Hoàng Văn Long

Những biểu hiện sẽ giúp bạn trông đáng tin cậy hơn

Đăng 8 năm trước

Chúng ta có thể làm thay đổi đặc điểm khuôn mặt để làm cho chúng ta trông đáng tin cậy hơn, nhưng việc thay đổi đặc điểm đó không giúp chúng ta trông có năng lực hơn.

“Bạn có thể gây ảnh hưởng trong một chừng mực nào đó đến những người khác về sự tin cậy của bạn thông qua việc xem bức ảnh khuôn mặt bạn”, Jonathan Freeman nói, “nhưng nhận thức của họ về khả năng của bạn gần như không thay đổi.” (iStock)

Mô tả hình ảnh

Chúng ta có thể làm thay đổi đặc điểm khuôn mặt để làm cho chúng ta trông đáng tin cậy hơn, nhưng việc thay đổi đặc điểm đó không giúp chúng ta trông có năng lực hơn.

Một nghiên cứu mới đã chỉ ra cả hai vấn đề:  các giới hạn và tiềm năng chúng ta có trong việc thể hiện trực quan bản thân – trong  các tình huống như hẹn hò, xây dựng các trang web nghề nghiệp, gửi bài lên các phương tiện truyền thông xã hội.

“Phát hiện của chúng tôi cho thấy những dấu hiệu truyền tải sự tin cậy trên nét mặt thường có tính mềm mại, trong khi các dấu hiệu trên khuôn mặt trông có năng lực và khả năng thì ít mềm dẻo hơn một cách đáng kể,” Jonathan Freeman, trợ lý giáo sư tâm lý học tại Đại học New York nói.

“Kết quả cho thấy bạn có thể ảnh hưởng đến mức độ sự tin cậy mà những người khác cảm nhận được từ bạn trong một bức ảnh chân dung, nhưng những nhận thức về năng lực hoặc khả năng của bạn thì ít thay đổi.”

Cơ bắp và xương

Thực tế là những khác biệt trong nhận thức về sự tin cậy dựa trên hệ  thống cơ chức năng của khuôn mặt có thể bị thay đổi một chút. Khi một khuôn mặt trung tính có biểu hiện sự vui mừng thì có thể được xem là đáng tin cậy và cũng như thế, một khuôn mặt trung tính thể hiện một biểu hiện giận dữ thì lại trông không đáng tin cậy – ngay cả khi các khuôn mặt không thể hiện sự vui mừng hay tức giận một cách rõ ràng.

Nhưng những cảm nhận về năng lực do cấu trúc xương của khuôn mặt là không thể thay đổi.

Đối với nghiên cứu, được công bố trên Bản tin “Nhân cách và Tâm lý xã hội”, các nhà nghiên cứu đã tiến hành bốn thí nghiệm trong đó các đối tượng nam và nữ xem được xét trên cả hai phương diện: ảnh chụp và hình ảnh do máy tính tạo ra từ người trưởng thành.

Thí nghiệm đầu tiên, các đối tượng được xem 5 bức ảnh riêng biệt của 10 người đàn ông trưởng thành thuộc các dân tộc khác nhau. Ở đây, nhận thức của các đối tượng về độ tin cậy của những người trong ảnh khác nhau đáng kể. Những khuôn mặt hạnh phúc được xem như đáng tin cậy hơn và những khuôn mặt giận dữ trông lại không đáng tin cậy. Tất nhiên, khả năng hoặc năng lực nhận thức của các đối tượng là ổn định – các đánh giá là như nhau bất kể tấm ảnh của cá nhân nào được xem xét đến.

Các biểu hiện vui mừng và giận dữ

Thí nghiệm thứ hai đã là bản sao của thí nghiệm đầu tiên, nhưng ở đây, các đối tượng đánh giá 40 gương mặt do máy tính tạo ra, thể hiện dần từ “hơi hạnh phúc” đến “hơi giận dữ” và kết quả là trong 20 mẫu trung tính khác nhau của khuôn mặt từng cá nhân hơi tương đồng với một biểu hiện vui mừng hay tức giận.

Giống như thử nghiệm đầu tiên, nhận thức của các đối tượng về sự tin cậy song song với cảm xúc của các khuôn mặt – khuôn mặt thể hiện hạnh phúc hơn một chút, nhiều khả năng được cho là đáng tin cậy và ngược lại với các khuôn mặt thể hiện sự tức giận hơn một chút. Tuy nhiên, một lần nữa, khả năng nhận thức vẫn không thay đổi.

Trong thí nghiệm thứ ba, các nhà nghiên cứu thực hiện một kịch bản thực tế. Tại đây, các đối tượng được cho xem một phần của các khuôn mặt do máy tính tạo ra và được hỏi một trong hai câu: khuôn mặt nào họ sẽ chọn làm nhà tư vấn tài chính cho mình (đáng tin cậy) và khuôn mặt nào họ nghĩ sẽ giành chiến thắng một cuộc thi cử tạ (khả năng).

Trong trường hợp này, các đối tượng thường thích chọn các khuôn mặt có biểu hiện tích cực hoặc vui vẻ hơn làm cố vấn tài chính cho mình. Ngược lại, sự giống nhau về cảm xúc không đem lại sự khác biệt trong việc lựa chọn các lực sĩ cử tạ thành công; thay vào đó, có nhiều khả năng họ lựa chọn những khuôn mặt có một hình dáng đặc thù : những người có cấu trúc khuôn mặt tương đối rộng hơn, loại khuôn mặt mà các nghiên cứu trước đó cho thấy có sự liên kết giữa khả năng về thể chất với lượng testosterone.

Trong thí nghiệm thứ tư, các nhà nghiên cứu đã sử dụng một kỹ thuật “tương quan ngược” để tìm ra làm thế nào các đối tượng  lựa chọn một cách trực quan một khuôn mặt đáng tin cậy hoặc có năng lực; và làm thế nào họ lựa chọn khuôn mặt của một cố vấn tài chính đáng tin cậy hoặc khuôn mặt có khả năng trở thành nhà vô địch cử tạ. Kỹ thuật này cho phép các nhà nghiên cứu xác định tất cả các dấu hiệu có khả năng trên khuôn mặt để nhận ra những dấu hiệu nhất định này mà không có trước bất cứ tín hiệu đặc biệt nào.

Ở đây, sự tương đồng với các biểu hiện hạnh phúc và tức giận truyền tải sự tin cậy thường thấy hơn trên vẻ mặt của một cố vấn tài chính tưởng tượng trong khi cấu trúc khuôn mặt rộng hơn truyền đạt khả năng thường thấy hơn trên bề mặt của một nhà vô địch cử tạ tưởng tượng.

Những kết quả này khẳng định những phát hiện của ba thí nghiệm trước đó, tiếp tục củng cố kết luận của các nhà nghiên cứu rằng những nhận thức về sự đáng tin cậy thì mềm dẻo hơn trong khi nhận thức về khả năng hoặc năng lực thường là không thay đổi.

Eric Hehman, một nghiên cứu viên sau tiến sĩ  tại NYU, và Jessica Flake, một ứng cử viên tiến sĩ tại Đại học Connecticut, là đồng tác giả của 

Theo theepochtimes

Chủ đề chính: #khuôn_mặt

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn