Tunluny Tớ là một cô gái: - Kì cà kì cục. - Thích du lịch khám phá. - Lạc quan. Hãy theo dõi bài viết của tớ để thấy cuộc sống thật thú vị nhé! " To live a creative life, we must lose our fear of being wrong."

Những bức tranh ám ảnh người xem nay có 'diện mạo' mới

Đăng 6 năm trước

Bạn có còn nhớ bức tranh một em bé trần truồng, khuôn mặt khóc thét đầy lo sợ trong chiến tranh Việt nam không? Bức tranh đã được khắc họa lại mang sự vui tươi, đúng tuổi thơ mà một trẻ em đáng có, đồng thời đánh thức nhận thức của người lớn chúng ta.

Sau khi tạo ra một loạt các minh họa nổi tiếng như "Holy Selfie", "World Leader", "Global Police" và "Just Leaders", họa sĩ Gunduz Aghayev đã trở lại với một tác phẩm mới mang tên "Imagine". 

Lần này, là minh họạ về trẻ em. Họa sĩ lên án những người đã và đang phá hoại thế giới tươi đẹp của các em. Trẻ em vô tội và chúng ta phải dành tất cả cho tương lai cho chúng. Chúng ta phải cố gắng không lặp lại những tội lỗi trước của chúng ta đã làm. Hãy làm cho thế giới hoàn hảo như trong mắt trẻ em vậy. 

Chiến tranh Việt Nam

Nick Út, tên thật Huỳnh Công Út, (sinh ngày 29 tháng 3 năm 1951) là người Mỹ gốc Việt. Ông là phóng viên ảnh cho hãng tin Associated Press, người chụp bức ảnh em bé Phan Thị Kim Phúc (thường được biết như "Vietnam Napalm Girl" - cô gái Việt Nam bị napalm) và những đứa trẻ khác bị bỏng do bom napalm của Mỹ tại Trảng Bàng - Tây Ninh, bức ảnh đã mang lại cho ông giải Pulitzer và ông trở nên nổi tiếng. Bức ảnh được xếp thứ 41 trong 100 bức ảnh có tầm ảnh hưởng nhất thế kỷ 20 do Đại học Columbia bình chọn

Bức ảnh đoạt giải Pulitzer của Kevin Carter (1993)

Tác phẩm này dựa trên bức ảnh huyền thoại của Kevin Carter, nhiếp ảnh gia đạt giải Pulitzer năm 1994. Khán giả sẽ được vào một phòng đen nơi màn hình sẽ trình chiếu trong im lặng một văn bản kể lại cuộc đời của nhiếp ảnh gia Nam Phi này.Dưới ánh đèn flash nhấp nháy, hình ảnh một bé trai gầy nhom, gục xuống đất vì đói, bên cạnh một con kền kền ăn xác được tái hiện. Đây chính là bức ảnh đem đến cho Carter giải Pulitzer vào năm 1994 và... một vụ tử tự.

Chiến tranh Việt Nam

Cái chết của Aylan Kurdi (Syria)

Ngày thứ 4 (02/09) vừa qua , một bức ảnh chụp cậu bé 3 tuổi chết trên bờ biển gần khu nghỉ dưỡng Bodrum, Thổ Nhĩ Kỳ đã làm cả thế giới bàng hoàng, tấm ảnh đã lan truyền cực mạnh, trở thành hình ảnh đại diện cho những hành trình tị nạn đầy khắc nghiệt.

Một cậu bé Nhật Bản đang địu đứa em trai đã chết chuẩn bị hỏa táng, 1945

Trả lời phỏng vấn về bức ảnh, O'Donnell- tác giả bức ảnh nói: “Tôi thấy một cậu bé khoảng 10 tuổi, đi chân đất. Nó cõng em trên lưng. Trong những ngày này ở Nhật Bản, người ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh trẻ em được anh chị trông nom nhưng đứa bé này không phải một trong số chúng. Tôi thấy nó đến khu vực hỏa táng nạn nhân vụ nổ bom nguyên tử vì lý do gì đó rất nghiêm trọng. Khuôn mặt bé nghiêm nghị trong khi đứa em nghiêng đầu như đang ngủ say. Cậu bé đứng đó chừng 5 hoặc 10 phút.Những người đàn ông đeo mặt nạ trắng bước về phía đứa trẻ, lặng lẽ cởi sợi dây buộc đứa bé ở phía sau. Đó là lúc tôi nhận ra bé đã chết. Nhóm đàn ông đưa đứa nhỏ tới nơi hỏa táng. Đứa anh vẫn đứng tại chỗ, mắt không rời ngọn lửa. Cậu bé cắn chặt môi dưới đến rướm máu. Nó đứng đó tới khi ngọn lửa tắt dần và mặt trời bắt đầu lặn. Đứa trẻ quay lưng và lặng lẽ bước đi". 

Con trai của nhà báo đã chết Elmer Huseynov

Cậu con trai của nhà báo Azerbaijan Elmar Huseynov sẽ được bố ôm chặt vào lòng, chứ không còn phải hôn ảnh bố qua những bức ảnh còn lại. Nhà báo Elmar Huseynov bị sát hại năm 2005 bởi những kẻ lạ mặt.

Cô dâu trẻ Tehani (váy màu hồng) và Ghada ở Afghanistan

Họa sĩ Gunduz không muốn thấy cảnh những bé gái ở Afghanistan phải tiếp tục chịu cảnh tảo hôn.

Trở thành vô gia cư trong trận bom Đức , một cậu bé London chỉ ra phòng ngủ của mình cho bạn bè vào năm 1940

Bác sĩ Janusz Korczak với trẻ em

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn