của Hạng Hán trong Tây Du Ký 1986.

Ngay đến vai Đường Tăng cũng do ba diễn viên tham gia diễn xuất. Người đầu tiên là Uông Việt. Sau khi đóng xong 3 tập, ông cảm thấy vai diễn này không hấp dẫn lắm lại thêm lời gọi mời từ một bộ phim điện ảnh khác nên đã rời đoàn làm phim. Từ Thiếu Hoa vốn được nhắm cho vai Tiểu Bạch long, nhưng sau khi Uông Việt rời đi, ông đã trở thành Đường Tăng. Sau khi quay hết tập 9, Từ Thiếu Hoa phải đi học đại học nên cũng rời đoàn làm phim. Cuối cùng, trong một lần tình cờ, đạo diễn bắt gặp Trì Trọng Thụy, cảm thấy ông rất hợp với vai này nên đã mời ông tham gia đóng Tây du ký.

Mô tả hình ảnh

Ngoài ra, không chỉ vào vai Đường Tăng, ba diễn viên trên còn đóng rất nhiều vai khác. Uông Việt từng đóng vai con khỉ trắng trong tập “Hầu vương xuất thế”. Từ Thiếu Hoa từng đóng vai Đông hải long vương và nhân vật cha đẻ của mình. Trì Trọng Thụy từng đóng Cảnh long Vương trong tập “Nước Ô Kê”; Văn thần trên thiên đình trong tập “Động không đáy” hay Sa Tăng trong tập “Truyền nghệ ở châu Ngọc Hoa”.

5. Những câu chuyện về Tôn Ngộ Không

Trong Tây du ký, Tôn Ngộ Không được tôi luyện trong lò đan bát quái, có “hỏa nhãn kim tinh” nhìn xuyên được yêu ma, nhưng diễn viên Lục Tiểu Linh Đồng ở ngoài cận tới… 6 đi-ốp. Vì khao khát được đóng phim nên ông đã giấu điều này.

Mô tả hình ảnh

Do đó, mỗi lần bắt đầu những cảnh đánh nhau, Lục Tiểu Linh Đồng thường xuyên phang gậy vào đầu người khác, khiến trong suốt một thời gian dài sau đó, không ai dám đóng chung những cảnh tay đôi với ông. Đạo diễn Dương Khiết bắt đầu nghi ngờ vì Lục Tiểu Linh Đồng múa võ một mình, sau khi gặng hỏi nhiều lần mới biết Lục Tiểu Linh Đồng bị cận thị nhưng không thích đeo kính áp tròng vì không thoải mái.

Mô tả hình ảnhThời đó, mỗi ngày, nhân viên được phát cho 5 hào tiền ăn vặt, cát-xê của Lục Tiểu Linh Đồng với vai Tôn Ngộ Không cao nhất là 100 Nhân dân tệ (khoảng 330.000 đồng)/tập phim.

25 tập phim Tây du ký phiên bản kinh điển năm 1986 quay ròng rã suốt 6 năm trời. Không chỉ ghi hình tại Trung Quốc, nữ đạo diễn Dương Khiết còn kéo quân sang Thái Lan thực hiện ngoại cảnh Thiên Trúc. Thế nhưng, tổng kinh phí của bộ phim chưa tới 6 triệu Nhân dân tệ (xấp xỉ 1 triệu USD), so với những bộ phim truyền hình cùng thể loại hiện nay, đó là một con số rất nhỏ.

Mô tả hình ảnh

Theo tiết lộ của Đường Kế Toàn - nhiếp ảnh phim trường kiêm phụ quay, cả đoàn phim đều phải "liệu cơm gắp mắm", tiết kiệm tối đa để dành tiền cho giai đoạn hậu kỳ, làm kỹ xảo… Hằng ngày, nhân viên, kể cả diễn viên được phát tiền ăn vặt 5 hào để uống nước hay chi phí linh tinh. Riêng cát-xê diễn viên, người "có giá" nhất là Lục Tiểu Linh Đồng nhưng cũng chỉ được 100 Nhân dân tệ cho mỗi tập phim. Tuy nhiên, bất kể thù lao cao hay thấp, Tây du ký 1986 vẫn thu hút rất đông nghệ sĩ, trong đó có cả những tên tuổi lớn của điện ảnh Trung Quốc thời ấy tham gia một cách nhiệt tình.
Mô tả hình ảnhĐóng nhiều cảnh bay nhảy trong "Tây du ký", Lục Tiểu Linh Đồng may mắn mấy lần thoát cửa tử trong gang tấc, nhưng kỷ niệm nhớ đời nhất là suýt bị Hao thiên khuyển của Nhị Lang Thần xơi tái.

   Lần thứ nhất là khi quay toàn cảnh thiên binh thiên tướng đang xông lên, mặc dù nữ đạo diễn Dương Khiết đã ra lệnh hoàn thành cảnh quay nhưng do người chủ của chú chó chưa kịp phát lệnh nên Hao thiên khuyển nhà ta vẫn phóng về phía trước, đâm đầu vào tổ quay phim và theo bản năng, nó nhào tới cắn vào kẻ đang cản đường mình. Rất may, vừa lúc đó chủ nhân của chú chó chạy tới, nếu không án mạng đã xảy ra. Nhân viên bị Hao thiên khuyển cắn bị thương nhẹ nhưng cũng kịp nếm mùi của chú chó cảnh sát thứ thiệt.

   Lần thứ hai là cảnh Hao thiên khuyển đuổi theo Tôn Ngộ Không, sau đó Tôn Ngộ Không biến thành ngôi miếu cổ. Lục Tiểu Linh Đồng được treo trên dây cáp diễn cảnh bay, trong khi đó ở bên dưới chú khuyển cảnh ra sức truy đuổi. Khi tập thì mọi thứ đều đúng như yêu cầu, tuy nhiên đến lúc diễn thật lại xảy ra sự cố. Theo quy định, sau một đoạn bay, nhận lệnh của đạo diễn, Lục Tiểu Linh Đồng được nhân viên phụ trách kéo dây cho hạ xuống. Song, do chủ nhân của chú chó chạy không kịp, tạo một khoảng cách khá xa nên chú chó không nhận được lệnh dừng, cứ tiếp tục lao tới vào chồm lên người Tôn Ngộ Không. May thay, Lục Tiểu Linh Đồng kịp thời co hai chân lên bảo vệ và người chủ cũng hét to đúng lúc nên chú chó chỉ cắn trúng quần ông.

Mô tả hình ảnhVu Hồng và Lục Tiểu Linh Đồng trên phim trường Tây du ký 86. Ngoài công việc thư ký trường quay, Vu Hồng còn xuất hiện trong phim, đóng vai ngoại quốc sứ tiết trong tập Quét tháp biện kì oan và vai Hoàng hậu Thiên Trúc trong tậpThiên Trúc thu ngọc thố.

Đám cưới của Lục Tiểu Linh Đồng vẫn đầy đủ lễ nghi với hàng trăm khách mời diễn ra tại Bắc Kinh (Trung Quốc) nhưng chỉ có mặt cô dâu Vu Hồng, vì chú rể đang chạy show bên Singapore. Ngày 12/6/1988, Lục Tiểu Linh Đồng và Vu Hồng tổ chức lễ cưới. Tuy nhiên, đúng ngày hôm đó, ông đang ở Singapore diễn show cùng đoàn phim Tây du ký không thể về. Vì vậy, trong lễ cưới tuy chỉ có mỗi mình cô dâu Vu Hồng nhưng mọi nghi thức hôn lễ đều được thực hiện. Và cũng vào hôm ấy, LHP Kim Ưng lần thứ 6 công bố kết quả, Lục Tiểu Linh Đồng đoạt giải Nam diễn viên xuất sắc nhất với vai Tôn Ngộ Không, ông cũng không thể có mặt để nhận. Trên sân khấu ở Singapore, nghệ sĩ Diêm Hoài Lễ (người đóng vai Sa Tăng) đã công bố sự kiện quan trọng của "đại sư huynh" Tôn Ngộ Không khiến khán giả đảo quốc này rất bất ngờ. Còn tại sân khấu lễ trao giải Kim Ưng, ban tổ chức cũng thông báo tin vui này. Thế là sáng hôm sau, đồng loạt các trang báo xuất bản ở Trung Quốc đều giật tít lớn: Lục Tiểu Linh Đồng "kim bảng đề danh, động phòng hoa chúc". Song, ít người biết rằng "đêm động phòng hoa chúc" của chàng Tôn Ngộ Không và nàng thư ký trường quay chỉ là cuộc điện thoại đường dài Singapore - Bắc Kinh. Ngày 12/6/2013 tới đây, Lục Tiểu Linh Đồng và Vu Hồng kỷ niệm 25 năm ngày cưới. Nói về cuộc hôn nhân này, Lục Tiểu Linh Đồng từng viết trên blog: "Nếu như tôi là con diều thì Vu Hồng là người thả con diểu đó, có lúc buông lỏng dây để tôi bay xa bay cao nhưng cũng có khi kéo tôi lại. Vì vậy, tình cảm của chúng tôi không bao giờ cũ".
Mô tả hình ảnhTrên màn ảnh nhỏ, Lục Tiểu Linh Đồng là Tôn Ngộ Không có 72 phép thần thông, nhưng ngoài đời, ông tự nhận mình là "gã khờ", thậm chí đến quần lót ông mặt size gì cũng không biết vì 25 năm qua đều một tay vợ mua cho; hoặc bất ngờ hỏi về số điện thoại cấp cứu, chữa cháy, ông cũng mù tịt vì những chuyện ấy có vợ lo. Bù lại, ông chưa bao giờ ngừng làm việc và thỉnh thoảng lại đưa vợ và cô con gái cưng 21 tuổi đi du lịch vòng quanh thế giới.

6. Đoàn phim "Tây du ký" điêu đứng vì... bạch mã

Trên hành trình sang Tây Trúc thỉnh kinh cùng bốn thầy trò Đường Tăng, không thể không nhắc đến một nhân vật cũng hết sức quan trọng - Bạch Long Mã, hóa thân của Tam Thải Tử ở Long cung. Có thể coi đây là đồ đệ thứ tư của nhân vật Đường Tăng.

Mô tả hình ảnhVì ăn mất Bạch Mã mà Tam Thái Tử phải hóa thân thành Bạch Long Mã cho Đường Tăng cưỡi.

Từ những tập khởi quay như Trừ yêu nước Ô Kê, Ăn trộm quả nhân sâm đến Họa khởi Quan Âm viện và Ba lần đánh Bạch Cốt Tinh, đoàn phim Tây du ký không có lấy một con ngựa trắng nào là của riêng, đều là đồ đi mượn. Vốn dĩ việc nuôi và chăm sóc một con ngựa không phải là một việc dễ dàng, do đó, đoàn đã quyết định đến đâu quay phim thì mượn tạm ở nơi đó, vừa giản tiện, vừa đỡ phiền phức và tốn kém. Có điều ngược lại, với suy nghĩ ban đầu, việc đoàn không có ngựa lại gây không ít phiền toái và khó khăn. Ví dụ trong lần đoàn thực hiện quay ở đảo Hải Nam, tìm đỏ mắt cũng không lấy đâu ra một con ngựa bạch. Nhân viên phụ trách, quản lý trường quay chạy tất tả mới mượn tạm được một con ngựa đỏ, bù lại tướng tá cao to, bệ vệ của chú ngựa này thì không chê vào đâu được. Chỉ còn cách nhờ đến chuyên gia mỹ thuật dùng sơn trắng phủ kín mình chú ngựa đỏ, nhìn không khác một chú ngựa bạch đích thực.

Mô tả hình ảnhViệc không có ngựa riêng khiến đoàn Tây du ký nhiều lần rơi vào tình trạng dở khóc dở cười.

Kỷ niệm hài hước nhất với đoàn là khi khởi quay ở Trương Gia Giới, tỉnh Hồ Nam. Lý Thành Nho như thường lệ đi tiền trạm và báo cáo về cho biết, ở khu vực Trương Gia Giới không có ngựa, chứ chưa nói đến có ngựa trắng như yêu cầu của đoàn. Dương Khiết yêu cầu cho Lý Thành Nho tiếp tục cấp tốc tìm cho ra trước khi đoàn có mặt. Tuy nhiên, khi cả đoàn đã lũ lượt kéo đến Trương Gia Giới và chuẩn bị tiến hành quay mà vẫn không tìm đâu ra được một con ngựa bạch. Đạo diễn Dương Khiết lúc này giao trọng trách tìm ngựa cho phó đạo diễn Vương Tiểu Dĩnh, người còn có mệnh danh là "anh Vương miệng sắt". Nữ đạo diễn giao hẹn, nội trong ba ngày, cho dù phải đi đâu cũng phải tìm cho ra bằng được một con ngựa bạch mang về cho đoàn.  Vương Tiểu Dĩnh vì lo nghĩ, hơn nữa lại được giao nhiệm vụ không hề đơn giản như lần này nên đến nỗi mồm miệng phồng rộp hết cả. Thế nhưng có đi khắp Hồ Nam cũng không tìm đâu ra ngựa bạch. Về sau, Vương Tiểu Dĩnh tình cờ đi trên tàu hỏa và nghe thấp thoáng có người nói đến ở khu vực giáp ranh giữa Hồ Bắc và Hồ Nam có ngựa bạch, chỉ cần nghe đến vậy là Vương liền lao ngay đến tỉnh Hồ Bắc kiếm tìm.

Mô tả hình ảnhVì chú ngựa quá lùn và "xấu mã" nên Đường Tăng không cưỡi được, đành để Bát Giới dắt dọc đường.

Trong ngày thứ ba, Vương Tiểu Dĩnh gọi điện về thông báo với đạo diễn Dương: "Ở đây có ngựa bạch và đoàn ta có thể mượn, nhưng chủ ngựa yêu cầu được đến cùng đoàn, hơn nữa còn muốn trả ngần này tiền". Dương Khiết nghe thấy có ngựa trắng cũng đủ vui rồi, bà chấp nhận dù người ta có ra điều kiện gì đi nữa đều không đáng nói, đồng thời đề nghị Tiểu Dĩnh mang ngay chú ngựa bạch về cho đoàn. Đúng như hẹn trước, Vương Tiểu Dĩnh dẫn về đoàn một chú ngựa bạch. Cả đoàn vừa nhìn thấy chú ngựa đều "mắt chữ A mồm chữ O" và hết sức ngạc nhiên. Chú ngựa này đúng là có màu trắng, nhưng than ôi sao mà ngựa gì lại vừa lùn vừa gầy giơ xương, đầu lúc nào cũng cúi gằm, cứ như thể không còn đủ sức để vươn được đầu lên khỏi mặt đất vậy. Thế này làm sao ra cho có được khí thế như của một con Bạch Long Mã. Dương Khiết băn khoăn hỏi chủ nhân chú ngựa nguyên nhân vì sao ngựa lại gầy đến vậy, hay là do bị bệnh. Người chủ của chú ngựa cho biết vì đường xá xa xôi, đi lại khó khăn nên đâm ra vậy. Đạo diễn Dương thầm nghĩ, dù thế nào đi nữa cũng đã có ngựa để cưỡi là tốt, hơn nữa lại là ngựa trắng. Như vậy coi như còn tốt hơn chán so với không có ngựa mà quay. Tưởng chừng công việc quay sẽ thuận lợi, ai dè mới chuẩn bị tiến hành quay liền nảy sinh vấn đề, Uông Việc (vai Đường Tăng) nhảy lên lưng ngựa nhưng hai chân đã chạm cả xuống đất. Hơn nữa, chú ngựa còm bước đi loạng choạng như muốn ngã nhào trước sức nặng của Đường Tăng (Uông Việt khi được giao đóng vai Đường Tăng còn được khuyên ăn uống bổ dưỡng cho tạng người phốp pháp hơn).

Mô tả hình ảnhNhiều cảnh trong Ba lần đánh Bạch Cốt Tinh, đoàn phim tránh không quay đến chú ngựa.

7. Ê-kiếp Tây Du ký từng bị nghi là tội phạm trốn trại

Một tình huống dở khóc dở cười đoàn phim gặp phải là bị cảnh sát nghi là tù nhân trốn trại do ai nấy đều có đầu trọc. Khi Tây du ký quay tập Ngọa khởi Quan Âm viện ở Phúc Châu, thời gian này vì thiếu diễn viên quần chúng cho vai các hòa thượng, vì vậy đoàn phim đã yêu cầu mọi người trong ê-kíp tham gia bằng cách ai cũng cạo trọc đầu để vào vai các nhà sư trong chùa. Lúc đó, bất kể già trẻ lớn bé đều được huy động tham gia. Ngay cả đến nhân viên phục trang là thầy Lý Bảo Tường cũng không ngoại lệ khi bị "ép xuống tóc".

Mô tả hình ảnhGià trẻ, lớn bé trong đoàn đều phải xuống tóc để vào vai các hòa thượng trong tập. 

Trong phân cảnh thầy trò Đường Tăng tiến vào thượng điện, đoạn có một hòa thượng thò đầu ra từ đại điện nhìn trộm, đó chính là nghệ sĩ phục trang Lý Bảo Tường. Đây cũng đồng thời là cảnh quay đầu tiên trong đời họ Lý góp mặt trên màn ảnh. Các nhân viên trẻ đều thích làm dáng, làm đẹp nên chuyện phải cạo trọc đầu là một sự hy sinh lớn của mọi người. Nữ đạo diễn Dương Khiết khi đó phải huy động mọi người trong đoàn góp tiền mua mỗi người một chiếc mũ lưỡi trai đội nhằm che chiếc đầu trọc. Sau khi quay xong, đoàn lại chỉnh tề lên xe để đến đảo Hải Nam. Xe đi từ huyện Văn Xương qua đoạn đường ở Hải Khẩu bị cảnh sát vũ trang biên phòng yêu cầu dừng xe để kiểm tra.
Mô tả hình ảnhThành viên đoàn ai nấy đều đầu trọc như thế này.

Mô tả hình ảnhMỗi người được sắm một chiếc mũ để che đầu trọc.

Cảnh sát tay lăm lăm súng, mặt mũi rất nghiêm trọng khi ra hiệu cho dừng xe và hô to: "Dừng xe!". Tài xế đoàn phim ngớ người nhưng phải tuân lệnh. Một tốp cảnh sát cùng nhảy lên xe, vẻ mặt hết sức nghiêm nghị và dõng dạc yêu cầu: "Mọi người chú ý, ngồi yên vị trí không được manh động. Bỏ hết mũ trên đầu xuống!". Nghe vậy mọi người đều sợ phát khiếp, nơm nớp lo không biết liệu có chuyện gì xảy ra hay không. Các thành viên nam trong đoàn đều bỏ mũ xuống, nhìn khắp xe thấy đầu người nào cũng trắng hếu không một sợi tóc. Viên cảnh sát lấy làm ngạc nhiên: "Gì thế này? Trọc hết cả à? Các người làm nghề gì thế này?". 
Mô tả hình ảnhĐồng chí cảnh sát tay bắt mặt mừng khi biết mọi người là thành viên đoàn phimTây du ký.


Chủ nhiệm sản xuất của đoàn lúc này mới đứng dậy nhẹ nhàng giải thích: "Đoàn phim chúng tôi đang quay Tây du ký, vì đóng phim nên mọi người đều phải cạo trọc đầu để đóng vai hòa thượng".. Vừa nhắc đến từ Tây du ký, viên cảnh sát có vẻ hứng khởi hẳn và hỏi: "Tây du ký à? Thế ai là Tôn Ngộ Không?". Chương Kim Lai (tên thật của Lục Tiểu Linh Đồng) cạnh đó lập tức đứng ngay dậy và dõng dạc tự nhận mình là diễn viên đóng vai Tôn Ngộ Không. Dường như có một phép lạ khi mấy nhân viên cảnh sát vũ trang đang từ vẻ mặt khó đăm đăm liền thay đổi. Đặc biệt viên cảnh sát có vẻ là người đứng đầu mặt mày niềm nở tiến tới hỏi chuyện Kim Lai: "Anh đóng vai Tôn Ngộ Không à? Thế ai là Bát Giới?". Sau khi đã lần lượt xem mặt cả bốn thầy trò Đường Tăng, mấy đồng chí cảnh sát liền quay sang xin lỗi cả đoàn đồng thời giải thích do khu vực này có nhà tù vừa xảy ra hiện tượng tù nhân đào thoát, lực lượng cảnh sát đang truy lùng nên đã nghi ngờ đoàn phim là tội phạm trốn trại.

8. Bí mật về Nhện tinh khổng lồ tromg "Tây du ký"

Những con nhện khổng lồ do 7 yêu nữ nhện tinh sau khi bị Bồ Tát quy hàng và hiện nguyên hình, từng khiến đoàn phim nghĩ ra đủ phương kế sao cho sinh động và chân thực nhất. 

 Với tập 21 - Rơi nhầm Động Bàn Tơ, việc tiến hành quay được thực hiện tại khu danh thắng nổi tiếng Cửu Trại Câu, tỉnh Tứ Xuyên. Trong cảnh quay Bì Lam Bà Bồ Tát (Dương Kỳ Mẫn đóng) giáng thế giết chết Đa Mục quái/yêu tinh rết nhiều mắt (Lý Hồng Xương thủ vai), sau đó hàng phục bảy chị em yêu nữ nhện tinh, buộc chúng phải hiện nguyên hình là những con nhện khổng lồ đủ màu sắc, mang về làm kẻ đầy tớ trông nom và quét tước cửa nhà cho bà. Trước khi thực hiện cảnh quay trên, đạo diễn Dương Khiết yêu cầu đội đạo cụ phải thực hiện yêu cầu đúng như kịch bản, tạo ra 7 con nhện với bảy màu sắc đúng như màu trên trang phục của 7 yêu nữ nhện tinh đã mặc. Bên cạnh đó, nữ đạo diễn còn yêu cầu phải tạo ra những chú nhện không những thực sự sống động, tinh tế mà còn có thể hoạt động hết sức ăn khớp và nhịp nhàng với động tác của diễn viên.

Mô tả hình ảnhBì Lam Bà bồ tát (Dương Kỳ Mẫn) dùng cây kim thêu hoa giúp Ngộ Không tiêu diệt Đa Mục quái.

Mô tả hình ảnhĐa Mục quái và bày đệ tử nhện yêu hợp lực tấn công thầy trò Đường Tăng.

Khi đó, đội ngũ nhân viên kỹ xảo và đạo cụ phải nghĩ ra đủ phương án, tử cách trang bị động cơ điện phía dưới bụng của những chú nhện mô hình. Việc làm này giúp cho những chú nhện có thể cử động được, dù chỉ là nhúc nhích thân mình sau khi có tín hiệu nạp điện. Một cách khác là lắp bộ phận ròng rọc lên mình nhện, nhờ động cơ này cũng có thể khiến cho nhện hoạt động được như thật... Thế nhưng, sau khi tất cả phương pháp trên được áp dụng và thử nghiệm đều tỏ ra không mấy thực thi. Nguyên nhân được cho là dù sử dụng động cơ điện điều khiển từ xa hay thiết bị máy móc để khiến cho mô hình nhện hoạt động, đều không đạt được mục đích phối hợp với động tác biểu diễn của diễn viên cũng như theo yêu cầu của kịch bản. Cuối cùng, đoàn phim vẫn quay về với cách làm thủ công và “truyền thống” vốn hay áp dụng trước đó, sử dụng cần câu và dây câu cá để làm dụng cụ “điều khiển” những chú nhện khổng lồ trên. Cách này tỏ ra khá hiệu quả, cho kết quả vượt trội so với sử dụng động cơ điện hay ròng rọc, vừa không tốn kém mà vừa kinh tế, đồng thời mang lại kết quả đúng như ý muốn.
Mô tả hình ảnhBát Giới bàng ngạc nhiên khi những yêu nữ đã hiện nguyên hình thành những con nhện khổng lồ, ngoan ngoãn.

Mô tả hình ảnhThầy trò Đường Tăng hoảng hốt trước lũ nhện khổng lồ từng khiến thầy trò họ vào sinh ra tử.

Về nguyên vật liệu để tạo ra những mô hình nhện, nhân viên đạo cụ của đoàn phim đã sử dụng khung tre kết hợp với dây thép, vải nỉ và sơn màu. Vì tất cả đều được làm thủ công, khi lên hình trông không con nhện nào giống con nhện nào. Có con to, con nhỏ, con béo, con gầy, màu sắc đẹp mắt và được tô vẽ, trang trí sinh động.

9. Phụ đề "Tây du ký" là chữ viết tay của nghệ nhân thư pháp

Thậm chí, một chi tiết khá thú vị mà phó quay phim Đường Kế Toàn tiết lộ với người hâm mộ Tây Du Ký là công việc soạn thảo đề mục, phông chữ về tên thành viên đoàn phim, từ đạo diễn, quay phim, diễn viên, ánh sáng, đạo cụ, lời bài hát... xuất hiện ở đầu và cuối phim đều được thực hiện phổ thông. Công việc này ngày nay đã có phần mềm để thao tác khá đơn giản và nhanh chóng trên máy vi tính. Tuy vậy, thời kỳ sản xuất bộ phim Tây du ký nói trên, công nghệ và trang thiết bị phục vụ cho việc làm phim đều hết sức lạc hậu, thủ công. Ngay đến việc soạn chữ phụ đề cũng phải mời một nhà thư pháp tới giúp sức.

Mô tả hình ảnh

Mô tả hình ảnhPhụ đề chữ viết tay ở đầu và cuối phim Tây du ký.

Nghệ nhân thư pháp sẽ viết những đề mục theo yêu cầu lên một miếng giấy kính, sau đó với phương pháp thủ công khá "nhà quê" để chuyển lên màn ảnh như khán giả vẫn thường thấy. Do đó, toàn bộ những chữ đề mục xuất hiện ở phần đầu và cuối mỗi tập phim Tây du ký đều là chữ viết tay. Điều này có lẽ khiến người hâm mộ cảm thấy bất ngờ lẫn thán phục tài hoa của nghệ nhân thư pháp nọ. Điều bất ngờ hơn, tác giả của chữ đề mục là thư ký trường quay Mã Lệ Châu - trợ thủ đắc lực của đạo diễn Dương Khiết mời tới đoàn. Tuy nhiên tên tuổi của ông cho đến nay vẫn ít người biết tới, bởi thành viên đoàn Tây du ký giờ đây phần lớn đều tuổi tác đã cao, phân tán mỗi người một nơi...

Kết:  Đoàn làm phim “Tây du ký” đã trải qua không ít gian nan, cực nhọc để đem đến cho người hâm mộ một tác phẩm kinh điển, sống mãi với thời gian.

Chủ đề chính: #Tây_du_ký

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn