xịt xám

Những bí mật được giấu kín ở nhà thờ Đức Bà

Đăng 5 năm trước

Sau vụ cháy thảm khốc vào đêm 15/4 vừa qua, giờ đây, mọi thông tin về nhà thờ Đức Bà Paris đang là tâm điểm khiến cho cả toàn cả thế giới quan tâm.

Tối 15/4 vừa qua, vụ cháy dữ dội tại nhà thờ Đức Bà Paris đã khiến cả thế giới bàng hoàng và sửng sốt. Chứng kiến cảnh tượng đỉnh tháp của nhà thờ bị thiêu rụi dần trong ngọn lửa nghi ngút, ai cũng xót xa không nói thành lời. Giờ đây, những thông tin mới nhất về nhà thờ Đức Bà Paris và vụ cháy này đang là tâm điểm của truyền thông trên toàn thế giới. Ngoài ra, thông tin về của công trình kiến trúc nổi tiếng này cũng là điều được quan tâm không kém. 

Dưới đây là 8 điều bí ẩn về nhà thờ Đức Bà Paris:

Nhà thờ Đức Bà Paris (tiếng Pháp: Cathédrale Notre-Dame de Paris) là một nhà thờ Công giáo tiêu biểu cho phong cách kiến trúc gothic trên đảo Île de la Cité (nằm giữa dòng sông Seine) của Paris. Đây cũng là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Paris.

Nhà thờ Đức Bà Paris tốn 200 năm để hoàn thiện, công trình được khởi công từ năm 1163 thời vua Louis VII cùng giám mục Maurice de Sully và hoàn tất năm 1345.

Nhà thờ Đức Bà Paris còn nổi tiếng với các bức tượng quái thú bằng đá, được đồn là có nhiệm vụ bảo vệ nơi đây khỏi những linh hồn độc ác. Khi các bức tượng này được chế tác dùng làm máng dẫn nước, người ta gọi chúng là "gargoyle". Dù vậy, không ít người nhầm lẫn gargoyle là tên gọi chung chỉ tất cả những bức tượng sinh vật có hình thù kỳ dị của nhà thờ.Thực tế, bộ sưu tập quái thú ở Nhà thờ Đức Bà Paris gồm gargoyle và các bức tượng sinh vật kỳ lạ khác dùng cho mục đích trang trí mang tên "chimera".

Đóng vai trò vừa như sinh vật biểu tượng có nhiệm vụ bảo vệ nhà thờ vừa là máng xối nước, chúng mang vẻ ngoài khác biệt, gồm phần thân rỗng dẫn nước, cổ dài và một chiếc đầu giống đầu động vật. Thông thường, chúng cũng có cánh, tai nhọn và chân mọc móng vuốt gắn liền với thân. Tuy nhiên, nếu dùng đúng với chức năng thoát nước, các gargoyle có tuổi thọ không quá cao.

Trái với gargoyle, chimera lại là những bức tượng trường tồn với Nhà thờ Đức Bà và chúng có những đặc điểm riêng để phân biệt với nhau. Chúng xếp hàng trên Galerie des Chimères, một hành lang nối hai tháp chuông bắc và nam. Từ đây, chúng ngắm nhìn thành phố, đồng thời tô điểm cho vẻ đẹp có một không hai của Nhà thờ Đức Bà.

Bức tượng người mất đầu ở nhà thờ Đức Bà Paris có nguồn gốc từ câu chuyện thánh Denis bị quân La Mã bắt giảng đạo rồi chém đầu năm 250 trên đỉnh đồi Montmartre. Truyền thuyết kể rằng cơ thể không đầu của thánh Denis đã đứng dậy nhặt đầu mình và vừa đi bộ vừa giảng đạo. Du khách tiến về phía cánh cửa trái ở cổng mặt Tây của nhà thờ sẽ thấy bức tượng kỳ lạ này.

Có truyền thuyết kể lại rằng nhiều thông điệp bí ẩn được giấu bên trong những mặt tường của nhà thờ sẽ dẫn bạn tới hòn đá của nhà giả kim (Philosopher’s Stone), một vật bí ẩn có thể biến kim loại thành vàng và cho con người sự trường tồn. Có thể thấy những hình khắc huy chương tròn này ở cả hai bên cửa chính của nhà thờ.

Không giống kim tự tháp Ai Cập hay các đền của La Mã là sử dụng nô lệ, nhân công xây dựng nhà thờ Đức Bà Paris hầu hết là các nghệ nhân được trả lương. Tuy nhiên, để nhân công nhận tiền từ nguồn tài chính dồi dào của nhà thờ Công giáo cần có một hệ thống tin cậy. Vì thế mỗi thợ xây đá tự tạo một dấu riêng để ấn vào mỗi khối đá đã làm, nhằm đảm bảo nhận lương cuối ngày. Dấu vết của các nghệ nhân xây nhà thờ hiện vẫn còn sót lại ở quanh các cột đá dọc lối đi, nơi có các nhà nguyện. 

Một mô hình nhỏ bên trong nhà thờ đã làm sáng tỏ một phần về sự khéo léo của con người thời trung cổ. Mô hình tả được cảnh công trường xây dựng với những vật dụng và con người đang lao động tí hon. Du khách có thể tìm thấy mô hình ở sau bàn thờ chính giữa. 

Bên trong nhà thờ Đức Bà Paris hiện còn lưu giữ rất nhiều hiện vật lịch sử, nổi tiếng nhất là chiếc đàn ống từ thế kỷ 17, các bức tranh, bản thảo thiết kế và tranh khắc thể hiện những bí mật lâu đời của nhà thờ cũng như thành phố Paris.

Không chỉ có kiến trúc nổi bật, nhà thờ Đức Bà Paris là minh chứng cho nhiều thời khắc huy hoàng cũng như bi kịch lịch sử. Trong đó có sự kiện vua Henry VI của Anh lên ngôi trong chính nhà thờ này năm 1431. Nhà thờ từng lâm vào tình cảnh bị hư hại nặng nề nhưng nhờ Napoleon lên ngôi hoàng đế năm 1804 cứu vớt.  

Nếu Hoàng đế Napoléon Bonaparte có công vận động tái thiết nhà thờ thì đại văn hào pháp Victor Hugo (1802-1885) thành công trong việc hồi sinh tình yêu của công chúng với công trình mang đậm phong cách Gothic thời Trung Cổ này.Năm 1831, Victor Hugo cho ra đời tuyệt phẩm "Nhà thờ Đức Bà Paris". Tác phẩm là của Victor Hugo thể hiện một triết lý nhân văn cao cả: Qua những số phận khắc nghiệt của các nhân vật, đại văn hào muốn thể hiện nét đẹp trường tồn của nhà thờ cổ, vượt lên cả sự tàn phá của thời gian và những biến cố thời cuộc.

Không lâu sau đó, năm 1843, kiến ​​trúc sư Eugène-Emmanuel Viollet-le-Duc (1814-1879) đã khởi động một dự án cải tạo lớn để cứu nhà thờ. Về sau, Pháp còn tiến hành dỡ bỏ những tòa nhà xung quanh nhà thờ để công trình linh thiêng này rộng mở trước người dân.

Sau thời gian tu sửa, nhà thờ Đức Bà Paris lấy lại vẻ đẹp nguyên vẹn vào thời điểm chiến tranh thế giới thứ 2. Có lời đồn rằng quân đội Đức từng phá hoại những lớp kính màu mới làm lại. Vì vậy kính được lắp lại lần nữa sau khi cuộc chiến kết thúc. Việc thay kính phải được làm từng bước vì trong đó có chiếc cửa sổ kính lớn nhất thế giới làm từ thế kỷ 13.  

Nói tới lịch sử của nhà thờ Đức Bà Paris không thể không nhắc tới câu chuyện nổi tiếng về Joan of Arc, người từng có mặt trong nhiều tài liệu lịch sử của Pháp. Bà là một người dũng cảm và có tầm nhìn bao quát, tuy nghèo khó nhưng giàu có về tinh thần và tính cách. Nhờ có bà mà Pháp đánh bại được quân đội Anh với những chiến lược quân sự khôn ngoan và trở thành nữ anh hùng của nước Pháp. Tuy nhiên, bà bị Burundian bắt và giết do bị buộc tội dị giáo. 7/7/1456, Joan of Arc được tuyên bố vô tội và là người tử vì đạo. Năm 1909, bà được Giáo hoàng Pius X phong chân phước tại nhà thờ Đức Bà Paris. 

Thánh Jeanne d'Arc nữ anh hùng của cuộc chiến trăm năm Anh-Pháp

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn